Nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Học để làm người

04:28 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Tư, 2007

Theo cụ Huỳnh Thúc Kháng: Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ"...

Năm nay, lễ dâng hương tưởng niệm 60 năm ngày mất của Cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) đã được tổ chức long trọng sáng 21/4 tại đỉnh núi Thiến Ấn (Quảng Ngãi), nơi đặt di tích mộ của nhà chí sĩ yêu nước. 60 năm trước, khi hay tin Cụ Huỳnh qua đời trên đường đi công tác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết đầy xúc động:

"Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây Cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo mười mấy năm trường, gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời Cụ không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm giàu sang. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập".

Sinh ra trên mảnh đất "Quảng Nam hay cãi", Cụ suốt đời trung trinh gìn giữ tiết tháo của một nhà nho chân chính chỉ biết lấy lợi quyền của người lao động là mục tiêu hành sự. Nhà nghèo nhưng thông minh, lại cần cù, chăm chỉ, nên Cụ thi đỗ cao từ khá sớm: 24 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hương (giải nguyên); 28 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hội (hội nguyên). Cụ cùng với Trần Quý Cáp, Nguyễn Đình Hiến và Phạm Liệu được truyền tụng là "tứ hổ" của tỉnh "chưa mưa đã thấm" thời đó vì tài cao và học rộng...

Là một trí thức luôn ưu thời mẫn thế, Cụ Huỳnh không bao giờ lảng tránh thời cuộc. Ngay khi còn đầu xanh, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã tham gia phong trào Duy Tân năng nổ tới mức bị chính quyền thực dân Pháp đày ra Côn Đảo suốt từ năm 1908 tới năm 1921. Thoát vòng lao lý, mặc dù nhận thức được rất rõ ràng những mối hiểm nguy của con đường đấu tranh công khai với cường quyền, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng vẫn không chịu bó tay trên cương vị Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, vẫn trước sau như một giữ thái độ khảng khái vì dân, vì nước.

Trước sau như một, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng chỉ ham chuộng ánh sáng của nghĩa khí, trí tuệ và học vấn. Trong một bài đăng trên Báo "Tiếng dân" mà Cụ đã lập ra, Cụ viết: "Có một câu vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng của sự học là: Học để làm người!".

Cụ lý giải: "Cái học làm người này, nói về học khóa cần thiết thì người thông thường ai cũng có thể theo sức lực cùng bản năng của mình mà làm hết phận sự; mà nói đến chỗ cao điệu thì dầu thánh hiền hào kiệt cũng không ai dám tự phụ, rằng đã làm được hoàn toàn cực điểm. Bởi vì, đã làm "người" thì ai cũng là người, mà nói đến sự làm người thì rất là mênh mông mà không có hạn lượng. Trăm năm ngắn ngủi, trẻ, lớn, già, chết không cái gì mới lạ.

Song kẻ thì thánh hiền hào kiệt, kẻ thì ngu tiện dung phàm; người thì có công với nhân loại, muôn đời ai cũng hinh hương, người lại hại giống hại nòi, trăm miệng cũng đều thóa mạ. Không những thế mà thôi, làm một người về thời đại cổ, và làm một người ở thời đại nay khác nhau; làm người ở nước giàu mạnh với làm người ở nước hèn yếu khác nhau, suy ra đối với nước nhà mình và đối với nhân loại chung, nên làm người thế nào. Cảnh địa của người trăm chiều không đồng nhau thì cái cách làm người cho xứng đáng thích hợp cũng không phải cùng một cách.

Những chuyện mấy bậc vĩ nhân Đông Tây xưa nay, biết bao nhiêu điều đủ làm gương cho người sau học theo mà người nào cũng có chân tướng người nấy, mỗi người dạy cho người sau một việc; bắt chước được một việc thì dầu ai đọc thuộc trăm nghìn quyển sách cũng chẳng hơn chi.

Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ".

Tây Hồ Phan Chu Trinh từng viết tặng Cụ Huỳnh: "Khách lai vô thoại chỉ đam thư" (Khách đến không nói chỉ mê sách). Bản thân Cụ Huỳnh cũng có lần thổ lộ: "Tôi, một anh học trò gốc sinh trưởng nhà nông nghèo trong thôn quê, đã là cái hoàn cảnh phác dã, thô vụng, khô khan, quê kệch, gia dĩ đặc tính trời phú ham mê về sự học, nửa đời người tôi, ngoài cái văn thơ sách vở ra, gần như không có gì gọi là "mỹ cảm".

