Những chuyến xe đêm

01:40 CH @ Thứ Tư - 02 Tháng Tư, 2014

Có những mảnh đời, có những cuộc sống mà chỉ khi đêm về ta mới bắt gặp . Tương lai của họ chỉ là ngày mai, là bữa ăn kế tiếp. Chỉ ở phía sau ánh sáng ta mới bắt gặp được một phần khác của đời sống. Có nhiều người chỉ cần 1 chai dầu là đã trải qua được cơn nguy kịch trong lúc trái gió trở trời… Những tấm lòng, hỡi những tấm lòng…

21h30 những người bạn trong Hội từ thiện Chân Tâm đã tập trung đầy đủ về số 113 Thích Quảng Đức. Hôm nay những người bạn trong chúng tôi bắt đầu thực hiện hành trình “những chuyến xe đêm bên lề xã hội”. Từng bao quà được chất lên xe các hội viên, chia ra các hướng, đi về khắp các ngõ ngách trong thành phố. Chiếc xe máy của tôi oằn lên 30 phần quà lầm lũi tiến về hước Hóc Môn.

Bài viết là một phóng sự về chuyến đi làm từ thiện của những người bạn trong hội từ thiện Chân Tâm, đoạt giải "Một chuyến đi" của báo Thể Thao Văn Hóa và được giới thiệu trên VTC9 ngày 26-03/2009.

Đêm 22h, đường phố Sài Gòn vẫn còn náo nhiệt lắm, có người đi làm về, có người đạp cút kít chiếc xe bươi rác theo hướng ngược lại, cũng có không ít khuôn mặt non chẹt trên những chiếc xe gầm rú lao về hướng thành phố, tất cả đều lao đầu vô cuộc sống hỗn tạp này. Đi trong rừng bụi công nghiệp chúng tôi áp sát một người làm nghề bơi móc rác . Chị gái ngồi sau tôi không quên nở một nụ cười sẻ chia với người lao động khốn khổ ấy. Mỗi phần quà chỉ là 2kg gạo và 2 chai dầu gió xanh nhưng chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng không ít. Tiếp tục rồ máy về hướng Hóc Môn, chúng tôi chứng kiến không ít những cảnh màn trờì chiếu đất. Có quá nhiều người khốn khổ không có nhà, phải phơi gió phơi mưa trên những vỉa hè trống trải. Chúng tôi không quên để lại những lời thăm hỏi ân cần bên cạnh những phần quà.

Hạnh phúc khi nhận quà

Những bác đạp xích lô già nằm ngủ say trên vỉa hè là cảnh tượng thường thấy. Khi chúng tôi trao quà cho họ, những người còn thức thì cám ơn rối rít, cũng có người say giấc điệp quên mất trần đời. Nhưng rồi khi sáng mai, mở mắt ra đó là nồi cơm no bụng cứu đói vài ngày.

Chai dầu nhỏ của chúng tôi biết đâu cứu giúp 1 sinh mạng những lúc trái gió trở trời !

Loáng một phát những gói quà đã vơi trên xe, chúng tôi quay trở lại khu Hai Bà Trưng. Nhanh mắt thấy một bà cụ già đẩy xe lăn cho đứa cháu trên cầu, chúng tôi vội tấp vào lan can cầu, chị gái tôi ân cần trao quà cho hai bà cháu. Đáp lại tấm lòng của chúng tôi là những nụ cười chan chứa tình cảm và cái gật đầu cám ơn đầy lễ phép của đứa bé nhỏ tuổi. Tôi tự cười và cảm thấy lồng ngực mình ấm lên mặc dù sương đêm đã phủ đầy trên lan can cầu.

Xoẹt! Chúng tôi giật mình quay lại, chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì hai chị em chúng tôi đã bị nhận một tràng chửi xối xả của 2 thanh niên nam chừng 16, 17 tuổi .

“Đi đứng thế hả… ĐM”.

Nói rồi 2 thanh niên ấy vội rồ ga đi tiếp. Theo sau họ là không ít nam nữ đang ôm nhau lao ầm ầm về hướng quận 1. Chị gái tôi sững sờ, bản thân tôi cũng chả hiểu lý do gì khi xe mình đã áp sát thành cầu.

