"Nhất châu Á"

08:44 CH @ Thứ Bảy - 02 Tháng Năm, 2009

>> Xem thêm:

Cuối cùng, chúng ta cũng có một cái gì đó được thiên hạ (cụ thể là Tổ chức tư vấn về rủi ro chính trị và kinh tế - PERC*)) đánh giá là nhất châu Á! Và đó là... cái sự "khó tính và gây trở ngại" của đội ngũ công chức (Tuổi trẻ chủ nhật số 13-2004, ngày 4/4/2004, tr. 9). Đây là một sự nổi tiếng ngang ngửa với tai tiếng, một "giải thưởng Mâm xôi vàng" cho các công chức Việt Nam.

Về nguyên tắc, chúng ta có thể phản bác "giải thưởng" này và kiên quyết không chịu nghe ý kiến của PERC. Tuy nhiên, chúng ta không nghe thì thiên hạ (mà đặc biệt là các nhà đầu tư) vẫn cứ nghe. Và nhiều nhà đầu tư đang rút các dự án của họ ra khỏi nước ta. Vậy thì, thay vì tìm cách che giấu sự nổi tiếng của mình, chúng ta có thể làm một việc có ích hơn là tìm hiểu xem tại sao đội ngũ công chức của chúng ta lại nổi tiếng đến như vậy.

Trước hết, sở dĩ đội ngũ này có thể "khó tính và gây trở ngại" vì họ rất ít phụ thuộc vào dân. Từ chuyện tuyển chọn, cất nhắc, đề bạt đến những chuyện khác như tăng lương, khen thưởng, huân chương, huy chương v.v... và v.v... tất cả đều nằm ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp của những người dân. Thực ra, người dân chỉ có mỗi một cách tác động là khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, hệ thống giải quyết khiếu nại, tố cáo mà chúng ta đang có vận hành hiệu năng thế nào là điều không nói ra thì ai cũng biết. Trong lúc đó, các thiết chế đại diện cho dân để giám sát đội ngũ công chức (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp) đều không hoạt động thường xuyên. Các vị đại biểu dân cử thiếu quá nhiều thứ để làm tốt chức năng giám sát. Họ thiếu từ thời gian, kỹ năng, động lực đến thủ tục, công cụ và đội ngũ chuyên gia giúp việc. Cuối cùng, đội ngũ công chức đang chủ yếu chỉ phụ thuộc vào cấp trên. Và thực tế là họ sẽ làm mọi việc để vừa lòng các thượng cấp của mình. Người dân sẽ khó lòng có được gì nhiều trong một sự tận tụy dội lên trời như vậy. Những phân tích nói trên cho thấy xác lập sự phụ thuộc vào dân và nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan dân cử sẽ là lời giải cho bài toán ở đây.

Hai là, công chức ở ta thường ít thạo việc. Điều này xảy ra có phần do sự lẫn lộn về khái niệm giữa công chức hành chính và quan chức chính trị. Nhiều công chức thường tranh luận rất say sưa vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các chính khách. Nhưng khi một chính sách được phê chuẩn hoặc một quyết định được đưa ra, họ hoàn toàn lúng túng không biết phải triển khai những thứ đó vào trong cuộc sống như thế nào. Do không thạo việc, những công chức như vậy thường không giải quyết được một vấn đề gì nhanh chóng cho dân. Phải chăng chúng ta cần phân biệt rõ giữa quan chức hành chính với quan chức chính trị. Các quan chức hành chính phải được lựa chọn khác với các quan chức chính trị. Họ phải được lựa chọn thông qua thi tuyển công khai.

Ba là, đạo đức công vụ khó được áp đặt và đề cao. Cuối cùng, đạo đức là không thể thiếu để một công chức có thể xả thân vì dân, vì nước. Rất tiếc, trong cơ chế thị trường điều này đang được nói đến ngày càng ít hơn. Tuy nhiên, tri thức chỉ thắp sáng được khối óc, đạo đức mới thắp sáng được con tim. Và không khai sáng được con tim, chúg ta chỉ có được các thư lại, chứ không có được các công bộc của nhân dân. Điều cần nói ở đây là: đạo đức không áp đặt được bằng thuyết lý, nhưng có thể khơi dậy được bằng tấm gương.

Cuối cùng, với những cải cách hành chính đang được triển khai ngày càng quyết liệt hơn, chúng ta có quyền hy vọng rằng sắp tới tổ chức PERC sẽ không còn cơ hội để tặng "mâm xôi vàng" cho các công chức của nước ta.

