Nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn bị loại khỏi sách giáo khoa Trung Quốc

(Văn phòng Singapore)
09:01 SA @ Thứ Tư - 20 Tháng Mười, 2010
Nhiều người Trung Quốc đang ngẩn ngơ tự hỏi vì sao những áng văn bất hủ của Lỗ Tấn lại bị loại khỏi chương trình giáo dục phổ thông.

Sốc!

“Năm học mới sắp bắt đầu, nhưng khi nhận được quyển sách ngữ văn mới thì tôi bàng hoàng khi thấy một số tác phẩm kinh điển của Lỗ Tấn đã bị xóa rồi. AQ chính truyện, Thuốc, Tưởng nhớ Lưu Hòa Trân... là những áng văn đã lưu lại trong tôi, cũng như các thế hệ sau tôi, một dấu ấn sâu đậm, bây giờ đã không còn nữa rồi”, blogger Steven Guo viết trên diễn đàn của tờ báo Trung Quốc chính thống bằng tiếng Anh Global Times.


Lỗ Tấn được vinh danh ở quê nhà, nhưng nay các tác phẩm của ông bị cho là “không còn hợp thời” - Ảnh: The China Beat

Nhiều thập niên qua, bao thế hệ học sinh Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, nhiều thế hệ học sinh cũng đã tiếp xúc với các tác phẩm AQ chính truyện, Cố hương, Thuốc, Cánh diều... trong sách giáo khoa văn.

Dù các tác phẩm của Lỗ Tấn được viết trong những thập niên đầu thế kỷ 20, nhưng “những vấn đề mà ông viết vẫn còn mới nguyên như ngày hôm nay”, nhiều blogger nhận định. Lỗ Tấn (1881 - 1936) vì vậy được coi là cây bút của nền văn học hiện đại Trung Quốc. “Tôi không biết tại sao Bộ Giáo dục lại quyết định làm như vậy?

Thay AQ chính truyện bằng Tuyết sơn phi hồ

Năm 2009, khi một số trường trung học ở thủ đô Bắc Kinh thay AQ chính truyện của Lỗ Tấn bằng tiểu thuyết võ hiệp Tuyết sơn phi hồ của Kim Dung, dư luận giận dữ. Nhiều người cho rằng truyện của Kim Dung mang tính giải trí không thể so với giá trị giáo dục và nhân văn trong AQ chính truyện.

Tháng 9 năm nay, thông tin loại bỏ nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn khỏi sách giáo khoa ở nhiều địa phương lập tức gặp phải phản ứng gay gắt từ công chúng. Nhiều học giả và cộng đồng mạng gọi đây là một “thảm kịch”. “Lỗ Tấn là người đầu tiên phản ánh sâu sắc những căn bệnh của dân tộc ta, và là niềm tự hào của chúng ta. Một tuyệt tác như AQ chính truyện bắt buộc phải nằm trong chương trình phổ thông”, một cư dân mạng viết trên diễn đàn Sina.com.

Bộ Giáo dục Trung Quốc và các nhà xuất bản sách giáo khoa đã phải lên tiếng trấn an rằng chỉ có 1 hoặc 2 tác phẩm của Lỗ Tấn bị rút khỏi sách. Họ cũng nói thêm, AQ chính truyện dù không còn là tác phẩm bắt buộc, học sinh vẫn có thể tự chọn để học.

Dư luận tại Trung Quốc phần lớn cảm thấy không thuyết phục, một người lý giải: “Những vấn đề mà ngày xưa Lỗ Tấn chỉ trích lại tái hiện ngày hôm nay. Hầu hết tác phẩm của ông khuyến khích những tầng lớp bị đè nén đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của mình. Vì thế, nó không phù hợp với chủ trương của nhà nước”(!)

Giáo sư Ôn Như Mẫn ở khoa Ngữ văn ĐH Bắc Kinh, cũng là chủ biên sách ngữ văn bậc trung học do Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân thực hiện, khi được báo Global Times phỏng vấn đã nói: “Nhiều năm sau khi nước Trung Quốc ra đời, vào năm 1949, sách giáo khoa được dùng để phổ biến lý tưởng cách mạng của các nhà lãnh đạo. Chủ tịch Mao Trạch Đông rất chuộng các tác phẩm của Lỗ Tấn, vì vậy chúng được đưa vào sách giáo khoa rất nhiều, nhất là thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976)... Nhưng nay, giáo dục ngữ văn không còn mục tiêu truyền bá lý tưởng chiến đấu nữa. Vì vậy, chúng tôi bỏ bớt một số tác phẩm của Lỗ Tấn vốn không còn hợp lắm với xã hội ngày nay”.
Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Nhà văn Bulgacov và các tác phẩm

    29/01/2010Bulgacov là một trong những nhà văn lớn nhất và kỳ bí nhất của nước Nga. Mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của Bulgacov mỗi ngày một tăng ở Nga và nhiều nơi trên thế giới, tính “thời sự” của cuộc đời và tác phẩm của ông không hề giảm...
  • Người Việt không xấu xí

    05/02/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânXem ra trong cuốn "Người Trung Hoa xấu xí" của Bá Dương, cái đức xấu nhất, nổi tiếng nhất, mà từ nhà văn Lỗ Tấn đến ông Bá Dương đều nhấn mạnh là phép thắng lợi tinh thần vô địch của người Trung Hoa.
  • Tác phẩm lớn, tại sao chưa?

    26/01/2007Chu Văn SơnVì sao văn học hôm nay chưa có tác phẩm lớn? Đây đâu phải vấn đề chỉ trả lời gọn trong một câu mà xong được. Bởi, thực ra, nó là câu hỏi đã và đang tra vấn cả nền văn học này.
  • Nghĩ về những thói hư tật xấu của người mình

    15/10/2006Dương Trung QuốcKhông biết có phải vì được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của nước Trung Hoa trong cuộc cải cách mà dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương...
  • Diễn đàn: Ta là ai!

    17/08/2006Thu PhươngTự nhận và tự vấn những tật xấu của bản thân không còn là điều xa lạ, và hàng loạt các cuốn sách như "Người Trung Hoa xấu xí" ,"Người Mỹ tự trào", "Những tật xấu của người Nga"… Đó chính là một cách để con người tự vươn lên: Còn ở nước ta thì sao? Chúng ta có những ưu điểm nổi bật gì, những tật xấu gì? Đã khi nào dám khám phá mình, nhìn thẳng vào đó để tu dưỡng?
  • Về tác phẩm văn học đỉnh cao

    30/06/2006Phạm Tiến DuậtTrong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền...
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • xem toàn bộ