Những quy chế cho thiên niên kỷ mới

Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm
10:17 SA @ Thứ Ba - 19 Tháng Giêng, 2016

1. Tất cả chúng ta đều khác nhau, và nên hết sức cố gắng để giữ nguyên sự dị biệt như vậy.

2. Mỗi con người được trao cho hai khả năng: hành động và tư duy. Cả hai khả năng đều đưa chúng ta đến cùng một điểm.

3. Mỗi con người được trao cho hai phẩm chất: sức mạnh và tài năng. Sức mạnh dẫn dắt chúng ta hướng tới số phận của mình. Tài năng buộc chúng ta chia sẻ với những người khác những gì tuyệt hảo nhất của mình.

4. Mỗi con người được trao cho một ưu điểm: khả năng để lựa chọn. Bất cứ ai thất bại trong việc sử dụng ưu điểm này, thì biến nó thành tai hoạ, và những người khác sẽ chọn lựa cho họ.



5. Mỗi con người có bản sắc giới tính riêng của mình và nên thể hiện bản sắc đó mà không cảm thấy tội lỗi, với điều kiện là đừng cưỡng bách những người khác theo bản sắc giới tính của mình.



6. Mỗi con người có ước vọng của riêng mình để hoàn thành, và đây là lý do tồn tại của chúng ta trên thế giới. Ước vọng cá nhân này biểu lộ qua sự nhiệt tình của chúng ta trong công việc.

7. Một người có thể gạt bỏ ước vọng của riêng mình trong một thời gian ngắn, miễn là mình đừng quên hẳn nó mà nên quay trở lại với nó càng sớm càng tốt.

8. Mỗi người đàn ông có một phần nữ tính, và mỗi người phụ nữ có một phần nam tính. Điều quan trọng là dùng kỷ luật với trực giác, và dùng trực giác với sự khách quan.

9. Mỗi con người nên biết hai ngôn ngữ: ngôn ngữ của xã hội và ngôn ngữ của mật hiệu. Một ngôn ngữ dùng để đối thoại với những người khác, ngôn ngữ kia dùng để hiểu thông điệp của Thượng Đế.



10. Mỗi con người có quyền tìm kiếm hạnh phúc, và ‘hạnh phúc’ có nghĩa là điều gì đó làm cho cá nhân ấy cảm thấy hài lòng, nhưng không nhất thiết là điều đó làm cho những người khác cảm thấy hài lòng.

11. Mỗi con người nên duy trì trong tim mình ngọn lửa thiêng liêng của sự cuồng nhiệt, nhưng nên cư xử như một người bình thường.

12. Chỉ những điều sau đây nên được cân nhắc là những khuyết điểm nghiêm trọng: không tôn trọng các quyền của người khác; để cho bản thân bị tê liệt vì sợ hãi; cảm thấy tội lỗi; tin rằng ai đó không xứng đáng để nhận những điều tốt đẹp hoặc rủi ro xảy ra trong đời họ; sống như một kẻ hèn nhát.
Chúng ta sẽ thương yêu những kẻ thù của chúng ta, nhưng không liên minh với họ. Họ được đặt trên đường đời của chúng ta là để thử thách lưỡi kiếm của chúng ta, và, vì tôn trọng họ, chúng ta nên chiến đấu chống lại họ.

Chúng ta sẽ chọn lựa những kẻ thù của mình.



13. Tất cả các tôn giáo đều dẫn dắt chúng ta đến cùng một Thượng Đế, và tất cả các tôn giáo đều được tôn trọng như nhau.

Bất cứ ai chọn một tôn giáo thì cũng có nghĩa là chọn việc thờ phượng và chia sẻ những điều bí nhiệm với một tập thể. Tuy nhiên, cá nhân ấy là người duy nhất chịu trách nhiệm cho hành động của mình trong mọi lúc và không có quyền đổ trách nhiệm cho tôn giáo đó về bất cứ những quyết định cá nhân nào của mình.

14. Nhân đây xin tuyên bố rằng bức tường phân chia sự thiêng liêng và trần tục phải bị huỷ bỏ. Từ hôm nay, mọi sự đều thiêng liêng.

