Những quái chiêu học và chơi

02:45 CH @ Thứ Ba - 25 Tháng Mười, 2005

Một cuộc khảo sát nhỏ của chúng tôi với hơn 100 sinh viên học tại các trường trên địa bàn Hà Nội cho thấy, có đến hơn 40% sinh viên trong nhóm này thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi để nghe nhạc, xem phim, tụ tập bạn bè... Trong số đó, chỉ có 37% dành thời gian rảnh rỗi để đọc sách.

Thanh Hương (sinh viên năm 2, ĐH Công đoàn) thổ lộ: Ngoài thời gian lên lớp, nếu chưa đến mùa thi thì chẳng có thú vui gì ngoài xem chưởng bộ. Nghiền chưởng bộ đến độ giữa mùa thi, trong căn nhà nóng như chảo rang, ong ong tiếng ve sầu, cả buổi trưa Hương thư giãn bằng những độc chiêu của Hàng long thập bát chưởng, Tồi tâm chưởng, Độc cô cửu kiếm, Nhất dương chỉ... hàng xóm chỉ nghe tiếng tung chưởng vọngsang cũng đủ nhớn nhác toát mồ hôi hột. Bên cạnh nhà cô, mấy vị hàng xóm nhẹ nhàng hơn, với những Ok mình chia tay, Giữa tôi và người ấy em chọn ai, Về đi thôi em hỡi, Kiếp đỏ đen, Giờ thì em hứa để làm gì…

Như Nguyệt, sinh viên Luật năm thứ 4 chỉ vào chiếc vi tính đang mải mê với giai điệu chia tay giải thích: "Chả có gì để nghe, mấy con bạn em chuyên trị mấy món này nghe mãichối lắm, nhưng đúng là bây giờ các trò giải trí nghèo nàn quá, chẳng có gì hay ho. Thi thoảng, Nguyệt cũng các bạn ra quán chat, để gặp gỡ bạn cũ, để giết thời gian. Học thì đến mùa thi mới phải nghĩ, bây giờ cứ từ từ thôi. Các bộ phim giải trí chiếu ngoài rạp cũng không mấy đặc sắc. Rạp cho sinh viên giá vé rẻ một chút thì bù lại, thường chỉ chiếu phim đã quá đát. Thảm cảnh chung của thư viện các trường là sách cũ nát nhiều hơnsách mới, chỗ ngồi chật hẹp. Sinh viên ký túc xá đã quen với cảnh mùa thi phải ăn cơm sớm và chen chúc lênthư viện, họ lên thư viện cốt để kiếm chỗ yên tĩnh ngồi thiền ôn thi chứ không phải để lùng sục các cuốn sách chuyên môn quý hiếm. Thường ngày, thư viện chỉ còn phục vụ một số ít người hiểu đúng giá trị của nó.

Tại một khu trọ sinh viên khác mà tôi được chứng kiến cuộc ẩu đả bất thành giữa chủ và khách trong một bữa rượu cuối tuần trời mưa uống cho vui, vì không có việc gì làm. Một sinh viên ĐHKT đã gây gổ với ông bạn học cùng ngành trường ĐHM vì dám mượn rượu bảo cậu ta "tưởng óc có tí sỏi hoá ra toàn xỉ”. Sở thích "tiên tửu” của gia chủ được phô bày ngay ở đôi "câu đối" viết hoành tráng trên tấm cửa ra vào: “Rượu chè cờ bạc muôn đời thịnh. Học hành chăm chỉ vạn kiếp suy". Tất nhiên, hy vọng đó chỉ là câu nói đùa giàu... ấn tượng!

Không bị ép học kiểu nhồi vịt như hồi học phổ thông, được sổ lồng tháo cũi, ngoài thời gian lên giảng đường và thi học kỳ, họ có thể làm gì tùy thích. Thời gian quá nhiều, nhưng số người biết tiếc và tận dụng nó còn ít quá, tiếc thay!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm chất sinh viên

    13/05/2015TS Vũ Thanh Tư AnhMột con thuyền cứ mãi lênh đênh trên biển cả nếu nó không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như vậy, một nền giáo dục sẽ không có định hướng hoặc đi chệch hướng nếu như những mục tiêu của nó không đúng đắn, rõ ràng, và nhất quán...
  • SV ngủ gục, chán chường vì sao?

    28/10/2014Tôi không muốn học, tôi không muốn làm việc, tất cả đều làm tôi chán ngán và thất vọng... Hiện tượng này không còn hiếm nữa trong giới sinh viên. Một thế giới trẻ năng động, nhiềt huyết, đầy hoài bão và ước mơ ở đâu rồi? Tương lai của một đất nước đang ngủ gục, chán chường.. Vì sao?
  • Nhậu nhẹt - sự bế tắc của xã hội

    21/01/2014Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội. Vì sao thế? Ai cũng biết hậu quả của rượu tới sức khoẻ ( xơ gan) và xã hội ( rược chè be bét, ẩu đã, tai nạn giao thông...). Thế nhưng, Vì sao người Việt ta nhậu lắm thế?
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • Như thế có gọi là "Sinh viên ta" sa sút vì máy tính?

    08/10/2005Đoan TrúcCó máy, chủ nhân dành nguyên ổ đĩa D để chép game, cũng có máy, ổ đĩa E toàn phim và... những hình ảnh được tải từ Internet. Và khá nhiều sinh viên dồn toàn bộ thời gian cho... chơi game và xem phim...
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Hốt rác và xả rác

    08/09/2005Trần Bạch Đằng...tôi nhớ anh Hai Xô và nhớ câu nói của bậc lão thành: "Không còn sức để hốt rác thì đừng xả rác!”...
  • Nhậu nhẹt

    07/09/2005Phạm Thái ThanhĐã có bao nhiêu người thiệt mạng vì bia, rượu; bao nhiêu gia đình khốn đốn bởi ma men hành hạ... Nhậu nhẹt gia tăng đến mức báo động khẩn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng TP nên bổ sung một giảm trong chương trình giảm ma túy, mại dâm và tội phạm, đó là giảm nhậu.
  • “Nghề” học thuê

    12/07/2005T.NChuyện đi học điểm danh tưởng như không ai có thể làm hộ được vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. “Nghề” học thuê cũng đang trở thành một nghề “ngồi mát ăn bát vàng” đối với nhiều sinh viên.
  • "Du" nhiều "học" ít

    12/11/2003Thời gian gần đây vấn đề du học đang sôi động, đầy bức xúc. Những thông tin tuyển sinh hội thảo, những suất học, những suất học bổng hấp dẫn tràn ngập trên các báo, tạp chí Tuy nhiên, liệu có phải sinh viên nước ta đi du học chỉ vì mục đích nâng cao trình độ, mở mang trí thức, hiểu biết bằng việc tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển hay còn có những nguyên nhân khác
  • xem toàn bộ