Người pop

04:43 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Mười Một, 2007

Chưa bao giờ trong xã hội Việt tràn lan một “bầu không khí pop” ở khắp nơi; rõ nhất trong cả âm nhạc, tiêu dùng và trong tính cách người...

Một giáo sư trong cuộc trò chuyện về nhà văn Mỹ Robert Olen Butler mới sang Việt Nam, đã nhận xét: Nghệ thuật hiện đại phải pha trộn giữa văn hóa pop và văn hóa cao sang. Theo giáo sư, thế giới ngày nay pha trộn, đặc biệt là nghệ thuật hiện đại, cái cao sang tự nó chưa đủ tác động mạnh mẽ đến công chúng, phải có sự pha trộn của pop.

Có phải vì thế mà bất chấp các nhà nghiên cứu giải thích khái niệm pop như thế nào, giới trẻ không cần rạch ròi định nghĩa, họ cho nó vào 1 rọ với lối sống mới, lối sống thị dân đang giao lưu, ảnh hưởng mạnh mẽ từ bên ngoài.

Người pop thứ nhất

Một điều tra bỏ túi của giảng viên Trường ĐH KHXH&NV TPHCM cho thấy sinh viên có những hưởng thụ văn hóa giải trí như sau: Đọc sách, đi du lịch (loanh quanh trong thành phố vào ngày nghỉ), đến CLB nhà văn hóa và một loại hình giải trí phổ biến là đi cà phê với bạn bè. Ban đêm không phải ai cũng có ti vi, vi tính, mà lo tự nấu nướng ăn uống xong cũng 8 giờ tối (vì chen xe buýt từ trường về nơi trọ Thủ Đức phải 6 giờ tối mới về nhà). Đấy là chưa kể đi làm thêm như dạy kèm và phục vụ ở quán ăn, nhà hàng.

Người pop thứ hai

Những người chơi blog thì bộc lộ trong một ngày hội của họ : "Điều quan tâm nhất của tôi là không biết có nhiều người biết đến blog của tôi không". Người ta nói đó là nơi chia sẻ giao lưu, cập nhật thông tin cá nhân kết nối, nhưng có bạn lại bảo đó là nơi " thất tình rên rỉ bày tỏ ồn ào nỗi đau khổ, có khi như thùng rác vậy đó". Có người "bình luận văn học" như sau: "Phí công anh ngồi nhai nó 2 tiếng đồng hồ, không thể nào gọi nó là tiểu thuyết được. Tác giả làm sao biến cái mớ hổ lốn ấy thành tiểu thuyết được". "Em tưởng chỉ có mình em bị lừa đọc cái đống rác ấy chứ". Đọc nghe điên quá, lộn hết cả mề, oa oa oa ". ..

Người pop thứ ba

Từ quê lên. Thấy chữ là sợ, bỏ học, quyết chí đi lên từ sắc đẹp. Con gái miệt vườn da trắng tóc dài, đi học nó phí đi. Trong khi nhan sắc đang là của quý của thị trường, dại gì đi học. Thế là lên Sài Gòn, bắt cô chú bác tìm lò luyện người đẹp đi thi người mẫu. Cô bác bảo: Làm gì cũng phải có văn hóa. Con có bì được với các cô vừa đẹp vừa có văn hóa cao không? Thôi kệ, nó cứ đòi mua hồ sơ, sắm quần áo. Cô chị cũngdân ăn chơi bảovào tủ của chị lấyđồ mặc, nó không chịu. Hết model rồi, đòi sắm mới. Đòi đi tìm nhà thiếtkế Việt Hùngchuyên đỡ đầu siêu mẫu. Thành côngphải có ông bầu.

Rồi nó đi spa giữ dáng, chăm đọc tạp chí thời trang làm đẹp sành điệu, đâu có lạc hậu đâu ! Ở nhà, cơm chẳng nấu, làm bếp sợ hư tay !

Lúc rảnh thì bấm lia lịa các kênh ti vi, chuyển kênh liên tục. Mà cô ta xem gì? Thời sự: Lúa đông xuân cấy bao hecta. Chuyển. Một cuộc họp cán bộ lố nhố, nói dài. Chuyển. Cô dừng lại lâu ở game show, nhìn dán mắt vào các MC xinh đẹp, mặc đồ model nhưng ăn nói nhàm chán, đôi khi sến không chịu nổi. Cô ta mơ ước như bao bạn trẻ của thế giới vật chất đồng phục: điện thoại di động, xe, laptop, ipod, đồ thời trang...


Những giá trị châu Á coi trọng giá trị tinh thần, tìm sự đồng điệu với môi trường và xã hội đang mất dần. Cái mới nhiều tích cực nhưng bộc lộ cá nhân, ích kỷ.
Chỉ béo cho các nhà marketing khi họ nghiên cứu thị trường: 68% thanh niên cho biết nhãn hiệu là điều quan tâm nhất khi mua hàng, 73% thanh niên sẵn sàng trả giá cao hơn nếu hàng tốt...

Các nhà nghiên cứu văn hóa thì kêu:Những giá trị châu Á coi trọng giá trị tinh thẫn, tìm sự đồng điệu với môi trường và xã hội đang mất dần. Cái mới nhiều tích cực nhưng bộc lộ cá nhân, ích kỷ. Có người yêu mình hơn người, không cần kết hôn, ít mua sách báo, ít học lên cao, ít để dành...

Một người lướt web chỉ để đọc các bài như: X- bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu.

Bộ cánh mới của Y.M. đỏ bạc đen tình.Zngười đẹp bị bỏ rơi. K. chia tay L...bikini cho nở vòng 3

Pop đâu có tội tình gì Và mặc cho những ông như Alvin Totfer nào đó nói xu hướng phát triển của văn minh loài người : Từ chỗ lấy 1 sức mạnh và tiền bạc làm cơ sở quyền lực , nay đang chuyển sang lấy trí thức làm cơ sở. Cuộc sống hưởng thụ và dư thừa vật chất này có vẻ hợp với định lý không đầy đủ (incompleteness theorem) của Kurt Godel: Trong mọi lý thuyết toán học luôn tồn tại những khắng định không chứng minh được là đúng hay sai...

Người pop vẫn vô tư làm nên số đông…

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về bản lĩnh thanh niên thời nay

    13/05/2016Mong rằng cái tinh thần Văn Miếu ấy sẽ động viên thế hệ thanh niên ngày nay vững bước tiến vào thế kỷ trí tuệ để biến những khát vọng ngàn đời của dân Việt thành hiện thực.
  • Mở rộng không gian lối sống để bảo vệ các giá trị

    03/03/2016Cao Tự ThanhDi sản văn hóa truyền thống bao gồm cả các giá trị vật thể lẫn phi vật thể cũng bị đặt trước nhiều thách thức mới, trong đó nổi bật là tình trạng mất mát chưa từng có so với trong những giai đoạn thời bình trước kia. Đây là một nguy cơ mà nhiều năm qua đã không ngăn chặn được...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên

    05/12/2014TS. Lê HươngViệc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan...
  • Làm thanh niên thật khó!

    03/10/2014Bạn bè hay kháo nhau, làm người là khó, thời nay nên bổ sung: làm thanh niên còn khó hơn nhiều...
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • xem toàn bộ