Khi nỗi đau con người là cơ hội kinh doanh béo bở

01:17 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Chín, 2017

Nếu không nhờ có sự xuất hiện đúng lúc của những doanh nhân họ "hứa" thì hiện tượng mua bán được ngụy trang dưới lớp vỏ bọc chương trình từ thiện này, sẽ rất khó bị phát hiện. Bởi ngay cả những người đa nghi nhất cũng không thể ngờ rằng tấm lòng "nhân đạo" lại bị giễu cợt đến vậy?

Câu chuyện ly kỳ về đấu giá các vật phẩm để đóng góp cho quỹ từ thiện trong chương trình "Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung" diễn ra tại TP.HCM đêm 11/11/2010 xem ra chưa có hồi kết. Khi bức màn bí ẩn đằng sau chương trình từ thiện này dần được vén lên cũng là lúc sự thất vọng ê chề về những tấm lòng được ngụy trang kỹ lưỡng dưới vỏ bọc "nhân đạo" có dịp được phơi bày.

Từ bất ngờ này đến bất ngờ khác

Diễn biến của câu chuyện đấu giá từ thiện này đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, vượt ra khỏi sự tưởng tượng của mọi người, sẵn sàng thách thức cả những bộ óc sáng tạo nhất như các nhà văn chuyên viết truyện... viễn tưởng.

Niềm hân hoan do kết quả đấu giá - 74 tỉ đồng - còn chưa kịp tắt, thì dư luận đã bất bình trước những thông tin cuộc đấu giá trên của các doanh nhân chỉ là lời hứa "ảo". Lần lượt các "nhà đấu giá" các vật phẩm trong đêm từ thiện này lảng tránh trách nhiệm với nhiều lý do khác nhau.

Theo bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TPHCM cho biết, trong số hàng chục doanh nghiệp "hứa" đóng góp cho đêm hội từ thiện này đến ngày 25/11/2010 mới chỉ có duy nhất một doanh nghiệp đóng góp 100 triệu đồng! Có người cho rằng sự kiện này là một "cú lừa thế kỷ", một nhận xét không đến nỗi quá lời.

Một thông tin thật đáng buồn là sự kiện trên chỉ là giọt nước tràn ly khi mà một cán bộ ở Hội Chữ thập đỏ TP.HCM khẳng định rằng 100% các đợt quyên góp đều xảy ra tình trạng hứa "ảo". Tức là hiện tượng hứa "ảo" này đã tồn tại từ lâu mà không có cách nào xử lý.

Tuy nhiên bất ngờ nhất vẫn là những thông tin về xoay quanh giá trị thực tế bộ sản phẩm Tứ linh.

Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng bởi những thông tin phản cảm nêu trên thì trên báo Công an TP.HCM ngày 03/12/2010 cho đăng tải thông tin khiến dư luận thật sự sốc. Theo bài báo này thì giá gốc thực sự của bộ Tứ linh này chưa đến ... 20 triệu đồng. Trong khi trước đó, giá ban đầu của sản phẩm này được công bố là 1 triệu USD, rồi được nâng lên thành 2 triệu USD trong phiên đấu giá.

Ngoài ra bài báo trên cũng chỉ ra rằng phiên đấu giá bộ Tứ linh trong đêm 11/11/2010 đã được dàn xếp kịch bản nhằm moi tiền những nhà làm từ thiện chân chính. Thật trớ trêu là nhân vật chính được giao vai diễn là Phạm Văn Đạt - Giám đốc Công ty gốm sứ Bảo Long Bát Tràng, khi đưa ra con số "khủng" là 47,9 tỷ đồng lại là người trúng giá khi không có ai đưa ra con số cao hơn! Và tất nhiên là ông Phạm Văn Đạt không có cách nào khác đành phải chọn phương án "đánh bài chuồn" để chối bỏ trách nhiệm.

Giá gốc thực sự của bộ Tứ linh này chưa đến ... 20 triệu đồng


Kinh doanh từ thiện: Bán trời không mời Thiên lôi

Thông qua sự kiện này, những mảng tối của sự mua bán được gắn cho cáimác rất đẹp đẽ- "từ thiện"- có cơ hội được phơi bày ra ánh sáng.

Cú lừa này không chỉ đơn giản là những lời hứa "ảo" mà còn là sự đánhlừa dư luận. Cũng qua đây nhiều người dân lương thiện mới có cơ hộihiểu rằng các chương trình từ thiện không phải hoàn toàn là công tácthiện nguyện, là cái tâm trong hướng thiện chân chính, mà là được trảgiá sòng phẳng, là một cuộc mua bán như bao nhiêu cuộc mua bán bìnhthường khác không hơn không kém.


Thông qua sự kiện này, những mảng tối của sự mua bán được gắn cho cái mác rất đẹp đẽ- "từ thiện"- có cơ hội được phơi bày ra ánh sáng.

Cú lừa này không chỉ đơn giản là những lời hứa "ảo" mà còn là sự đánh lừa dư luận. Cũng qua đây nhiều người dân lương thiện mới có cơ hội hiểu rằng các chương trình từ thiện không phải hoàn toàn là công tác thiện nguyện, là cái tâm trong hướng thiện chân chính, mà là được trả giá sòng phẳng, là một cuộc mua bán như bao nhiêu cuộc mua bán bình thường khác không hơn không kém.

