Nợ tiền phạt khổng lồ tại thư viện San Jose

(Theo Mercury News)
05:28 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Ba, 2016

Mức phí hiện nay là 50cent một ngày cho mỗi cuốn sách bị trả trễ, cao nhất là $20 Mỹ kim mỗi món. Số tiền phạt lớn nhất được áp dụng khi sách báo mượn nhưng không được trả lại – chi phí cuốn sách/báo đó cộng thêm $20 Mỹ kim “lệ phí thủ tục.” Thư viện cũng tính $3 Mỹ kim lệ phí cho những cuốn sách/báo giữ nhưng khách không đến lấy...

.


Sinh viên San Jose State Sheila Phạm đang sắp lại sách trong thư viện Dr. Martin Luther King Jr. vào hôm thứ ba này 3/3/2016 – Photo Courtesy: Karl Mondon/Bay Area News Group

Thư viện thành phố San Jose đang đối diện với số tiền phạt bị nợ khổng lồ, đáng kinh ngạc – $6,8 triệu Mỹ kim – xảy ra trên khắp 23 thư viện trong hệ thống.

Con số này gần gấp 5 lần số tiền phạt bị nợ ở thư viện thành phố Chicago vài năm trước, trong khi Chicago có dân số cao gấp ba lần San Jose. Và con số này cao nhất trong vùng Vịnh San Francisco, so với $3 triệu Mỹ kim tiền phạt không trả tại thư viện thành phố Oakland, và $4.6 triệu Mỹ kim ở San Francisco.

Có thời gian, Juan Diaz không thể bước chân vào thư viện địa phương. Người thợ một 24 tuổi nợ hàng trăm Mỹ kim phí trả sách quá hạn, và bị phạt cho 35 cuốn sách anh làm mất trong 4 năm qua, nhiều trong số này bị thú cưng Thena của anh cắn rách. “Chuyện này khiến tôi phải tránh xa thư viện,” Diaz nói. Anh đã trả hết số tiền phạt, và Diaz không phải là người duy nhất.

39% người sử dụng thẻ thư viện San Jose – khoảng 187.000 thành viên – bị phạt, và tình hình càng ngày càng tệ.

Các quan chức thành phố đang bàn luận khả năng giảm tiền phạt đang dẫn đầu trong hệ thống thư viện vùng Vịnh San Francisco. Một chương trình ân xá mà các quan chức hy vọng sẽ lôi kéo được thành viên cũ quay lại thư viện. Quan trọng hơn là kéo khách và sách lại thư viện để bồi bổ kiến thức hơn là phạt vì trả sách trễ, thậm chí việc này có thể dẫn đến thiếu hụt doanh thu.

Mức phí hiện nay là 50 cent một ngày cho mỗi cuốn sách bị trả trễ, cao nhất là $20 Mỹ kim mỗi món. Số tiền phạt lớn nhất được áp dụng khi sách báo mượn nhưng không được trả lại – chi phí cuốn sách/báo đó cộng thêm $20 Mỹ kim “lệ phí thủ tục.” Thư viện cũng tính $3 Mỹ kim lệ phí cho những cuốn sách/báo giữ nhưng khách không đến lấy. Một số lệ phí này giúp trang trải chi phí nhân viên, trong khi số khác đến từ nguồn quỹ chung.
.

Sách trong thư viện của một trường đại học tại Beethoven Center thuộc San José State University


So với San Jose, thư viện công cộng ở San Francisco và Oakland tính lệ phí và tiền phạt thấp hơn nhiều. Chẳng hạn, người dân ở San Francisco chỉ trả 10cent một ngày cho món đồ mượn trả trễ, cao nhất là $5 Mỹ kim, trong khi người cao tuổi được hưởng giảm giá, thanh thiếu niên dưới 17 tuổi được miễn trừ, và chỉ có $5 Mỹ kim lệ phí thủ tục áp dụng cho sách/báo bị mất so với $20 Mỹ kim ở San Jose.
Ở Oakland, người dân chỉ trả 25cent tiền phạt mỗi ngày nếu trả trễ, cao nhất là $6 Mỹ kim, và không có lệ phí thủ tục cho những đồ bị mất.

Nghị viên SanJose Pierluigi Oliverio đề nghị thành phố nên thực hiện chương trình miễn xá, bãi bỏ các món phạt để lôi kéo người dân quay lại thư viện.

San Jose, với gần nửa thành viên trẻ tuổi hay vị thành niên nợ tiền phạt, cũng khóa luôn thẻ thư viện nếu chủ nhân bị phạt $10 Mỹ kim hay nhiều hơn.

Chương trình miễn xá không phải là ý tưởng mới. Nhiều thành phố lớn đã thực hiện thành công, như Chicago, Seattle, Los Angeles và San Francisco, nhưng chưa bao giờ được tiến hành ở San Jose. Chương trình miễn xá kéo dài 3 tuần vào năm 2012 ở Chicago đã lấy lại được 101.301 đồ quá hạn, có giá trị gần $2 triệu Mỹ kim, và bãi bỏ $641.820 Mỹ kim tiền phạt trong số $1,4 triệu Mỹ kim nợ thư viện. Hơn 40.000 thành viên được cấp thẻ lại.

Tháng 8 năm ngoái, thư viện San Jose đã thực hiện chương trình “thẻ cho trẻ vị thành niên,” cho phép các em ghi danh không cần có phụ huynh, và mượn sách/báo hạn chế nhưng được truy cập toàn diện vào các nguồn trực tuyến. Có khoảng 400 em đã ghi danh vào chương trình này.
Nguồn:Cali Today
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • "Nhiều giáo sư ở Việt Nam chỉ có giá trị trong thư viện"

    30/12/2016Khánh NgọcTrước trào lưu học hàm học vị hiện nay, bác sĩ Lê Thị Kim Dung thẳng thắn nhìn nhận: Việt Nam có quá nhiều giáo sư nhưng công trình của họ đi vào thực tế quá ít ỏi mà chỉ có giá trị trong thư viện...
  • Khám phá những thư viện -nơi bạn không đến để đọc sách

    07/01/2015Phan HạnhĐịnh nghĩa về thư viện đang dần thay đổi khi các nhà quản lý loại bỏ sách và thay thế chúng bằng các cuốn sách điện tử, máy tính bảng và cả một bộ sưu tập tài nguyên được số hóa...
  • Mang “thư viện” sách ra phố đãi mọi người

    30/10/2014Khánh HồngMặc dù rất bận với công việc mưu sinh nhưng hàng tuần, chàng trai Nguyễn Văn Hoan (sinh 1990, sống tại Đà Nẵng) vẫn duy trì hai dự án của mình là: đọc sách đường phố miễn phí và dạy kỹ năng sống miễn phí...
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Ước mơ về một thư viện online khổng lồ

    05/02/2006GS. Ngô Quang HưngThành lập một nguồn tài nguyên phong phú cho nền học thuật nước nhà, từ cấp vỡ lòng đến chuyên sâu. Từ đó, làm cho Internet hữu ích hơn là một cỗ máy game và chat. Dưới đây là một ước mơ của GS Ngô Quang Hưng (khoa Khoa học máy tính, Đại học bang New York ở Buffalo - Mỹ)...
  • xem toàn bộ