"Nhiều giáo sư ở Việt Nam chỉ có giá trị trong thư viện"

05:37 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Mười Hai, 2016

Trước trào lưu học hàm học vị hiện nay, bác sĩ Lê Thị Kim Dung thẳng thắn nhìn nhận: Việt Nam có quá nhiều giáo sư nhưng công trình của họ đi vào thực tế quá ít ỏi mà chỉ có giá trị trong thư viện...

Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm bác sĩ sản khoa, cái tên bác sĩ Lê Thị Kim Dung trở nên gần gũi với biết bao phụ nữ ở thủ đô Hà Nội. Bà nổi tiếng với các kinh nghiệm sản phụ khoa mà không phải nhiều bác sĩ có được. Nói đến bà người ta thấy bà không chỉ là một chuyên gia của sản phụ khoa mà những rắc rối tình dục bà đều giải thích được. Nhưng rất lạ, tốt nghiệp từ năm 1977 nhưng đến nay bà vẫn không có thêm một học vị nào khác ngoài tấm bằng tốt nghiệp sản khoa của Đại học Y Hà Nội.

Hàng ngày, người nữ bác sĩ vẫn lóc cóc đạp chiếc xe đạp từ nhà mình đến phòng khám của bà tại trung tâm y tế lao động Nông nghiệp số 178 Thái Hà, Hà Nội. Chiếc túi bà mang theo là chiếc Ipad và một bao thuốc lá. Ở bà toát lên vẻ gần gũi đến lạ thường.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Dung kể từ ngày bà ra trường bà vẫn gắn bó với hai chữ bác sĩ. Nhiều người cũng hỏi bà tại sao không học cao hơn nữa, không thi lấy bằng thạc sĩ rồi bảo vệ luận án tiến sĩ, biết đâu giờ này bà cũng ẵm học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư ấy chứ. Những lúc đó bà Dung chỉ cười người ta cần bằng cấp để tăng lương thôi.

Là một bác sĩ sản khoa và đã từng có thời gian sống và làm việc ở Châu Âu rất nhiều nên bác sĩ Kim Dung khá thoải mái về tình dục. Chính vì thế bà có nhiều công trình nghiên cứu tình dục cho riêng mình. Nhờ điều ấy mà đến nay bà trở thành bác sĩ VIP với nhiều chị em phụ nữ. Họ tìm đến bà không phải để chữa viêm nhiễm thông thường mà họ tìm đến bà để có thể tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện chăn gối không như ý muốn.

Khi nói đến vấn đề bằng cấp, bác sĩ Dung phải thừa nhận rằng "ở Việt Nam đang loạn bằng cấp quá, học hàm, học vị đang đè lên vai nhiều người trẻ. Có những người cần phải có bằng cấp để được tăng lương, được xét duyệt nhiều thứ khác. Còn với tôi thì chẳng nghĩ đến học hàm, học vị để tăng lương cho mình làm gì".

Theo tính toán của bà Dung trong ngành y nói chung và trong các ngành khoa học khác nói riêng hiện nay ở Việt Nam đang thừa nhiều chức danh như tiến sĩ, giáo sư. "Một thực tế, giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam nhiều vô kể nhưng công trình của họ chỉ là dựa trên sách vở, thư viện rồi công trình đó lại bị xếp ở lại thư viện cho thế hệ khác đọc xem mà không đưa vào được thực tế như thế nào.

Đối với ngành y cũng thế, rất nhiều giáo sư, tiến sĩ với hàng nghìn công trình nghiên cứu khác nhau nhưng không phải công trình nào cũng được áp dụng thực tế mà các bác sĩ ở Việt Nam đang phải đi đọc lại các công trình của các giáo sư ở nước ngoài".

Bà Dung thừa nhận rằng chúng ta quá coi trọng lý thuyết mà quên đi thực tế. Dù không có một buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cho công trình nghiên cứu của riêng mình nhưng bà Dung đến nay cũng đã có cả chục các công trình do bà tự tìm hiểu trên lâm sàng thực tế và bà viết nên cho mình để đưa vào việc khám chữa bệnh của mình chứ bà không cần đưa lên nhờ hội đồng đánh giá ra sao. Hiện nay phương pháp điều trị lãnh cảm tình dục bằng việc gây tê của bà khá thành công.

Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm, bác sĩ Dung nhận định "tôi chỉ đọc sách tiếng Anh và tự tìm tòi chứ không dựa vào bất kỳ một công trình của bác sĩ trong nước nào. Đa số chức danh giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam chỉ có giá trị trên thư viện".

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một góc nhìn khác về bằng cấp

    22/03/2016Tạ Thị Ngọc ThảoCó nhiều nguyên nhân khiến người ta không thể tìm đến trường để học: không trang trải nổi chi phí học tập, bận nuôi sống bản thân mình và lo cho nhiều người khác... Nhưng cũng có những người sau khi làm bài toán so sánh họ chọn con đường tự học, tự đào tạo. Theo họ, lợi ích thu được từ việc đến trường không bằng cơ hội, thời gian, tiền bạc… mà họ phải mất đi....
  • Nhiều người lấy bằng cấp thay cho tri thức

    19/03/2014Nhật LệTôi làm việc với hy vọng rằng xã hội chúng ta sẽ đánh giá đúng giá trị và ý nghĩa của tri thức, trước khi quá muộn. Mà lúc này cũng đã là muộn rồi. Một trong những dấu hiệu, đó là nhiều người đang lấy bằng cấp thay cho tri thức. Vì thế có thể có bằng cấp (rất nhiều, rất cao) nhưng không có khả năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống...
  • Mua "bằng cấp" xuyên quốc gia và lời...cơ chế

    28/06/2010Kim DungCâu chuyện làm TS của ông Nguyễn Ngọc Ân đã không còn là chuyện lạ. Nó chỉ là trái đắng của một cái cây, mà gốc rễ từ lâu, đã không bình thường.
  • Bằng cấp và năng lực

    09/11/2009Diệp Văn SơnÐể xem xét việc đòi hỏi công chức lãnh đạo có bằng cấp tiến sĩ có hợp lý hay không, nên tìm hiểu thêm về phương thức quản lý công chức trên thế giới và cũng đang được tiến tới áp dụng ở nước ta. Đó là, hệ thống chức nghiệp và hệ thống theo việc làm hay còn gọi là theo vị trí.
  • Năng lực và bằng cấp - Chuyện của ông thợ mộc và thợ cơ khí

    13/09/2009Xuân AnNhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc trả lời trực tuyến về các vấn đề liên quan đến giáo dục nước ta hiện nay. Một trong những câu nói của ông được báo chí khai thác nhiều: "Năng lực thực sự bước vào đời mới là vốn quý...". Nhân câu nói của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi xin đưa ra một số dẫn chứng thực tế mà tôi đã trải qua liên quan đến vấn đề năng lực & bằng cấp ở nước ta.
  • Có nên sưu tầm bằng cấp?

    14/07/2006Lê Ngân (Careers)Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • xem toàn bộ