Theo ông Võ Ngọc Hà, chủ nhân bộ Tứ linh thì giá gốc của sản phẩm này giá chỉ 1 triệu USD. Tuy nhiên sau khi bộ sản phẩm này được Cty CP Truyền thông Asean C&C quản lý và mang ra đấu giá thì giá của nó đã được nêu ra với giá là 2 triệu USD. Tức là nếu việc đấu giá trót lọt, Cty CP Truyền thông Asean C&C sẽ kiếm được ngay tức khắc 1 triệu USD (!).

Điều đáng nói ở đây là Cty CP Truyền thông Asean C&C sẽ "hớt tay trên" số tiền đáng lý ra được chi cho người nghèo, người bị thiên tai lũ lụt ở miền trung. Khi được báo chí phát hiện thì ty CP Truyền thông Asean C&C cho rằng sẽ trích 50% ủng hộ miền Trung và chi phí cho cả Ban Tổ chức.

Về kinh phí tổ chức chương trình. Theo một số thông tin thì chi phí toàn bộ cho công tác tổ chức chương trình là hơn 4 tỷ đồng, cụ thể khoảng 4,1 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị tổ chức, Cty Cổ phần Đá quý Gia Gia đã thu về hơn 1 tỷ đồng (tiền bán vé, quảng cáo,...).

Tuy nhiên nếu đúng như lời khẳng định từ phía CP Truyền thông Asean C&C thì sẽ trích 50% phần chênh lệch "giá gốc" bộ Tứ linh cho ủng hộ miền Trung và công tác tổ chức. Số tiền 50% chênh lệch này tương đương 10 tỷ đồng, nếu chia 50% một lần nữa thì ban tổ chức cũng kiếm được 5 tỷ đồng. Số tiền này kết hợp với số tiền thu được hơn 1 tỷ đồng nêu trên nữa thì tổng số tiền ban tổ chức thu được sẽ là hơn 6 tỷ đồng. Trong khi mới xem xét có một trường hợp bộ Tứ linh, chưa ai dám chắc rằng các sản phẩm khác không có chuyện nâng "giá gốc" để kiếm lời.

Xem ra công tác tổ chức từ thiện vẫn còn "lãi to". Thế mà ông Đinh Gia Diên, Tổng giám đốc Cty Gia Gia, lại khẳng định: "Khi tổ chức chương trình, mục đích của chúng tôi là làm sao thu được nhiều tiền ủng hộ chứ không có ý định kiếm lời".

Đáng chú ý nhất là giá trị thực của bộ Tứ linh chưa tới 20 triệu đồng, thì chủ nhân của nó là ông Võ Ngọc Hà đưa ra giá ban đầu là 1 triệu USD (tương đương 20 tỷ đồng), gấp 1000 lần. Một tỉ lệ lợi nhuận mà ngay cả nằm mơ những doanh nhân hàng đầu thế giới cũng không thể tưởng tượng nổi.

Trước khi buổi đấu giá này diễn ra, chủ nhân bộ Tứ linh hội tụ này thổ lộ rằng, việc tìm đủ bốn linh vật được cho là "duyên trời" nên ông quan niệm: "Tài sản trời đất không được giữ cho riêng mình mà phải để giúp đỡ những đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn". Đúng là những lời có cánh. Ngay cả "trời đất" cũng bị người ta lừa dối huống hồ chi những người mình trần mắt thịt.

Có người ví von rằng, việc mua bán này không khác nào "bán Trời không mời Thiên lôi".

Đến đây có thể nói rằng, nếu không nhờ có sự xuất hiện đúng lúc của những doanh nhân họ "hứa" thì hiện tượng mua bán được ngụy trang dưới lớp vỏ bọc chương trình từ thiện này sẽ rất khó bị phát hiện. Bởi ngay cả những người đa nghi nhất cũng không thể ngờ rằng tấm lòng "nhân đạo" lại bị giễu cợt đến vậy?

Tại sao nỗi đau của con người cũng dễ dàng thành cơ hội trục lợi bất nhân đến vậy? Ai sẽ được lợi ngoài những con người cụ thể trên đây? Hàng loạt những câu hỏi đang cần được trả lời chính xác.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nỗi đau của thời nay

    19/06/2016Vương Trí NhànNghề nghiệp buộc tôi luôn luôn phải trở lại với văn chương quá khứ. Qua các trang sách đã đọc, tôi hiểu con người thời nào cũng có những nỗi đau khổ lớn lao. Song, nếu được so sánh, tôi vẫn cảm thấy so với họ, con người thời nay đau đớn gấp bội.
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Cái chốt nằm ở nơi đâu?

    14/08/2009Lý LanCái ý niệm “nghèo và học giỏi” lẽ ra là chuyện phổ biến và là truyền thống của người Việt ta thì giờ đây được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông như một câu chuyện cổ tích, lạ lẫm giữa đời thường.
  • Nỗi đau của chúng ta

    28/09/2007Lê CaoNhững gì chúng ta đang phải cùng nhau chứng kiến thảm họa sập cầu Cần Thơ là một nỗi đau không đáng có... Một nỗi đau mà có lẽ sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới có thể nguôi ngoai.
  • Lời nói đâu mất tiền mua

    01/01/1900Minh TânTrong thế giới hiện đại nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ, giao thông thuận tiện, sách vở dồi dào, nền văn hoá giao tiếp trở thành một vấn đề phổ biến. Văn hóa giao tiếp trong quá trình toàn cầu hóa là một vấn để mang tính hai mặt, nó có thể biến mọi điều thành có thể và ngược lại.