Tiếng chuông điện thoại reo vang, chúng tôi được sự hướng dẫn của trưởng nhóm chạy về hướng quận 1. Càng về trung tâm thành phố, ánh điện càng nhiều, nhà cửa càng cao. Ở đó, chúng tôi còn nhìn thấy nhiều cảnh thương tâm hơn. Làm sao không xót xa khi chứng kiến hai cha con đang ngồi ăn ngấu nghiến những mẩu bánh kem còn sót vừa được vứt ra từ tầng 3 của một ngôi nhà bề thế. Nhìn cha con người đàn ông khốn khổ, chị gái tôi ứa nước mắt. Tôi tự nhủ: đây mới thực sự là những người sống về đêm!

Hình ảnh xúc động nhất có lẽ là cụ già xin ăn bị cụt hết hai chân, ngồi trước cổng đại học Phật Giáo Vạn Hạnh. Cụ ngồi tĩnh lặng bên vỉa hè, tay đan lại để trước bụng, lưng ngồi thẳng mặt dù thân thể chỉ còn từ phần mông trở lên. Có lẽ cụ là một thiền sư đúng nghĩa.

- "Ông ơi, Hội Từ Thiện Chân Tâm có ít quà gửi ông"
- "Ông có rồi cháu ơi, ông mới được cho rồi"

Cụ khua bàn tay khô cháy của mình lên "ông có phần rồi, không lấy nữa, cháu mang chia phần cho người khác đi". Đấy, nghèo nhưng sạch, nghèo mà không tham. Vì họ có một tấm lòng, họ còn nghĩ tới những người khác như mình nữa. Một tấm lòng, trong nhiều tấm lòng... tình thương và sự chia sẻ nằm trong trái tim của bất cứ ai được được sinh ra, được gọi bởi hai chữ "con người".

Một cụ già không được lành lặn thân thể

Mỗi chuyến đi là một hình ảnh, mỗi gói quà là một điều hối tiếc, hối tiếc vì mình không thể làm gì hơn, chỉ mong rằng ngày nào đó, hạt giống Bồ Đề Bất Hoại sẽ được gieo trồng trong tận cùng bản thể nguyên sơ của họ, và nảy nở giúp họ vượt qua các nẻo khổ.

Bên kia đường ,ánh đèn xanh đỏ của một vũ trường tuôn ra. Từng cặp thanh niên nam nữ vật vã dìu nhau chui ra khỏi chốn ăn chơi, thậm chí tôi còn nghe rõ mồn một những tiếng cãi nhau của một cặp nam nữ đang giải quyết vấn đề tình cảm.

Gió vẫn thổi căm căm trên mọi nẻo đường, bên kia công viên, có nhiều người nằm co ro trên những ghế đá cố gắng ngủ chờ trời sáng để rồi đi tiếp một ngày xin ăn, áo không đủ ấm, cơm không đủ ăn. Một chai dầu gió của chúng tôi biết đâu sẽ giúp họ qua cơn nguy kịch trong những lúc trái gió trở trời .Có ai dám tưởng tượng ra một con người phải ăn lấy ăn để những thứ đồ ăn trong đống rác hôi tanh để qua ngày rồi lại phó thác số phận mình cho ngày hôm sau .

Có ai tưởng tượng nổi đã quá 24h đêm, trên lòng đường phố Sài Gòn hoa lệ này vẫn còn những cụ già lang thang tìm kiếm những thứ vứt bỏ của xã hội này để làm nguồn sống của chính mình.

Khi nhận được phần quà của chúng tôi, nước mắt cụ già trào ra “Cám ơn cháu , cháu để xuống đất chứ ông đang đau tay quá”.

Cám ơn cháu, cháu để xuống đất chứ ông đang đau tay quá

Đau lắm chứ. Những giọt nước mắt ấy vì hàm ơn cũng có, vì trái đắng cuộc đời cũng có. Cuộc sống này với họ đắng quá, chút phần quà mỗi chuyến từ thiện của chúng tôi không đủ giúp họ dài lâu nhưng cũng là một sự “trời cho” đối với những người khốn khổ. Rồi đây, có nhiều người lang thang cũng sẽ phải bỏ mình trong những đêm như thế. Họ nhận được gì của xã hội? Hay là nhận những cái nhìn phớt tỉnh của đám trẻ thanh niên tóc tai xanh loè loẹt “Ôi, liên quan gì đến mình” .