Tháng 5/2004


*)PERC (Political and Economic Risk Consultancy) - Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế Chính trị hàng năm phỏng vấn hơn 1500 nhân vật lãnh đạo (executives) các doanh nghiệp nước ngoài ở các nền kinh tế châu Á (có tham khảo thêm 2 quốc gia so sánh là Australia và Mỹ) để nghe đánh giá của họ về các chỉ số như việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và nạn tham nhũng. Các nền kinh tế được xếp hạng từ thang điểm 0 (ít tham nhũng nhất) đến 10 (tồi nhất), mức từ "4-7" gọi là tham nhũng vừa phải, "trên 7" gọi là mức tham nhũng nghiêm trọng.

Sau đây là chỉ số tham nhũng đã được công bố:

Tham nhũng tại châu Á (công bố 2005)
1: Singapore, 0.65
2: Japan, 3.46
3: Hong Kong, 3.50
4: Taiwan, 6.15
5: South Korea, 6.50
6: Malaysia, 6.80
7: Thailand, 7.20
8: China, 7.68
9: India, 8.63
10: Vietnam 8.65
11: Philippines, 8.80
12: Indonesia, 9.10

Tham nhũng tại châu Á (công bố 2007)
1: Singapore, 1.20
2: Hong Kong, 1.87
3: Japan, 2.10
4: Macau, 5.11
5: Taiwan, 6.23
6: Malaysia, 6.25
7: China, 6.29
8: South Korea, 6.3
9: India, 6.67
10: Vietnam 7.54
11: Indonesia, 8.03
12: Thailand, 8.03
13: Philippines, 9.40

Tham nhũng tại châu Á (công bố 2008)
1: Hong Kong 1.45
2: Singapore 1.92
3: Japan, 3.50
4: South Korea, 4.62
5: Taiwan, 4.93
6: Philippines 6.10
7: Malaysia 6.47
8: India, 6.50
9: Thailand, 7.00
10: China, 7.25
11: Vietnam, 8.10
12: Indonesia, 8.26

Tham nhũng tại châu Á (công bố 2009)
1: Singapore 1.07
2: Hong Kong 1.89
3: Japan, 3.99
4: South Korea, 4.64
5: Macau, 5.84
6: China, 6.16
7: Taiwan, 6.47
8: Malaysia, 6.70
9: Philippines, 7.0
10: Vietnam 7.11
11: India, 7.21
12: Cambodia, 7.25
13: Thailand, 7.63
14: Indonesia, 8.32

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý dân tộc với cuộc cải cách hành chính hiện nay

    01/03/2016Ðỗ Thái ÐồngTrong số những cái mà người phương Ðông học ở người phương Tây thì nền Hành chính công là cái đáng học nhất, sau những cái tân tiến khác về kỹ thuật. Bộ máy hành chính Tây phương cho thấy hai ưu điểm rõ nhất: tinh giản và hữu hiệu. Ðó là cái hấp dẫn người Ðông phương cũng giống như các máy móc khác, vừa tốn ít người, vừa năng suất cao...
  • Tham nhũng - nguồn gốc của nghèo đói trên thế giới

    04/05/2015Nhật VyHơn 2/3 thế giới nằm dưới mức trung bình trong danh sách điều tra về độ trong sạch vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm nay cho thấy mức độ tham nhũng đang nguy cấp đến mức nào...
  • Một góc nhìn về cải cách hành chính

    18/01/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngNăm 2009 sẽ là một năm khó khăn. Khủng hoảng, suy thoái, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ăn việc làm khó khăn... là những chuyện đang chờ chúng ta phía trước. Đây quả thật là những chuyện không hay, nhưng chúng cũng có thể tạo ra áp lực cần thiết để chúng ta tiếp tục đổi mới. Một trong những lĩnh vực cần áp lực này nhất, có lẽ, là lĩnh vực hành chính công...
  • Thử liệt kê những cách tham nhũng

    15/12/2008Nguyễn Tất ThịnhỞ đâu có chính quyền, có quyền lực, ở đó có nguy cơ tham nhũng, lạm quyền vì tư lợi. Đó là thách đố muôn thuở với các xã hội văn minh. Nhưng điều quan trọng là cách mà người ta xử sự với những vấn đề, vụ việc đã và đang xảy ra để xây dựng lòng tin về một xã hội tươi đẹp hơn mà mọi người đều yên tâm, yên ổn, yên vui trong một cuộc sống có nhiều khó khăn...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống

    17/08/2006Nguyễn TrungChống tham nhũng đang là vấn đề cả nước bức xúc, cả nước đều quyết tâm chống – trừ những kẻ có điều kiện thực hiện tham nhũng. Câu chuyện thời sự hơn là chống như thế nào? Góp phần tìm câu trả lời, bài viết này xin đi vào hai vấn đề chính: Đánh giá tình trạng tham nhũng ở nước ta và chống như thế nào?
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • xem toàn bộ