Nước Việt ta, dân đang ngồi...đỉnh tháp

06:24 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Tư, 2016

Một bộ phận không nhỏ người Việt hình như không thích thế giới phẳng, họ có vẻ thích “Thế giới Ngược” hơn.

Nhiều học giả cho rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là mạng Internet đã khiến cho thế giới dần trở nên “phẳng”, chữ “phẳng” ở đây hiểu theo nghĩa chính trị, văn hóa,.. chứ không phải về địa chất, địa hình. Khi cuốn sách “Thế giới phẳng” (The world is flat) của Thomas L. Freedmantac ra đời cũng có thể xem là thời điểm mà loài người cảm nhận cái “phẳng” của thế giới một cách rõ nét nhất.

Một bộ phận không nhỏ người Việt hình như không thích thế giới phẳng, họ có vẻ thích “Thế giới Ngược” hơn.

Ngày xưa có câu: “đầu đường, xó chợ” để chỉ những người cùng khó, ngày nay thì ngược lại, muốn có được một chỗ ở “đầu đường, xó chợ” chắc chắn phải tiêu tốn nhiều tỷ đồng. Ngày xưa người nhà quê bị gọi là dân “cua đồng” vì cuộc sống quanh năm chỉ là canh cua đồng với cà muối. Ngày nay, sau những chầu rượu ngoại và sơn hào hải vị, người ta lại cần bát canh cua và mấy quả cà. Ngày xưa, người ta hay nói “xướng ca vô loài”, ngày nay đó là mơ ước của nhiều người trẻ muốn đổi đời trong chớp mắt.


Có thể đưa ra vô khối dẫn chứng về “sở thích ngược” của người Việt thời nay, khối lượng các sự “ngược” ấy nhiều đến mức đã đủ yếu tố cấu thành nên một thế giới mà người viết muốn đặt cho một cái tên là “Thế giới Ngược”. Cái sự “ngược” ấy không không xuất hiện ầm ĩ sau lũy tre làng mà chủ yếu ở nơi đô hội, ở những nơi cao, thậm chí là rất cao.

Chẳng hạn gần đây, khi khoản 34 nghìn tỷ ngành Giáo dục dự kiến trình Quốc hội bị cộng đồng săm soi thì bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích: “Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD&ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên UBTVQH không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí”. [1]

Quả đúng như Bộ trưởng Luận trình bày, nếu trong thế giới phẳng chúng ta đọc được trên văn bản (số 83/TTr-CP ngày 7/4/2014) con số 34 nghìn tỷ thì trong thế giới ngược con số 34 chỉ là mấy ký tự loằng ngoằng, không phải là con số nên Bộ GD&ĐT không đề cập con số nào về kinh phí là hoàn toàn đúng.

Trong thế giới phẳng, phải có lệnh của Bộ trưởng thì Thứ trưởng mới dám công khai trình bày quan điểm của Bộ trước Quốc hội và truyền thông. Thế nhưng trong khi Bộ trưởng bảo “Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD&ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện…” thì báo chí cho thấy thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nêu con số 34.275 tỷ đồng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều ngày 14/4.

Chuyện Thứ trưởng “to” hơn Bộ trưởng chỉ có thể tồn tại trong “Thế giới ngược”, ở đó Thứ trưởng cứ việc làm theo ý mình không cần quan tâm tới Bộ trưởng đồng ý hay không, còn Bộ trưởng thì phải cải chính, thậm chí phải nhận rằng đó là sơ xuất đáng tiếc.

Cao hơn chút nữa, Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch cứ việc đăng cai tổ chức Á vận hội và Thủ tướng phải quyết định sửa sai bằng cách xin rút. Cũng may người dân chưa phải góp tiền nộp phạt thay Bộ trưởng vì Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đã chấp thuận lời đề nghị rút đăng cai Asiad 2019 từ phía Việt Nam, và cũng không đưa ra mức phạt khi Việt Nam xin rút không tổ chức sự kiện này.

Tuy nhiên ngân quỹ không phải là không tốn tiền khi phải cử một phái đoàn hùng hậu gồm lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, đại diện Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Tổng cục Thể dục thể thao và Ủy ban Olympic Việt Nam sang tận Kuwait để “gãi đầu, gãi tai” với người ta. Nói là không tốn ngân quỹ cho nó thuận tai tất cả người nghe chứ thực ra cũng là tiền thuế mà dân đóng góp cả, chẳng có cái gì tự nhiên chui vào ngân quỹ.

Trong thế giới phẳng, con người là yếu tố quyết định mọi thành bại của “trận đánh lớn” còn trong “thế giới ngược” tiền mới là yếu tố quyết định, chẳng thế mà chỉ mới khúc dạo đầu của “đổi mới toàn diện” đã là 34 nghìn tỷ, nếu thuận buồm xuôi gió, nếu không làm cho người dân ngã bổ chửng thì biết đâu lại còn tiếp ba bảy hai mươi mốt cái 34 nghìn tỷ nữa!

Mạnh Tử vừa là tên một triết gia thời cổ đại Trung Hoa vừa là tên quyển sách thứ tư trong Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử). Quan điểm trị quốc của Mạnh Tử là: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” hiểu nôm na thì Dân là quan trọng nhất, đất nước đứng thứ nhì, vua quan là thứ yếu. Không có Dân thì không tồn tại đất nước mà cũng chắng có vua quan, điều này không phải chỉ người phương Đông mà cả phương Tây đều đã công nhận.

