Người trẻ ư? Phải lo nhiều lắm…

07:54 CH @ Thứ Năm - 18 Tháng Năm, 2006

Một bác sĩ tâm lý người nước ngoài đền giảng dạy ở Việt Nam về tư duy tích cực. Các học viên đều thấy lý thú, nhưng lại rất khó áp dụng. Ông lấy thí dụ khi gặp sự buồn phiền, một thanh niên phương Tây có thể lấy tiền tự làm ra để đi du lịch tới các xứ xa xôi. Tiền thì bây giờ những người trẻ Việt Nam cũng có thể có, nhưng rất ít người trong số họ chọn cách đi du lịch một mình, thậm chí họ còn ái ngại cho các bạn Tây ba lô đi dép râu, mặc quần soóc với "gia tài” to xù ở sau lưng đầy đủ đồ sinh hoạt, từ túi ngủ cho tới các ống thuốc xoa da, diệt côn trùng. Với họ, chai nước trắng khổng lồ là không thể thiếu. Không hiểu sao họ có thể uống thứ nước không mùi vị ấy suốt ngày. Ở Việt Nam bây giờ người dân cũng đã quen xài thú nước tinh khiết ấy.

Cuộc sống đã có những thay đổi từthói quen nhỏ nhất. Cứ thử đến chơi giađình một vợ chồng trẻ mà xem họ tiếp khách, nhiều nhà không có cả bộ ấm pha trà và tất nhiên là không đãi khách bằng nước trà như cha mẹ họ. Họ lôi ra chai nước lạnh trong tủ hoặc các lon nước ngọt, nước trái cây, uống trong ly thủy tinh lớn. Tết đến, nhà họ chỉ có một chiếc bánh chưng mua ngoài chợ hoặc do cha mẹ cho,ăn mãi không hết. Họ tiếp khách không bằng các món truyền thống "nhà quê" kiểu tôm khô củ kiệu, mà bằng một đĩa nhỏ cắt xúc xích, thịt nguội, vài lát thơm, uống rượu nho, rượu vang hoặc bia.

Chẳng có gì cần phê phán cả, sống sao cho tiện lợi và phù hợp hoàn cảnh là được. Nỗi nhớ nhung "ngày xưa” chỉ có ở người già, còn người trẻ chưa trải qua nhiều, chưa có quá khứ giống người già, trách họ sao được. Vậy tại sao khi học một "cua" tâm lý do người nước ngoài giảng, cảm thấy rất khó thực hành? Thì ra họ không thể bỏ tất cả mà đi tìm lối thoát cho riêng mình theo kiểu vài bạn Tây sang đây một mình sống lâu dài. Rủi mẹ của mình đau ốm? Rủi họ hàng bà con có ai cần giúp đỡ?

Một người trẻ đang bị cho là đã bị phai nhạt lối sống truyền thống nói rằng lớp trẻ vẫn thấy truyền thống đậm đặc từ trong máu. Người trẻ bây giờ phải lo nhiều lắm, nào là lo có học vấn, có sự nghiệp, công việc làm tốt và thăng tiến, nào lo chuyện yêu đương, lo chỗ ởđể cưới nhau và khi một đứa con ra đời là "xanh mặt". Nếu cả hai vợ chồng cùng đi làm, nhà khôngai giúp, phải thuê người nữa thì chi phí cao lắm, phải còng lưng kiếm thêm tiền. Còn cha mẹ, anh em hai bên lỡ khi đau ốm là những người trẻ ít tiền ngồi xếp hàng méo mặt ở các bệnh viện đông như nhà ga, chỉ còn thiếu nước quỳ lạy bác sĩ, nhờ vả. Ở ta đầu đã có một cơ cấu xã hội nền nếp tốt lành để cứ đau yếu là đến được với quy chế chữa trị hiển nhiên. Ở nước ngoài, người trẻ có thể đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão, như ở ta thì bị coi là "bất hiếu”. Thực ra, nếu được tổ chức tốt, trại dưõng lão sẽ giúp người già có được cuộc sống có chất lượng, phù hợp tuổi tác, tránh xa được guồng máy xã hội luôn quay cuồng. Người trẻ Việt Nam ý thức được trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già hai bên. Họ đã bị quấn vào sợi dây của họ hàng, huyết thống, phải lo cho đại gia đình. Họ đâu có dễ vứt đi tất cả để đi du lịch, sang tìm việc ởxứ sở nào đó với mụcđích khám phá cuộc sống như một thú vui. Nếu có chàng trai cô gái nào đi xuất khẩu lao động thì họ ra đi cũng chỉ "vì hậu phương lớn", tức là vì hạnh phúc của cả gia đình họ. Những phụ nữ trung niên người miền Trung để chồng con ởnhà, "xông pha" gánh tàu hũ, bánh tráng, đi giúp việc nhà...chỉ nhằm chắt bóp gửi tiền về nuôi gia đình còn khốn khó phương xa.