Câu nói ấy tôi thực sự không nghĩ có những thanh niên Việt Nam lại nói ra được. Họ có bao giờ nghĩ lại những đồng tiền ấy do đâu mà ra. Họ có nghĩ rằng chỉ với 10.000đ nhỏ nhoi là có thể cứu giúp một bữa ăn của một gia đình đông đúc?

Đêm Sài Gòn không ngủ, nhiều đoàn xe “đi bão” đến 50 - 60 chiếc của đám nhóc choai choai vẫn ầm ầm lao trên khắp ngả đường. Tiếng nhạc xập xình phát ra từ thân xe. Chị gái tôi ngán ngẩm và thấy tiếc nuối “Sao mình không đến với những cảnh đời như thế này sớm hơn?”.

Một nụ cười

Người đàn bà khốn khổ bươn chải giữa đèn hoa đô hội

Trời đêm không trăng không sao mà sao tôi chợt thấy nhiều vì sao quá. Sao trên trời kia không ai đếm hết ,người nghèo khổ trong xã hội cũng không ai đếm hết. 2h sáng, chúng tôi tụ tập về điểm hẹn sau một chuyến phân phát quà mệt nhọc. Tôi nằm vật xuống sàn nhà nghỉ ngơi… ngày mai lại đi tiếp…

Đêm thứ 7 – 24/05/2008

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc trò chuyện giữa bụt và cô bé bán hàng rong

    03/01/2019Lê Thị Liên HoanBụt: Kìa con, vì sao con khóc?
    Cô bé: Con khóc vì không được bán hàng.
    Bụt: Ôi , con ơi!
    Cô bé: Ngày xưa , mỗi lần có cô bé nhà nghèo khóc bụt lại hiện ra.
  • Trông xuống, trông lên…

    27/07/2017Nguyễn Ngọc LợiKhông biết từ bao giờ câu nói cửa miệng: "Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì cũng chẳng ai bằng mình” được nhiều người nhắc đến như một niềm an ủi khi người ta cảm thấy mình còn thua kém một ai đó về tài sản, về đường làm ăn...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    12/09/2014Phương ThiMẹ Teresa, người đã dành cả đời mình cho công việc từ thiện, được cả thế giới tồn vinh và ngưỡng mộ đã nói về cuộc sống...
  • 7 nỗi khổ của người nông dân

    12/03/2009Giáo sư – Viện sĩ Đào Thế TuấnNông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với việc phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, vẫn còn có thể tái nghèo. Giáo sư Amartya Sen, người Mỹ gốc Ấn Độ, được giải Nobel chỉ ra rằng cái người nghèo cần không phải giúp họ tiền mà là các điều kiện để phát triển kinh tế (đất đai, công cụ, trâu bò và kỹ năng) và quyền được hoạt động để thoát khỏi cảnh nghèo, tức là cần “cần câu” chứ không phải “con cá”.
  • Khi ta so sánh chuyện đời...

    25/09/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)(SVVN) Ở đời, khi ta làm những phép toán so sánh, cuộc đời sẽ có những đáp án khác nhau, có thể dẫn đến việc thấy mình "thiếu thốn" và "ganh tỵ" với người khác. Theo PGS.TS Trần Nam Bình, giảng viên Khoa Luật, Trường Thuế vụ Australia (Đại học New South Wales) thì "thiếu thốn tương đối" và "ganh tỵ" cũng là hai biểu hiện, hai trạng thái của một nền kinh tế. Nếu đẩy hai trạng thái này đến cực điểm sẽ gây ra tình trạng chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng và vô số những bất ổn.
  • Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề

    12/04/2008Nguyên thủ tướng Võ Văn KiệtNgười nghèo trên thực tế chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng, trong khi chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Muốn đất nước có được sự phát triển bền vững, tôi cho rằng chúng ta không thể thiếu những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo...
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • xem toàn bộ