Nhịn ở lời nói - "Vệ sinh tiếng Việt"

09:25 SA @ Thứ Năm - 26 Tháng Mười Một, 2009

Hai bạn tình gọi nhau bằng mày tao, hai câu lại chửi yêu, mắng yêu một câu. "Đ. mẹ baby đáng yêu. Ai-mit-xinh-du (I'm missing You) "Phắn" ra "vòm" với ta nghe!".Nghe vừa sốc vừa thấy ngộ.

Vào mạng thấy cách anh chị chat với nhau bằng ngôn ngữ mạng quốc tế thì còn đau đầu hơn trăm lần. Nhưng mà họ thích như vậy, họ biểu cảm mày- tao-you-me như vậy. Có khác gì các cụ thời Tây thuộc địa đầy mồm toa-moa làm các cụ đồ Nho điên tiết mắng: "Học cho lắm vào rồi gọi ông bằng thằng, mày tao với cha mẹ!".

Bà cụ mang về 5 bức "thư pháp tiếng Việt" ngoằn nghèo, phát cho 5 dâu, rể bắt treo chỗ dễ đọc nhất trong nhà. Mười mấy dòng thơ lục bát "thất vận, không vần" về chữ nhẫn và sự nhẫn nhịn. Bài văn khuyên nhủ bố mẹ nhẫn nhịn con cháu, cháu nhẫn nhịn ông bà, chồng nhịn vợ, vợ nhẫn chồng, anh em nhẫn nhịn nhau và bạn bè nhẫn nhau, hàng xóm nhịn nhau... Đồng loạt là nhẫn nhịn ở lời nói.

"Cái búa ở trong miệng" không được dùng lung tung tuỳ tiện. Lời nói là cung tên bắn ra không thu về được. Ghét nhất là bọn độc mồm độc miệng. Nghĩa là mồm chúng nó, lời nói của chúng nó có thuốc độc chết người hoặc truyền bệnh nan y. Hỏi cụ sao lại tặng con cháu bài "thơ" ấy. Bà bảo nghe chúng mày nói với nhau vừa chối tai vừa lo lắng cho gia phong nhà mình. Nghe đài, xem báo thì sợ quá. Con lục tuần chửi mẹ bát tuần. Gọi mẹ là "mày", tự xưng là "ông" là "tao". Con cháu kiện bố mẹ, ông bà ra toà. Trước toà điềm nhiên gọi họ bằng "ông ta", "mụ ta", "hắn"... Đảo điên hết cả.

Từ lời nói tới hành động chỉ một gang tay. Nói mãi quen mồm. Nói một trăm lần "tao giết mày" thì rồi đến lúc hung hãn, say xỉn, uất giận là làm thật ! Con đánh mẹ, cháu bóp cổ bà... thì giời đất có dung tha được không! Bà ngân ngấn nước mắt làm em hoảng quá phải an ủi bà: Đó chỉ là số rất ít, là vô cùng hãn hữu, không phải phổ biến trong xã hội ta.

Nói với bà cụ vậy nhưng đêm nằm lòng em đau nhói chị ạ. Chả phải cá biệt nữa đâu. Dâu rể nhà này cử nhân, tiến sĩ mà nói chuyện với nhau, với bạn bè cũng gọi bố mẹ của vợ, của chồng là "thằng, con, lão ta, con mẹ ấy, bọn họ...". Chúng nó tưởng he, she, they tiếng Anh dịch ra tiếng Việt là thế đó! Người mình bây giờ sao hung hãn quá. Ra đường là nghe thấy mày tao, nói tục ghê tai, chửi thề, rủa xả nhau ngay chỗ đông người. Đụng quệt xe một tý là chửi xối xả và liền sau là thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Ngay nơi công cộng, công quyền từ bảo vệ, lái xe đến nhân viên nói cũng như chửi mắng dân tới làm dịch vụ công... đâu đâu cũng là rác rưởi ngôn ngữ.

Cô nói đúng. Ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, rác thải y tế, phóng uế bừa bãi ở ta là thậm tệ rồi nhưng chưa thậm tệ bằng rác ngôn ngữ. Người ta bây giờ không cảm thấy "bẩn mồm" khi nói nữa. Cần dấy lên một phong trào xã hội rộng lớn là "Giữ gìn vệ sinh lời nói. Giữ gìn vệ sinh tiếng Việt" thì thiết thực và cấp bách hơn kêu gọi "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt". Nghe cao siêu và bất khả thi.

Các trường học từ mẫu giáo lên đại học, hội cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội doanh nhân, các liên hiệp các hội VHNT hay KHKT v.v và v.v... đều nên có tuần hay tháng "vệ sinh lời nói". Thí dụ như "Tháng không nói tục", "Tuần không chửi thề", "Ngày không cãi lộn" v.v... Đất nước ta sẽ tươi đẹp hơn biết bao nhiêu nếu không còn các thứ rác lời nói, rác ngôn ngữ độc hại, nhơ bẩn, nguy hiểm như bây giờ.

