Doanh nghiệp nhà nước tăng, doanh nghiệp dân doanh giảm

Học viện Hành chính Quốc gia
04:13 CH @ Thứ Tư - 19 Tháng Hai, 2014

Đây không phải là hiện tượng mới lạ, lần đầu mọi người tiêu dùng mới nhận thấy…mà đã là thứ hiện tượng quen thuộc nhiều năm nay …. Thay vì mừng với sự giảm giá SP / DV của nhiều DN Dân doanh, thì đại bộ phân dân chúng lại cảm thấy ức chế mà buộc phải đi đến chấp nhận không sớm thì chiều sự tăng giá của một số Doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu nhưng hoạt động độc quyền trong lĩnh vực đặc biệt thiết yếu của đời sống và của nền Kinh tế Quốc dân như (Điện Nước, Xăng Dầu, Vận tải hàng không, đường biển )…

Không có gì khó hiểu về hai khuynh hướng trái chiều đó cả (sự tăng giá SP / DV của Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo ‘cơ chế độc quyền’ và sự giảm giá của Doanh nghiệp Dân doanh hoạt động theo cơ chế Thị trường…), nên tôi thấy không cần phải viết thêm. Tôi chỉ nhấn mạnh một nghịch lý phát triển : Một đằng thì lấy sự đòi tăng giá làm lý do tồn tại. Một đằng thì lấy sự nỗ lực tự giảm giá để tồn tại. Nếu ví khu vực DNDD là một chân của cùng một Thể tạng là Nền Kinh tế Quốc Dân, còn hệ thống các DNNN là một chân kia…… thì chúng ta hình dung thấy gì qua thứ ‘nhịp điệu loạn nhạc’ như thế ?

Một chân lý hiển nhiên rằng : để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải làm ra giá trị gia tăng với sự nỗ lực liên tục để giảm chi phí, từ đó tạo ra khả năng đưa giá bán SP / DV về mức chênh lệch tối thiểu với mặt bằng giá cả….Tính qui mô của các DN phải đồng hành với sự gia tăng giá trị hữu ích trong SP / DV, gia tăng giá trị sử dụng Xã hội mà người tiêu dùng thực được hưởng lợi… Những phát minh, cải tiến…sự ra đời của công nghệ mới là để như vậy…. Đấy là chưa kể rằng mỗi Chính phủ đều có công cụ kinh tế của mình (mà DNNN là một công cụ như thế - kiến tạo và điều tiết kinh tế vĩ mô - chứ không phải là công cụ thuần túy kiếm tiền cho Chính Phủ) để cân bằng các lới ích kinh tế / xã hội / chính trị trong (ngắn hạn / trung hạn / dài hạn, và giữa các khu vực…với mục tiêu phát triển toàn dụng / hài hòa / bền vững…) tựu trung nhằm đem lại những thành quả kinh tế nhằm tới sự phồn vinh và chất lượng phát triển cho mọi tầng lớp dân chúng. Do đó các DNNN phải là mẫu mực về tính hiệu quả, cũng như phải là đối tượng không vị kỉ mà cống hiến cho lợi ích toàn Xã hội.

Một số DNNN (nhất là DNNN dạng Tổng Công ty hoặc Tập Đoàn / hoặc DN có đa số vốn thuộc Nhà Nước – nghĩa là Vai trò là Công cụ kinh tế Nhà nước như trên đã nói càng rõ ràng - nếu chỉ có duy nhất lý do phải tăng giá bán SP / DV để chính nó tiếp tục tồn tại và phát triển thì thực chất chúng đang hoạt động rất kém hiệu quả, đang làm suy kiệt ngân sách Nhà nước, đang bòn rút những đồng tiền mọn trong túi người tiêu dùng nghèo khó…. Đến mức như vậy thì Xã hội phải rút phép ‘thông công’ của nó : không cho nó cái quyền đưa ra lý do vô lý như thế, vì sự tiếp tục tồn tại của nó là điều vô lý lớn nhất của Xã hội - chứ không chỉ là sự vô lý của chính nó nữa !

Chúng ta nghĩ như thế nào về chu trình sau : (Ngân sách Nhà nước + Tài nguyên tốt nhất quốc gia + ưu đãi ‘hạng A’ của Nhà nước xưa đến nay)  Tập trung đầu tư cho những DNNN như trên  Kết quả (Nhà nước bù lỗ, tiếp tục khoanh nơ, xóa nợ, bơm vốn mớI từ Ngân sách + SP / DV của Nó kém chất lượng và giá bán rất cao so với thu nhập bình quân và so với tốc độ tăng trưởng, so với tốc độ lạm phát…)  Nhưng Nó là lựa chọn gần như duy nhất về tiêu dùng và đầu tư mới của Xã hội không phải vì không thể có phương án nào khác hay hơn Nó mà là vị thế ‘độc quyền thị trường’ được xác định chủ quan về ‘vai trò nhà nước’ của Nó  vì thế Nó tiếp tục phình lớn ra thị trường và Xã hội….

