Người Việt và căn bệnh ”Đáng là bao”

09:38 SA @ Thứ Ba - 14 Tháng Mười, 2008

Thử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm kỷ luật nhân viên chỉ vì lỗi hành vi biếu quà?

Nếu làm một bản liệt kê chi tiết N "kể tội" sự lãng phí của người Việt có lẽ cái danh sách ấy sẽ dài bất tận…

Chuyện ở một đám cưới

Nhà có dâu và chú rể cùng trên phố Bạch Mai (Hà Nội), cách nhau chưa đầy 300m. Ấy vậy mà nhà trai rình rang huy động tới đoàn xe 6 chiếc xế hộp đi... đón dâu. Sau khi xong xuôi thủ tục bên nhà gái, họ bước lên xe hoa (là chiếc Mercedes S500 đi thuê với giá 3,2 triệu đồng chỉ để chạy trong buổi sáng) và cả đoàn rồng rắn nối đuôi lăn bánh theo hướng phố Huế. Dân tình trong khu phố được phen mắt tròn mắt dẹt, họ không quay về nhà trai "bá cáo" ông tiên bà tổ mà còn chạy đi đâu? Mãi 45 phút sau, cái đoàn xe ấy ầm ĩ trở về rồi đỗ cả một đoạn dài khiến cho con đường Bạch Mai vốn chẳng được rộng rãi trở nên ùn tắc.

Trong khi pháo giấy bên nhà trai phụt ra tới tấp hân hoan chào đón thì cô dâu phờ phạc, son phấn lấm lem, mặt mũi tái xanh tái mét vì say xe... Thì ra, chỉ vì hai nhà quá gần, nên người ta bàn nhau bày vẽ làm một "tua khép kín" (mất hơn 10 phố vòng lên Hồ Gươm) diễu qua các con phố để quay phim, chụp ảnh cho xôm tụ. Biết hoàn cảnh nhà trai chẳng phải khá giả, có người buột miệng góp ý thì gia chủ xông xênh: "Cả đời mới có một lần, đáng là bao"!

Không lãng phí, không phải người Việt

Câu chuyện "cầu kỳ sinh lãng phí" kể trên chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn cái sự lãng phí của người Việt.

Theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong 4 đức tính (Cần, Kiệm, Liêm, Chính) không thể thiếu của mỗi một con người là phải tiết kiệm
Vào nhà hàng gọi món thừa mứa... vì "đáng là bao", người ta sẵn sàng bật đèn sáng trưng cả ngôi nhà 4 tầng suất đêm cho... đỡ lạnh lẽo, xả toilet bằng nút 6 lít (thay vì nút 3 lít) cho... nó nhanh. Rồi cũng vì lãng phí mà chẳng hiếm những buổi khai trương cửa tiệm với loa đài ầm ĩ cả khu phố, thuê người viết kịch bản, thuê MC, ca sĩ, vũ công rồi mời cả quan chức phường, quận (bằng phong bao dày cộm) đến dự để... gây thanh thế...

Trước "quốc nạn" lãng phí ấy, các cấp chính quyền đã ban hành không ít quyết định, chỉ thị, kêu gọi, động viên cán bộ, nhân dân thực hành tiết kiệm, không được dùng tiền công vào lễ khai trương, động thổ, không biếu xén lãnh đạo dịp lễ tết, không mua lẵng hoa khi dự hội nghị

Nhưng Nhà nước nói nhiều, thử hỏi mấy ai nghe? Thế nên báo chí thỉnh thoảng "bắt quả tang" được vị lãnh đạo A cưỡi chiếc xe công trị giá tương đương hàng nghìn con trâu đi chơi thể thao, vị B đi "kiểm tra thực hành tiết kiệm ở cơ sở", lúc nghỉ trưa ra xế hộp bật điều hòa mát lạnh để ngủ đẫy giấc, rồi những bữa ăn "rau mắm" đón khách của vị quan chức C toàn tay gấu, thịt bò tót, rượu hổ cốt,... với hóa đơn lên tới 20 - 25 triệu đồng, làm dân nghèo tối tăm mặt mũi. Bảo bỏ quà cáp, biếu xén để tiết kiệm ư? Đó chỉ là chỉ thị của chính quyền, chứ còn "mối quan hệ như cá với nước" là cấp dưới - cấp trên, thì chuyện ấy tựa như một thứ "lễ nghĩa" mà bây giờ và có lẽ mãi mãi sẽ chẳng thể đổi thay. Thử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm mà từ chối, đưa ra kỷ luật nhân viên chỉ vì cái lỗi đã có hành vi... biếu quà?

Bao giờ người Việt biết tiết kiệm?