Người trẻ Việt Nam đang thay đổi, nhưng họ không mất đi truyền thống sâuxa, bởi vậy không nên vội lên án họ. Dù sao thì nét văn hóa truyền thống đùm bọc lẫn nhau, thói quen hội tụ gia đình vẫn còn là nét lớn nhất trong lối sống hiện nay.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Những nghịch lý của cuộc sống

    25/02/2017Kim LuânCó những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do...
  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • “Xét tật mình”

    15/09/2016Tú CốtCa ngợi mình luôn luôn là chuyện dễ hơn nhiều so với chuyện vạch ra cho được những tật xấu của mình. 70 năm trước Báo Phong Hóa đã có mục “Xét tật mình” để người Việt tự hoàn thiện mình. Lâu quá rồi, chúng ta chưa xét lại tật mình.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Làm thanh niên thật khó!

    03/10/2014Bạn bè hay kháo nhau, làm người là khó, thời nay nên bổ sung: làm thanh niên còn khó hơn nhiều...
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Khắc phục thái độ làm việc lề mề

    27/09/2013Dịch theo Readers’ DigestThật lòng mà nói không có thuốc chữa cho thói quen làm việc lề mề. Một số chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu thói quen trì hoãn và làm hao phí thời gian đã thú nhận rằng hầu hết khách hàng tìm đến họ đều không khắc phục được thói quen tiêu cực đó.
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Sức trẻ của tư duy

    23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
  • Tuổi trẻ buồn

    02/12/2005Nguyễn VinhEm bảo em buồn. Tôi hỏi sao buồn. Em bảo không biết, tự nhiên thấy buồn. Buồn một cách lạ lùng, dã man và… bí mật lắm. Đến nỗi, chính em cũng không hiểu buồn từ đâu về và buồn vì cái sự gì nữa. Chà, thế thì “căng” quá…
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Kỹ năng sinh viên: Ngẫu hứng và... tự phát!

    09/07/2005T. VyMột cuộc thăm dò trên 2.000 SV của nhóm SV nghiên cứu marketing - Margroup (khoa Thương mại du lịch - ĐH Kinh tế TP.HCM) cho một kết quả: tỉ lệ SV “hẻo” kỹ năng giao tiếp và những kiến thức bổ sung nói chung khác ở các trường ĐH, CĐ chiếm đến 80%.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Hiểu rõ bản thân

    19/07/2005David P.HelfandĐiều quan trọng nhất trong lời khuyên mà tôi đưa ra cho những người tìm việc hôm nay là đầu tiên phải hiểu được, một cách tốt nhất có thể, chính xác bạn muốn làm cái gì. Đây là bước đầu tiên và có thể là quan trọng nhất trong quá trình thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Nếu những lựa chọn nghề nghiệp thích hợp không được xác định rõ, những bước còn lại (như nghiên cứu những lựa chọn nghề nghiệp, bạn viết tóm tắt bản thân và công việc, cuộc phỏng vấn tìm việc) trở nên khó khăn hơn rất nhiều để có thể hoàn thành, và nếu có hoàn thành được thì thường đem lại kết quả không thoả mãn...
  • xem toàn bộ