Tôi đi làm việc ở nhiều cơ quan Nhà nước, ở rất nhiều Doanh nghiệp Nhà nước…khi đứng trước những nghịch lý phát triển như thế thì thường gặp được những biểu hiện ngao ngán, mất lòng tin, thỏa hiệp…và đặc biệt gần như ai cũng đi đến hạ một câu cuối cùng :’Lỗi do Cơ chế ấy mà! Điều đó hẳn nhiên là đúng rồi! Nhưng tôi rùng mình khi cảm nhận cực kì rõ ràng về một thứ cảm xúc của những người thốt ra câu đó là: vừa thấy ‘bó tay’ vừa tự làm từng người yên tâm (đặc biệt khi chức vụ quản lý của họ càng cao), vì suy cho cùng họ có chỗ dựa tâm lý vững chắc và tuyệt vời cho những gì họ đang cố làm, đang tiếp tục hăng hái làm, không thể làm, không dám làm… là Cơ Chế ! Chúng ta đều biết Cơ chế (nói chung) là cách thức vận hành một hệ thống, do vậy hoàn toàn có thể thay đổi nó bởi Công nghệ mới, bởi khả năng đầu tư xây dựng hệ thống tiến bộ, đào tạo con người vận hành….Nhưng riêng với ‘Cơ chế của những hệ thống tổ chức, mang tính xã hội thì đặc biệt cần đến ý chí chính trị lãnh đạo tiên phong và cải cách….và phải được dựa vào nền tảng Thể chế văn minh tiến bộ, để tạo nên thứ gọi là ‘Sức mạnh Xã hội’ chiến thắng được mọi lý do, mọi lực lượng cản trở phát triển.

Tôi muốn kết: Quản lý tồi là kết quả thất bại của điều hành. Nền Kinh tế kém cỏi là kết cục thất bại của những hoạt động của các tổ chức… Nhưng sự việc đó nếu tiếp tục, và đi đến lụn bại thì nguyên nhân chung nằm ở sự lụn bại về tư tưởng, xã hội của con người…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Quyết làm, đừng nghĩ như… xưa

    03/03/2014Thế PhanSắp xếp, chuyển đổi sở hữu (DNNN) mà trọng tâm là cổ phần hóa DNNN được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo đó là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm nâng cao tính tự chủ. tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động đồng thời dần tiến tới hoạt động trên cùng một mặt bằng pháp lý với các doanh nghiệp thuộc thành phần kình tế khác trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, xung quanh vấn để này còn không ít lúng túng...
  • Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội ở doanh nghiệp Việt Nam

    13/07/2009Lê Đăng DoanhTrong bài viết này, sau khi nói về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả tập trung luận giải vấn đề xây dựng xã hội dân sự và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường. Theo tác giả trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện và đó chính là cơ sở để chúng ta tin rằng, cùng với quá trình phát triển đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế của xã hội dân sự.
  • Doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội

    30/12/2007Mai Anh - Lâm Kiên“Danh tiếng thương hiệu lừng lẫy hàng chục năm trời đế tạo dựng có thể bị hủy hoại chỉ trong chốc lát chỉ vì những sự cố như xì căng đan lừa đảo vài khâu trong quy trình công nghệ, hoặc hiểm họa môi trường”...
  • Doanh nghiệp Việt Nam: Những “căn bệnh” cần khắc phục

    29/05/2007Đăng Khoa - Công LýTiếp cận đời sống thương trường khá sớm, chiêm nghiệm kiến thức kinh doanh qua sáchvở, trải nghiệm thực tế qua nhiều Công ty, rồi trở thành nhà tư vấn cho doanh nghiệpvà viết sáchvề cẩm nangquản lý, kinh doanh, thạcsĩ Đỗ Thanh Năm đã có nhiềucơ hội quan sat đời sốngkinh tếvà các doanh nghiệp Việt Nam. Vìvậy, do những ýkiến củaanh khá sâu sátvà chắchẳn sẽ rất bổ ích để doanh nghiệp tự đánh giálại những điều kiện hiện có của mình. DNSG đã có cuộc trò chuyện với anh về những"căn bệnh” của doanh nghiệp trước ngưỡng cửa WTO.
  • Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những đòi hỏi của thực tiễn

    24/05/2007Mai Hải OanhNhững năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phải bám sâu vào nền văn hóa dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả...
  • Chữ “Tín” trong kinh doanh

    01/01/1900Kiến QuốcChữTín trong" Từ điển tiếng Việt”,được giải thíchlà tin thực, không gian dối. Cònchữ Tín trong kinh doanh được hiểu như thế nào? Trong đời thường cũng như trong kinh doanh, Tín chínhlà lòng tin (chí ít) giữa haichủ thể- người này với ngườikhác doanh nghiệp này với doanh nghiệpkhác rộng hơnlà giữa một người với nhiều người, một doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp... Không phải ngẫu nhiên mà ta có được niềm tin trong bạn bè hay doanh nghiệp nàycó uy tín với doanh nghiệp kia.
  • Chủ động và nhạy bén hơn khi cơ hội đến

    03/08/2006Ngô ĐồngĐáng lẽ từ lâu các doanh nghiệp Việt Nam sớm ý thức một điều rằng: Dù có hội nhập WTO hay không thì cạnh tranh toàn cầu cũng ảnh hưởng và tác động tới các doanh nghiệp, chứ không phải là vấn đề mở cửa nhanh hay chậm. Mở cửa để bình đẳng với nhau trong cùng một sân chơi, song để chiếm ưu thế trong sân chơi đó phải có sự chuẩn bị và nhạy bén với cơ hội...
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    19/11/2005Nguyễn Vĩnh ThanhHiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm...
  • xem toàn bộ