Sau sự kiện giá xăng "phọt" lên 19.000 đồng/1ít vừa qua, nhiều người tính toán nhiều hơn đến các giải pháp nhằm tiết kiệm túi tiền. Họ hạn chế dùng xe máy cho những việc không thực sự can thiết, sử dụng xe buýt cho rẻ hơn... Nhưng đó là chuyện của những người biết quý trọng đồng tiền, của dân nghèo phải tính toán từng bữa, còn với dân có tiền, coi xăng, điện, nước, mớ rau... chỉ là những thứ vụn vặt, "đáng là bao" , thì có lẽ tiết kiệm còn quá xa xôi... Tác giả bài viết này có anh bạn mới đi công tác ở Đức về. Anh ấy bảo cả tháng rồi mà cứ bị ám ảnh bởi một người đàn ông Đức dùng vụn bánh mì quết, vét hết nước xốt và bỏ vào miệng ngon lành, một người Đức khác còn liếm đĩa thức ăn khi đã ăn xong. Mà họ làm cái việc đó giữa đám đông, trong một nhà hàng khá sang trọng và hơn hết là ở một đất nước có nền kinh tế phát triển vào loại nhất thế giới. Có bao nhiêu người Việt vượt qua lòng sĩ diện để làm được cái chuyện tiết kiệm như hai ngươi đàn ông Đức kia?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Lãng phí, mất gốc, học đòi

    28/03/2018Vương Trí NhànNhững chốn ăn chơi của Hà Nội là nhất Bắc kỳ, cái đó rành rành không ai chối cãi. Nhưng chúng ta phải buồn phiến mà nhận ra rằng những hiệu cao lâu có danh và bền vững đều là của người Tàu. Về cách tổ chức một chốn ăn, về danh vọng của một ngôi hàng cơm thật quả chúng ta không có nền nếp tục lệ và quy củ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận

    05/08/2015Vương Trí NhànNgười An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa, dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh, biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để cho tinh túy...
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam

    23/12/2010Mai Thị QuýVới bề dày lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một hệ thống các giá trị truyền thông, trong đó có đức tính cần cù và tiết kiệm. Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đó theo những chiều hướng khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực...
  • Bệnh lãng phí cũng đáng sợ không kém

    05/12/2010Ngọc TrảnHàng ngày chỉ cần đọc lướt qua một số tờ báo, chúng ta sẽ dễ dàng sàng lọc được không ít thông tin có liên quan đến sự lãng phí. Và nếu chịu khó để mắt quan sát, gom nhặt một chút, chúng ra cũng sẽ dễ dàng phát hiện ra sự lãng phí không mấy khó khăn. Phải chăng sự lãng phí trong xã hội ta đã trở thành phổ biến?
  • Lãng phí

    09/10/2010Hà Văn ThịnhĐể sống và tồn tại, không một dân tộc nào có quyền lãng phí thời gian và vận mệnh của mình. Nghe ra thì đúng thế, nhưng sự thật, không hẳn là như thế. Chắc chắn một điều: Chưa bao giờ chúng ta lãng phí như lúc này...
  • 10 điều lãng phí nhất

    26/01/2007Sưu tầmTrong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình...
  • Bốn lãng phí

    09/11/2006GS. Hà Văn ThịnhGiải trình trước Quốc hội và trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nếu không chống được bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục thì đất nước sẽ có 4 lãng phí lớn: Lãng phí tuổi học trò, lãng phí tiền của của phụ huynh, lãng phí công sức thầy cô, lãng phí nguồn tài nguyên lớn nhất của đất nước...
  • Lãng phí trong giáo dục: Thiệt hại vô bờ bến

    26/08/2006GS Nguyễn Ngọc LanhLãng phí đi đôi với tham nhũng và xét cho cùng của cải tham nhũng cũng là của cải nhân dân bị lãng phí (vào túi cá nhân). Lãng phí trong giáo dục, ngoài tiền bạc là cái dễ thấy hơn cả, còn lãng phí thời gian, công sức, lòng tin, lòng trung thực...
  • Nạn lãng phí!

    03/08/2006Ánh HồngCùng với các tệ nạn khác, nạn lãng phí đã và đang làm băng hoại nhân cách con người Việt Nam, làm kiệt quệ sức lực, tiền của, tài nguyên của đất nước. Tác hại của lãng phí, ai cũng biết, nhung nói và làm từ trên xuống dưới còn thiếu những biện pháp, chế tài cụ thể để chống lãng phí một cách triệt để?
  • Hiệu quả chưa cao là lãng phí

    20/03/2006Cầm Văn KìnhVới sự bùng nổ Internet thời gian qua, con số 13,34% dân số VN online thường xuyên đã nói lên mức độ tiếp cận nguồn tri thức và khả năng thông tin vô tận từ Internet ở nước ta. Nhưng bên cạnh chỉ số không phải không còn tâm lý cản trở sự phát triển Internet ở VN cũng như những chỉ số cần thực tâm đối diện, suy ngẫm...
  • Tản mạn về tiết kiệm

    13/03/2006Cáng KiềnTiết kiệm, hết sức tiết kiệm không chỉ để làm giàu cho ta mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia và cộng đồng!
  • Nhiều doanh nghiệp lãng phí ngân sách CNTT

    07/08/2004Một điều tra của hãng YouGov đối với 3.000 công ty ở Anh cho thấy các khoản đầu tư vào hạ tầng công nghệ đã được thực hiện mà không có sự ý thức thấu đáo về nhu cầu thực tế...
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    12/01/2004Lê Hạnh (thực hiện)Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ...
  • Để tiết kiệm quỹ thời gian

    29/06/2003Đời người thật ngắn ngủi. Quỹ thời gian của mỗi người rất hạn hẹp so với yêu cầu sử dụng. Vậy làm thế nào để tiết kiệm được thời gian một cách triệt để nhất?
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • xem toàn bộ