Xin tặng cô câu chuyện tu dưỡng sau đây. Xưa có một hiền nhân đắc đạo vui sống cùng trời đất và nhân quần. Học trò hỏi: Vì sao thầy không bao giờ làm điều ác và có thể an lạc vậy? Trả lời: "Ta không chỉ vệ sinh răng miệng mà vệ sinh cả lời nói. Nhịn ở lời nói là bậc thang đầu tiên đến với thiên đường. Bởi lời nói chính là thứ đại diện cho hành động. Chưa làm được thì nói cho "hả giận". Nhịn ở lời nói được rồi thì ta tập nhịn trong ý nghĩ. Quyết không nghĩ điều bậy, điều ác, điều xảo trá... Khi biết nhịn ở ý nghĩ rồi thì ta tập nhịn ở trong tâm. Tâm không chấp nhận cái ác, cái bậy, cái vô đạo đức nữa thì thanh thản. Khi đã nhẫn nhịn cả ở lời, ở ý, ở tâm thì việc ác, việc xấu làm sao mà bộc phát ra được nữa?".

Chính xác, phân tâm học hiện đại cũng đồng ý như vậy về xung lực của các ẩn ức và nguồn gốc tội ác.

"Vệ sinh tiếng Việt", "Vệ sinh lời nói" là quan trọng cấp thiết lắm thay. Là phương thuốc hữu hiệu phòng bệnh cho toàn xã hội ta đó!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gặp người mắc nợ tiếng Việt

    16/06/2016Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)TS Ngô Như Bình đã trò chuyện với SVVN về con đường để trở thành giáo sư ở một trường Đại học danh tiếng nhất thế giới - Đại học Harvard.
  • Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa

    10/10/2015Vương Trí NhànVới một niềm tin dai dẳng, các phương tiện thông tin đại chúng ở ta thường không mệt mỏi trong việc nhắc nhở mọi người là phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hoặc trong ngôn ngữ thì nhắc nhau là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà mọi chuyện cứ diễn ra theo hướng ngược lại, tại sao lạ vậy?
  • Tâm trạng của anh phóng viên “kém tiếng Việt”

    21/06/2014Thảo HảoNgày 8.12.04, qua điện thoại, phóng viên đài BBC phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines. Sau đây là đoạn cao trào nhất trong cuộc phỏng vấn 5 phút này...
  • Dịch giả Cao Xuân Hạo: Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt

    04/11/2012Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói ngô ngọng giống mấy ông Tây học tiếng Việt 3 tuần mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa - nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã phải thốt lên như vậy trước bi kịch ngôn ngữ Việt Nam hiện đại...
  • Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ thời @

    27/10/2009Trần Tư Bình

    Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt - mà phần nhiều là chữ không dấu - khi “chat” trên mạng hoặc khi viết tin nhắn SMS ở điện thoại di động. Đây là một trào lưu không thể ngăn chặn được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại là nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

  • Tiếng Việt có chính xác không?

    22/08/2009Ngô Tự LậpCó một nhận định được lan truyền rộng rãi và hình nó cũng được nhiều người chấp nhận, cho rằng tiếng Việt không chính xác, hay nói đúng hơn, ngữ pháp tiếng Việt không chính xác bằng ngữ pháp tiếng Pháp, tiếng hoặc tiếng Nga..., tuỳ theo người đưa ra nhận định biết thứ tiếng nào. Theo tôi, nhận định nói trên phản ánh một định kiến, hay thậm chí là mặc cảm tự ti, rất không nên có.
  • Sách dạy tiếng Việt và tiếng Việt thật

    05/08/2009GS. Cao Xuân HạoĐến bao giờ sách giáo khoa tiếng Việt mới dạy thứ tiếng Việt mà hơn 70 triệu người Việt đang nói hàng ngày, chứ không phải thứ “tiếng Việt” giả tạo sao chép một cách máy móc từ sách cũ dùng để dạy tiếng Pháp cho dân thuộc địa?
  • Tiếng Tây-Tiếng ta

    19/05/2009Lê Trường- Tri NiênĐất nước ta đang ở thời kỳ mở rộng giao lưu với các nước đã khiến tiếng Việt tiếp nhận ồ ạt nhiều khái niệm mới bao hàm những nội dung ngữ nghĩa mới của những từ ngữ đang dùng hoặc từ ngữ mới . Điều nhận ra trước tiên là sự xuất hiện của những từ nước ngoài, những tên riêng nước ngoài không gì cản nổi trên các trang báo, trên các kênh truyền hình, các văn bản viết và trên các bảng hiệu quảng cáo...
  • Cái tất yếu thời toàn cầu hóa

    14/05/2009Minh NhânCó thể những người chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi đứng trước những biểu hiện 100% tiếng nước ngoài hay nghe, xem đâu đó những từ vay mượn từ tiếng Anh như: festival ( liên hoan), bulding, villa ( nhà cao tầng, biệt thự), sale off ( hạ giá), fair play (chơi đẹp),… Song đối với số khác, hiện tượng này đơn giản chỉ là một phần tất yếu trong thời toàn cầu hóa.
  • Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

    14/05/2009Hoàng CúcSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại…
  • Phản biện PGS. Hà Quang Năng

    10/01/2009Trần Quang ĐạiTrước hiện tượng những từ “lạ” xuất hiện ngày một nhiều, PGS Hà Quang Năng cho rằng đó là sự “sáng tạo” làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, là một hiện tượng bình thường, “dễ thương” và không nên “từ chối”.
  • Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

    22/08/2007Vũ Bảo NguyênNói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...
  • xem toàn bộ