Nhìn lên và nhìn xuống

08:29 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Tư, 2008

Nông thôn Việt Nam trong các thời kỳ đều có nét chung là sản xuất nhỏ lẻ, nghi thức quan hệ nhằng nhịt, tinh thần tù túng. Cái thấy rõ nhất là suốt nhiều chục năm, thậm chí cả trăm năm, sự đói khổ vẫn thống trị gần như toàn vẹn. Điều này có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, cả không gian và thời gian. Hậu quả của sự nghèo khổ dài dài đã đẻ ra một loạt thói quen, có cái về sau trở thành đặc tính cả tốt lẫn xấu: Quý miếng ăn nhưng lại đề cao quá mức, tiết kiệm và keo kiệt; thắt lưng buộc bụng và tủn mủn; trọng tuổi tác, nhân nghĩa dẫn đến thái quá trong nghi lễ ứng xử; biết lo xa, thương khổ nhưng cũng ghen ăn tức ở. Thói xấu kể sau cùng này truy đến tận cùng bản chất của nó chính là không muốn ai giầu sang, phú quý hơn mình vì bất kể lý do gì. Tại sao anh không đồng cảnh nghèo túng như tôi? Và thế là người ta chỉ bộc lộ lòng tốt, thương người như thể thương thân trong trường hợp người khác lâm nạn, tức là sẽ xuống cùng cấp như mình.

Thực chất của thứ lòng tốt này là sự thỏa mãn ước muốn ngầm bấy lâu trong lòng anh mong cho người kia lụn bại. Nay ước mong đó đã thành, là cơ hội tuyệt vời để bày tỏ lòng thương xót? Đây chính là phần nhìn xuống và nó gặp một miếng đất mầu mỡ để phát triển, nảy nở, cắm rễ bền chắc, ấy là chế độ Hợp tác xã với cách nhìn nhận ấu trĩ, thô thiển về sự công bằng. Hình như chính C.Mác đã báo trước rằng sự công bằng hiểu theo nghĩa "như nhau" về hưởng thụ chính là sự bất công tệ hại nhất. Nhưng lời cảnh báo ấy sâu xa quá về mặt ý tứ. Thế là suốt nhiều chục năm chúng ta đã vô tình dung túng một thói xấu vào hàng đầu bảng: kéo tất cả xuống cùng một mặt bằng! Kết quả là tất cả vui vẻ tình nghĩa, đồng cảm, xót xa nhường nhịn... nhưng với điều kiện cùng đói khổ! Thiếu cái điều kiện đó sẽ chẳng còn thấy bóng dáng những nét đẹp văn hóa kia đâu nữa. Nó đẻ thêm ra vô số sự tồi tệ: lười biếng, ỷ lại, trông chờ vào vận may (đôi khi chính là trông chờ được thấy ai đó hoạn nạn), triệt tiêu sáng tạo, vu cáo bôi nhọ người khác, thầy dùi, v.v... khiến nông thôn vật chất thì nghèo nàn còn nông thôn tinh thần thì bị vẩn đục, nát vụn ra từng mảnh. Đặc tính chỉ muốn nhìn xuống, chỉ muốn thấy người khác như mình đã kìm hãm biết bao năng lực xã hội . Không những thế nó là nguyên nhân chính của hàng loạt vụ việc khiến báo chí và luật pháp phải mất nhiều công sức can thiệp. Biến tướng của thói ghen ăn, tức ở (tức là sự nhìn xuống) bao gồm hàng loạt những ứng xử quái gở: Không ăn được thì đạp đổ, ngăn trở người khác làm giầu tìm đủ cách bức hại nhau trong đó có cả những tội ác tày trời, ăn vạ, kéo bè kết cánh chia rẽ đoàn kết, kích động thói vô văn hóa v.v... không thể kể hết được.

Giờ đây đã đến lúc cần phải biết hướng nhìn lên.

Để thay đổi một thói quen ngược hẳn nhau quả là không đơn giản chút nào. Nhìn lên thực chất là thái độ cầu thị, tự phê phán mình một cách nghiêm khắc. Không làm được gì cho người khác thì hãy làm cho mình. Mong cho người khác giàu có cần phải trở thành một thói quen ứng xử. Khi mà sống một cuộc sống quá nhếch nhác, không ra con người thì tốt được với nhau thật khó. Vả lại cái lòng tốt ấy xét đến cùng, vô thưởng vô phạt, là tốt miệng, có thể nói ra bao nhiêu cũng được. Nhìn lên là hướng tới cái tử tế cái đàng hoàng cho cả chính mình và con cháu mình. Thay vì kéo người khác xuống bằng mình, hãy để người khác trở thành hướng phấn đấu của mình để lúc nào đó hy vọng thế, mình cũng bằng được họ. Cái sang trọng phải vất vả tìm kiếm, phải lao động, phải trả giá mới mong có được. Trong khi đó cái nhếch nhác, thấp kém thì lúc nào cũng sẵn, chỉ chờ để tự dẫn xác đến. Nhưng nhếch nhác thế đủ rồi. Đã tới cái thời đoạn mà đồng tiền kiếm được bằng lao động lương thiện là một trong những chỉ số đo phẩm giá và nhân cách văn hóa của con người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ta thừa và thiếu những gì?