15. Mọi điều được thực hiện trong hiện tại đều ảnh hưởng đến tương lai như một hệ quả và ảnh hưởng đến quá khứ như một sự cứu chuộc.

16. Những quy chế ngược lại đều bị huỷ bỏ.

Theo: Margaret Jull Costa, “Statutes for the New Millennium”, trong Paulo Coelho,
Like the Flowing River: Thoughts and Reflections (Sydney: HarperCollins, 2007), 133-135.

Nguồn:Tiền Vệ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bản giao hưởng anh hùng của thế kỷ 20

    22/05/2020Hà Linh QuânNăm 1941, một mùa thu Nga đặc biệt quyến rũ trang điểm cho các công viên thành phố Leningrad bằng “vàng lá và đồng đỏ”. Thế nhưng, những tiếng gầm của đại bác đã xua chim bay đi hết. Phố xá đổ nát với các cửa sổ mở toang như những con mắt trống rỗng...
  • Giáo sư Hồ Ngọc Đại: "Việt Nam tụt hậu 1-2 thế kỷ"

    25/07/2018Ngọc QuangTrong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết, đó là sư phạm...
  • “Nhà giả kim” của Paulo Coelho – Chỉ dẫn của thực tại tối thượng

    31/05/2016Hà Thủy Nguyên dịchTác phẩm nổi tiếng của Paulo Coelho “Nhà giả kim” là một tuyên ngôn dành cho những kẻ mơ mộng ngày nay; ông ca ngợi lòng dũng cảm khi tin tưởng vào giấc mơ; ông dạy chúng ta rằng giấc mơ của một người chính là định mệnh của người đó, và sự chối bỏ giấc mơ chính là từ bỏ định mệnh...
  • Minh triết về cuộc đời trong ‘Nhà giả kim’ của Paulo Coelho

    21/05/2016Hanki Ng (tổng hợp)Nhà giả kim là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn Paulo Coelho, được viết năm 1988, kể về một cậu bé chăn cừu nghèo người Tây Ban Nha, đã phiêu lưu đến châu Phi để tìm kiếm và thực hiện giấc mơ của mình. Trong hành trình chu du đó chàng đã gặp một nhà giả kim...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • 'Nhà trường Việt Nam chưa thoát thế kỷ 19'

    11/10/2015Chi Mai (thực hiện)Sau “Dân chủ và giáo dục”, hai cuốn sách khác của nhà giáo dục Mĩ John Dewey (1859-1952) vừa ra mắt độc giả cũng qua bản dịch của dịch giả Phạm Anh Tuấn. Nhân việc ra mắt hai bản dịch này, dịch giả Phạm Anh Tuấn, người đã nhận hai giải thưởng cho bản dịch "Dân chủ và giáo dục", Giải thưởng Tinh hoa giáo dục quốc tế của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2009 và giải Sách Hay năm 2011, đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về công việc dịch sách giáo dục kinh điển và tình hình nền giáo dục hiện nay.
  • Thiện và Ác trong “Quỷ dữ và nàng Prym” của Paulo Coelho

    23/06/2015Mai LanThiện và Ác là đề tài quen thuộc trong văn học nghệ thuật. Bao câu chuyện cổ tích, bao tác phẩm vĩ đại của nhân loại đã đề cập đến vấn đề này. Paulo Coelho – một nhà văn đương đại của Brasil – cũng viết về con người, về Thiện - Ác qua những tác phẩm của mình. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác trong tác phẩm Quỷ dữ và nàng Prym của Paulo Coelho...
  • Khoa học thế kỷ XXI: Vượt ra ngoài quy giản luận

    16/03/2015Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba này sẽ là như thế nào?
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Tiểu thuyết "Thế kỷ bị mất"

    17/03/2013Nhà văn Phạm Ngọc Cảnh NamThế Kỷ Bị Mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam là cuốn tiểu thuyết gần như đầu tiên viết về phong trào Duy Tân đất Quảng. Đây là phong trào vận động cách mạng khởi phát từ Quảng Nam rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh ven biển miền Trung cũng như trên phạm vi cả nước…
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • xem toàn bộ