Người khác

10:51 SA @ Thứ Bảy - 14 Tháng Chín, 2013

Tôi muốn kể một câu chuyện, một câu chuyện hết sức bình thường không hề có chủ định ngụ ngôn hay hàm ý sâu xa nào.

Hai người bạn tôi, “thanh mai trúc mã”, mến nhau từ nhỏ, lớn lên yêu nhau, đi cùng ai cũng phải xuýt xoa vì quá đẹp đôi, vì đều thấy rõ ràng họ “sinh ra là để cho nhau”, bao nhiêu năm cuộc tình không bị ai chen ngang, đến tuổi thì cưới nhau, chưa từng có ai chứng kiến họ cãi vã, nặng lời và trong mọi chuyện họ đều “nhất trí cao độ” với nhau. Bạn bè xung quanh trải bao thăng trầm, sóng gió về tình cảm và hôn nhân, thảy đều ghen tị với cặp trai gái kia và đều nhận ra rằng càng ngày nét mặt họ càng giống nhau.

Thế rồi đến một ngày, hai người bọn họ tan vỡ, một sự kiện lớn trong nhóm bạn chúng tôi, mà “triệu chứng” chỉ là mấy hiện tượng lặt vặt như khi một trong hai người cất tiếng nói thì người kia nhất định im lặng, như thể chỉ một người là đủ toàn quyền phát ngôn thay cho cả hai, rồi ở những cuộc gặp mặt đông người dần dà chúng tôi thấy hoặc anh hoặc chị tới chứ chẳng mấy khi cả hai. Điều lạ là những lúc như vậy chẳng ai cảm thấy thiếu, thấy cần người còn lại phải có mặt.

Sự tan vỡ đi ngược lại mọi dự đoán và quy luật này khiến những cặp đôi nhiều sóng gió kinh ngạc nhưng đồng thời cũng hiểu ra một điều: những gì quá hoàn hảo, quá bình lặng một khi đã xảy ra chuyện gì là không thể cứu vãn, trong khi những thứ hơi “méo” ở vẻ bên ngoài, hục hặc trục trặc thường xuyên lại có thể lâu bền trong sự bấp bênh của nó.

Và thực sự con người ta, hình như thế, có nhu cầu về sự khác. Người khác tức là khác với mình, cho dù các nhà sinh học có chứng minh thuyết phục đến thế nào về tỉ lệ rất sát 100% về mức độ giống nhau giữa mọi con người. Sự khác biệt không chỉ làm cho cuộc sống đa dạng hơn, mà có vẻ còn là điều kiện sống cơ bản của chúng ta, thiếu nó thì loài vật được phú cho chút khả năng tư duy khó lòng “bình thường” cho được. Vậy nên một con người chín chắn nên hiểu cảm giác của những con người lúc nào cũng chực lên đường đi xa đến một nơi nào đó thật lạ, thật khác, những con người luôn luôn muốn ngày mai khác hẳn với hôm nay.

Mối quan hệ giữa ta và người khác phức tạp đến nỗi không bao giờ dò thấu nổi, và không chỉ là chuyện yêu, ghét, ngưỡng mộ, khinh thường, bực bội, hoan lạc, mà dường như còn ở một tầng sâu hơn hẳn, để rồi có những lúc ta bỗng nhận ra thật ra mình chẳng thể nào hiểu nổi về bất kỳ ai.

Tôi đã thử tìm cách nhìn người khác bằng việc làm một bộ phim ở một nơi rất xa lạ với cuộc sống bình thường của tôi, chỗ của những con người không có gì chung với tôi, thử để cho cái nhìn của mình không vướng chút thành kiến nào, giữ cho mình là một người quan sát trung tính tối đa.

Tôi chứng kiến những người dân tộc khi gặp chuyện không vui thì một mình đi vào rừng, nói hết lòng mình cho cây nghe, nhẹ nhõm rồi thì trở về, không vướng bận gì nữa. Những con người ấy biết kết nối rất hài hòa giữa bản thân mình, người khác và tự nhiên, họ biết dựa vào tự nhiên một cách bản chất và thân tình, nương theo nó mà không cố công cải tạo hay chế ngự. Tôi không biết cách này hay dở thế nào, nhưng tôi đã biết được rằng trước các sự việc giống nhau, cách giải quyết của mỗi người không chỉ khác nhau ở vẻ ngoài mà còn có thể khác về bản chất, từ quan niệm sâu xa nhất trở đi.

Một lần khác, tôi dự cuộc tế lễ trong rừng của một bộ tộc khác. Rất cố để không bị những cảm giác thường có của mình đẩy bật ra khỏi sự quan sát thuần túy và khách quan, tôi vẫn thấy như không thể chịu đựng nổi khi những con người kia giết con chó đẹp nhất mà họ có để tế lễ. Nhưng nghĩ cho kỹ, cộng đồng người nào cũng có nhu cầu xả đi, hy sinh một số thứ quý giá hòng tìm tới trạng thái cân bằng; xét cho cùng ở xã hội “hiện đại”, người ta cũng vẫn luôn “hiến tế”, mà lại thường xuyên hiến tế những cá thể đẹp nhất, giỏi nhất của cộng đồng mình, người ta có thể đưa sức mạnh và ý chí đám đông vào những cơn điên giận mù quáng chống lại một cá thể nào đó.