    29/08/2019Đỗ Hoàng GiangChúng ta rất cần cù lao động nhưng nhiều khi sinh ra tâm lý thích hưởng thụ. Phải thừa nhận rằng tinh thần ham làm chịu khó của dân ta đáng khâm phục, vừa làm nhà nước vừa làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập...
  • “Con thú tật nguyền”

    15/08/2019Nguyễn Hữu VinhCó ai đó chợt hỏi tôi "Con người hơn con vật ở cái gì?" Tôi đã chỉ ngay vào đầu. Người đó cười , Sao không đặt tay lên ngực nhỉ? Tôi bảo từ bé tôi được dạy vậy, coi cái trí khôn (ở trong đầu) giúp cho con người chiến thắng muôn loài, làm ra của cải vật chất... là quan trọng hơn cả. Vậy còn thứ kia, cái con tim ấy, nó làm gì?
  • Cá nhân và cộng đồng

    02/05/2019Người ta khuyên chúng tôi hãy phát triển mình như những cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, và đẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưu tiên – cá nhân hay quốc gia?
  • Thói nịnh nọt

    07/01/2019Linh LinhNgôn ngữ tiếng Việt có rất nhiều từ nịnh có thể dùng làm cả danh từ,động từ và tính từ, nhưng định nghĩa chung nhất của từ nịnh là: Khen quá đáng hoặc khen không đúng, chỉ cốt để làm đẹp lòng (thường nhằm mục đích cầu lợi). Các kiểu nịnh cũng khá rôm rả: ninh bợ (tự hạ mình, nịnh một cách hèn hạ để cầu lợi), ninh hót (nịnh nọt và ton hót chuyện), nịnh nọt (nịnh bằng cách luồn cúi hèn hạ), nịnh đầm (chỉ nịnh phụ nữ để lấy lòng), nịnh thần (chỉ chung những kẻ dưới gian nịnh)... cho đến nịnh thối!
  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Danh - Giá

    10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
  • Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu

    21/08/2016Thu HuyềnCon người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kỹ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một cái gốc mà ra. Đó là tính ích kỷ. Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt, ích kỷ là "chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình...
  • Làm bổn phận của mình

    10/11/2015Dr. Mortimer, J. Adler... không có vấn đề nào thiết yếu trong luân lý hơn là vấn đề giữa đạo đức học về bổn phận và đạo đức học về khoái lạc hay hạnh phúc. Theo nguyên lý đạo đức về bổn phận , mỗi hành vi sẽ được phán đoán tùy theo nó tuân thủ hay bất tuân luật lệ, và sự phân biệt đạo đức cơ bản là giữa cái đúng và cái sai. Nhưng ở đâu sự khoái lạc hay hạnh phúc là chủ yếu, thì sự phân biệt cơ bản sẽ là giữa thiện và ác...
  • Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

    04/11/2015TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnVai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.
  • Cô gái nhảy và người ăn xin

    01/10/2015Vương Tú Phong, Truyện ngắn Trung QuốcTrong căn phòng nhỏ đẹp đẽ ở ngoại ô có một cô gái xinh đẹp. Một hôm, có một người ăn xin đi qua. Ông ta ăn mặc rách rưới cùng mái tóc bạc trắng, trông rất đáng thương...
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Cần biết xấu hổ

    02/11/2014Nhà thơ Hải NhưNhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta có nên "báo động” với nhau về một lớp người đã không còn biết liêm sỉ, không còn biết xấu hổ?
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Lời nói đâu mất tiền mua

    01/01/1900Minh TânTrong thế giới hiện đại nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ, giao thông thuận tiện, sách vở dồi dào, nền văn hoá giao tiếp trở thành một vấn đề phổ biến. Văn hóa giao tiếp trong quá trình toàn cầu hóa là một vấn để mang tính hai mặt, nó có thể biến mọi điều thành có thể và ngược lại.
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • Cần lắm - đạo đức công vụ

    20/11/2006Thế PhanXây dựng bộ máy hành chính năng động, hiệu quả và trong sạch đang là mục tiêu chính của công cuộc cải cách hành chính. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải có một đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng dược những chuẩn mực của đạo đức công vụ.
  • Cái gốc vẫn là con người

    08/10/2006Dương Trung QuốcChưa khi nào dư luận xã hội lại sôi nổi với nỗi bức xúc trước các vụ việc liên quan đến việc làm của một số quan chức cao cấp. Một bộ trưởng du học bằng tiền dành cho con trẻ, vài quan chức tương đương "dĩ công vi tư" trong việc lo nơi ăn chốn ở cho mình...
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Hậu sinh khả úy

    05/01/2006GS. Tương Lai“Hậu sinh khả úy”, nhưng “khả úy” theo hướng nào? Nếu theo hướng “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc” thì chính là đặt niềm tin vào tuổi trẻ, vào thế hệ sẽ đảm đương một cách tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn công việc của cha anh...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