Tuy nhiên, trong “thế giới ngược” quan điểm của Mạnh Tử phải đổi là “Quân vi quý, xã tắc thứ chi, dân vi khinh”. Theo đó quan chức phải ở vị trí hàng đầu, đất nước chỉ là phụ và dân đen không cần đếm xỉa. Cứ xem mấy vụ án chết người xét xử vừa qua là đủ thấy vị thế của quan chức và người dân khác nhau như thế nào. Cứ xem thành phố Hà Nội phải đền tiền vì chậm tiến độ cầu Nhật Tân, đường sắt trên cao… và vụ đường Trường Chinh “cong mềm mại” là thấy vị thế của đất nước và người dân so với quan chức bên nào trọng, bên nào khinh. Cứ xem quan chức đem tiền thuế của dân đi buôn đồng nát từ xứ người về để “hiện đại hóa” đất nước thì đủ biết xã tắc đối với họ chẳng bằng “cái đinh gỉ”. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trong “thế giới Ngược” xã tắc chỉ là hàng thứ hai sau quan chức.

Các cấu trúc muốn bền vững thì chân đế phải rộng, kim tự tháp Ai Cập là một minh chứng sống động cho luận thuyêt này. Về mặt xã hội thì “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là phép trị quốc. Dân bao giờ cũng nhiều hơn quan, dân phải là gốc, là cái chân đế, quan chỉ là cái ngọn đó chính là cái thế bền vững muôn đời. Nếu lấy thiểu số quan chức làm gốc, còn đa số dân làm ngọn thì cũng như kim tự tháp lộn ngược, tuy có thể giữ được cân bằng nhưng theo nguyên lý Cơ học đó chỉ là trạng thái cân bằng phiếm định, một cơn gió thoảng qua cũng có thể làm tòa tháp bị lật.

Người dân luôn nhìn nhận công bằng mọi sự kiện, chính vì thế với chiếc quạt mo họ chỉ đổi lấy nắm xôi chứ không phải là ba bò, chín trâu. Chỉ trong “Thế giới Ngược” những người “chưa đủ tuổi” mới tự cho rằng mình xứng đáng là “phụ mẫu” của dân. Trong thế giới ấy nếu dân không bê nhà chạy đi khi thủy điện xả lũ thì đó là lỗi của dân, Bộ Tài nguyên – Môi trường hoàn toàn không có lỗi.

Người Việt có câu: “yêu trẻ, trẻ đến nhà; yêu già, già để phúc” để khuyên con cháu cách xử thế với mọi người. Người làm quan nếu không biết yêu dân thì đương nhiên dân sẽ “không đến nhà”, đương nhiên dân sẽ “không để phúc” cho mà hưởng, cái họa ấy trong “Thế giới Ngược” không thấy nhưng nên nhớ đa số người Việt ngày nay vẫn đang sống trong thế giới phẳng.

[1]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-truong-giao-duc-so-suat-ve-con-so-34-nghin-ty-post143329.gd

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Văn hóa và đô thị hóa

    27/03/2016GS. Tương LaiPhải huy động ở mức cao nhất sức mạnh văn hóa, xác định rõ văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước. Bằng sức mạnh văn hóa ấy mà đến với thế giới, mà hội nhập quốc tế...
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Hố đen Văn hóa

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhLà những ‘khoảng tối’ về Văn hóa tồn tại trong Cộng đồng xã hội, lâu dần, và mở rộng, phát triển đến một quy mô lớn hơn, nó sẽ trở thành một ‘lực lượng’ giống như ‘Black Hole’ trong Vũ Trụ, có thể hút được vào nó cả ‘ánh sáng lương tri’ , làm lệch lạc xiên xẹo các quỹ đạo có định hướng phát triển, nuốt chửng những nỗ lực đang theo những quy luật bình thường, làm vỡ vụn những chương trình hữu ích đang triển khai khác….
  • Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam

    23/12/2010Mai Thị QuýVới bề dày lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một hệ thống các giá trị truyền thông, trong đó có đức tính cần cù và tiết kiệm. Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đó theo những chiều hướng khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực...
  • Để hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam trở thành một hệ thống giá trị xã hội

    25/01/2008TS. Nguyễn An NinhTác giả đã phân tích một cách khái quát hệ giá trị của giai cấp công nhân biểu hiện trên một số khía cạnh cơ bản: lao động, công bằng, bình đẳng, sự phát triển tự do và toàn diện, phân tích những tiền đề, điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ giá trị của giai cấp công nhân. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình xác lập và phát triển hệ giá trị giai cấp công nhân ở Việt Nam, tác giả đã luận chứng những yêu cầu về mặt nhận thức và mặt hành động nhằm khẳng đinh và phát huy hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam đưa hệ giá trị đó trở thành một hệ giá trị xã hội.
  • Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới

    27/06/2007Nguyễn Văn PhúcTrên bìnhđiện lý luận, cần phân tíchtoàn diện và đầyđủ những nhân tố tácđộng đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới, trongđó, kinh tế thị trường, tiếnbộ công nghệ, giaolưu văn hoá là những nhântố cơ bản nhất...
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • xem toàn bộ