Người khác thì sẽ khác và nên khác bản thân mình. Những “bài học tinh thần” tôi tìm đến ở một nơi xa lạ không hẳn giúp tôi bao dung hơn trước những khác biệt rất dễ làm mình nổi xung, nhưng ít nhất cũng có thể chấp nhận được. Chấp nhận được cuộc đời như nó vốn có thật ra là một việc không hề dễ dàng, làm được như vậy thôi cũng đã cần rất nhiều nỗ lực và tập trung rồi. Có khi phải mất rất nhiều công sức luyện tập ta mới chấp nhận nổi rằng đứa con do mình đẻ ra thật ra rất khác so với mình nghĩ.

“Địa ngục, đó là người khác”, triết gia rất sắc sảo đồng thời là nhà văn tài danh Jean-Paul Sartre từng viết rất chí lý như vậy. Nhưng vốn là một người lạc quan, tôi nghĩ rằng nếu không có địa ngục thì cũng sẽ chẳng có thiên đường, nếu không có màu đen thì thế giới hồng cũng tẻ ngắt đáng sợ như mọi thế giới độc sắc nào. Nhìn người khác cũng đồng nghĩa với nhìn vào chính bản thân ta, sâu hơn nhiều so với ta có thể tưởng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

    14/01/2017Bùi Quang MinhMỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại...
  • Chúng ta sẽ bay tới đâu?

    24/10/2016TS. Nguyễn Thị Từ HuyChúng ta có thể có mọi thứ: có máy bay, có tàu hỏa, máy tính, nhà cao ốc, các khu biệt thự…, nhưng cũng rất có thể chúng ta sẽ thiếu vắng chính con người.
  • Làm cho trọn chức trách của chúng ta

    21/10/2016Lê Huy Tuấn (gt)Nghề dạy học luôn là một trong những nghề cao quý nhất. Đồng thời cũng là một nghề mang trọng trách lớn đối với xã hội. Trong lịch sử nền giáo dục nước ta, nhiều người thầy đã có những cống hiến lớn lao cho nghề dạy học. Một trong những người hầy như thế là thầy Hoàng Đạo Thuý (1900-1994). Từ những năm 30 của thế kỷ trước, thầy đã tham gia dạy học và cùng với Trần Duy Hưng, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Khắc, Ngô Thế Tân là những người đi tiên phong trong các hoạt động của hội hướng đạo sinh...
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật

    08/11/2013TS. Nguyễn Chí ThuậtNhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”...
  • Kịch "Tôi và Chúng ta"

    10/02/2012Lưu Quang VũTôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại. Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ và dự báo phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ...
  • Sức mạnh của chúng ta

    13/07/2011Dương Trung QuốcMột bạn rất trẻ đặt cho câu hỏi: Vì sao ngày xưa chẳng có ai giúp đỡ, viện trợ mà chỉ bằng nội lực, ông cha mình vẫn đánh thắng được giặc Nguyên-Mông (thế kỷ XIII), giải phóng đất nước khỏi tay giặc Minh (thế kỷ XV) hay Quang Trung vẫn thần tốc đánh một chập cả hai đạo quân xâm lược ở phương Nam và phương Bắc (thế kỷ XVIII)?
  • "Tất cả chúng ta đều là những người bình thường"

    17/11/2010An ninh thế giới"Tất cả chúng ta đều là những con người bình thường. Cả các sinh viên lẫn các Tổng thống đều là những con người bình thường… Khi tôi nhớ lại giai đoạn đầu những năm 70, thì quả thực một trong những hồi ức sâu đậm nhất của tuổi thơ tôi là những cuộc gặp với những nghiên cứu sinh, những sinh viên tới học, tới với nhà chúng tôi. Điều đó đã in đậm mãi trong ký ức của tôi", Tổng thống Nga Dmitri Medvedev chia sẻ.
  • Tồn tại bằng cách mang lại lợi ích cho người khác

    13/10/2010Kim YếnLà “thủ lĩnh” của nhóm Thứ Sáu – nhóm chuyên viên kinh tế đã tham gia một cách dũng cảm và hiệu quả vào công cuộc đổi mới kinh tế, ở ông hội đủ phẩm chất của một doanh nhân, tầm nhìn và sự quyết đoán của nhà nghiên cứu kinh tế, sự điềm tĩnh và kiên nhẫn cùng nỗ lực không ngừng nghỉ với trách nhiệm sâu sắc của một công dân...
  • Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác

    25/11/2008Nguyễn Thị Thùy Dương

    Chuyện kể rằng, khi bà mẹ dẫn cậu con trai mắc chứng ăn rất nhiều đường đến gặp thánh Gandi, nhờ ông khuyên cậu bé không ăn nhiều đường nữa, thánh đã bảo bà mẹ dẫn cậu bé về và hẹn một tuần sau thì quay lại. Một tuần sau bà mẹ dẫn con đến và rất ngạc nhiên vì sau 5 phút cậu bé nói chuyện với thánh Gandi, cậu bé đã ăn ít đường hơn hẳn. Bà mẹ không hiểu vì sao...

  • Đừng bắt chước và nhại lại người khác

    15/11/2006Vũ HuyếnTrên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu ra không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".
  • Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác

    09/07/2005Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình!
  • CIO: Phải biết lắng nghe người khác!

    12/04/2005Khủng hoảng kinh tế, giá xăng dầu tăng vọt, mất việc, các dự án bị đình trệ...Trong bối cảnh như vậy, bộ phận CNTT tại các DN phải chịu cảnh ngân sách bị cắt giảm, người ít hơn trong khi phải làm việc nhiều hơn...
  • xem toàn bộ