Bởi vậy, trong bạn lứa anh em đồng thời với tôi... thường có lời nhạo tôi là "lão phác" vì không biết bốn cái hứng thú mà làng văn thích ngoạn thưởng:

1. Không biết uống rượu.

2. Không biết chơi hoa.

3. Không biết ngắm sắc.

4. Không biết thưởng sơn thủy".

Khi Cách mạng Mùa thu năm 1945 thành công, Cụ Huỳnh đã hân hoan viết: "Sướng ơi là sướng! Thoát thân nô mà làm chủ nhân ông. Vui thật là vui! Đổi quyền vua làm dân quốc mới". Mặc dù biết mình không hẳn đã nhận thức được hết những tư tưởng mà những người cộng sản truyền bá ở Việt Nam nhưng Cụ Huỳnh đã hiểu rõ ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám. Trong lễ kỷ niệm lần thứ 5 ngày Cụ Phan Bội Châu tạ thế (29/10/1945) ở Huế, Cụ Huỳnh nói:

"Ất Dậu trước đến Ất Dậu này thực khác xa. Trước là kinh thành thất thủ, là mất nước; nay là cách mạng, là giải phóng...".

Trước sau như một, Cụ Huỳnh vẫn chủ trương đại đoàn kết quốc dân cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, xung quanh biểu tượng ái quốc là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước khi qua đời, trong những lời trối trăng với đại diện các đảng phái, Cụ Huỳnh đã viết: "Chủ nghĩa gì cũng chẳng nên trò, nếu còn là dân nô lệ. Mong anh em hãy thực hiện ngay đại đoàn kết xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng xuất chúng, vị anh hùng của dân tộc...".

Hiểu rõ tâm sự của Cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Cụ Huỳnh ra Hà Nội tham gia chính quyền mới. Vốn mến mộ danh tiếng nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, Cụ Huỳnh dù tuổi đã cao nhưng vẫn đồng ý ra Bắc, dù chỉ để gặp mặt người yêu nước tri kỷ mà mình đã mến mộ từ lâu chứ chưa định ngồi vào vị trí nào trong chính quyền mới. Và nhận rõ thời điểm "quốc gia hữu sự", Cụ Huỳnh đã đồng ý làm người lãnh đạo chính thức của Bộ Nội vụ (tiền thân của Bộ Công an) trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cụ cũng nhận lời làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Năm 1947, tới Quảng Ngãi, không may Cụ bị ốm và qua đời tại đó. Trước phút lâm chung, Cụ đã gửi điện cho Bác Hồ với những lời gan ruột:

"Tôi bệnh nặng chắc không qua khỏi. Bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước đã được độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả. Chỉ tiếc không được gặp Cụ lần cuối cùng. Chúc Cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân lên đường vinh quang hạnh phúc. Chào vĩnh quyết"...

Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng từng rất tâm đắc với câu danh ngôn của nhà bác học Pháp Pasteur: "Đạo lý vẫn không có quê hương, mà nhà học giả phải có một cái quê hương". Cụ đã sống và làm việc cả đời cho quê hương Việt Nam, cho đồng bào mình. Tấm gương sáng của nhà nho tiết tháo, thức thời và luôn tận tụy với quyền lợi của người dân, với "Tiếng dân" Huỳnh Thúc Kháng sẽ còn sáng soi nhiều năm nữa với các thế hệ hậu sinh.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vần đề tài và tật

    15/09/2018Trường GiangBáo Kiến thức ngày nay có đăng bài không ký tên tác giả với nhan đề rất hấp dẫn "20 biểu hiện của nhân tài". Song đọc kỹ nội dung bài viết, tôi thấy đây không phải là những biểu hiện của người tài và càng không phải là cách của người tài....
  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Nghĩ về việc học

    27/08/2015Vương Trí NhànĐầu năm 2006, một người Mỹ nói thẳng là thanh niên Việt Nam không có nhu cầu hiểu biết mà chỉ lo học lấy bằng để kiếm sống. Thoạt nghe tôi cũng bị sốc. Một xã hội mà lớp trẻ chỉ lo kiếm sống và không có nhu cầu hiểu biết thì xã hội đó phát triển làm sao được!
  • Đặng Huy Trứ và những điều răn dành cho người làm quan

    16/08/2014Nguyễn Phương ThoanTrước tác của Đặng Huy Trứ để lại , ngoài các tác phẩm văn thơ như: “Tùng chinh di quy”, "Hoàng Trung thi văn”, “Tứ thập bát hiệu ký Sự tân biên”, "Nữ giới diễn ca”... thì bộ sách dày gần 2000 trang có đầu đề “Từ thụ yếu quy" với nội dung chuyên về chống hối lộ - tham nhũng đã thu hút nhiều thế hệ người đọc hơn một trăm năm qua...
  • Lớp “Học làm Người” giữa lòng TP.HCM

    20/11/2012Tại số nhà 48 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình (TP.HCM) có một trường học mang tên Trường Hán Nôm Nguyễn Trãi. Nói là “trường học” nhưng thực chất chỉ có mỗi một phòng rộng khoảng chừng 100 m2. Trường chỉ có duy nhất một giáo viên, vừa giảng dạy, vừa kiêm chức hiệu trưởng...
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Trong thế giới sách dạy làm người thành công

    15/09/2006Quỳnh NhưCó những lúc trong cuộc sống bản cảm thấy mất phương hướng. Bạn cần ai đó bên cạnh yêu thương bạn và khuyên bạn cách giải quyết những rắc rối cuộc đời. Bạn nhớ lại lời khuyên khuyết danh từng đọc ở đâu đấy: Hãy đến với sách. "Một cuốn sách thay cho một ngày cuối tuần buồn bã, không biết làm gì. Ít ra cũng bổ ích hơn nửa két bia và mười hai điếu thuốc”...
  • Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    11/08/2006Võ Minh TâmXã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Từ chỗ là quốc gia phong kiến tự chủ, Việt Nam lúc này trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến...
  • Lạm phát sách… “dạy làm quan”!

    08/08/2006Phạm Khải"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại...
  • Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

    17/07/2006PGS. PTS. Lê Sĩ ThắngĐối với các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ - những người đã từng bị Nho giáo bưng tai bịt mắt, đã thấy được ở một chừng mực nào đó sự lạc hậu của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì “Tân thư" đã có sức hút mãnh liệt...
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • Muốn có ứng dụng, phải có lý thuyết

    24/04/2006Hoàng Lê (Thực hiện)Không có ranh giới thực sự giữa Toán lý thuyết và Toán ứng dụng. Bởi vì, cái hôm nay ta tưởng rất lý thuyết thì ngày mai lại có thể rất ứng dụng. Những nước mà kinh tế phát triển nhất, ứng dụng Toán giỏi nhất cũng chính là những nước mà Toán lý thuyết phát triển nhất...
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Đạo kinh doanh cũng là đạo làm người

    02/02/2006Vốn là cán bộ đoàn, học sư phạm, tôi làm doanh nhân do… thời thế. Gọi nôm na là nghề chọn mình. Không được đào tạo bài bản, chỉ qua trường đời. Từ thực tiễn tôi có một góc nhìn riêng về đạo đức kinh doanh...
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • Thêm đôi suy nghĩ về giáo dục

    30/09/2005Nguyên NgọcGiáo dục động chạm đến hàng chục triệu người, và những vấn đề của nó khiến hàng chục triệu người thấy đã đến lúc không thể ngồi yên. Tương lai của con cháu họ bị thách thức, thậm chí bị “uy hiếp” nghiêm trọng...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • Quy luật làm người

    18/07/2005Anh Nguyện dịchKhi sinh ra, bạn chẳng thể nào có một quyển sách giáo khoa để chỉ vẽ cho riêng mình; những hướng dẫn sau đây sẽ làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
  • Thời của sách học làm người

    05/07/2005Nhật LệTheo thống kê mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM), hiện nay, tủ sách học làm người đang là bộ sách best-seller, dẫn đầu về doanh số và tốc độ tái bản. Một dự báo mới về văn hóa đọc - và có thể là một hiện tượng đáng được các nhà phê bình lưu tâm, suy ngẫm.
  • xem toàn bộ