Ngu lâu

10:15 SA @ Chủ Nhật - 19 Tháng Sáu, 2011

Ngu lâu là sự ngu tệ hại nhất trong các loại ngu – tệ hại nằm ngay trong hai cái từ nghe có vẻ vô hại và hơi du dương ấy! Người ngu lâu là người chủ quan nhất trong những người chủ quan: Ngu mà chả bao giờ cho mình là ngu…

Biết, nói không biết – ấy là biết!(Lão Tử)

Ngu si hưởng thái bình (Lời cổ)

Nguđồng nghĩa với dại. Ngược với ngu, dạikhôn. Vâng, “rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình!”. Lại nữa: “Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại!”. Ca dao xưa đã khẳng định như vậy. Ranh giới giữa ngu và dại là ngố. Dân An Nam ta xưa kia vốn rất tự tin, người ngoại quốc nào sang đến đất nước này cũng bị gọi là ngố: Tầu thì có ngố Tàu, Tây thì có Tây ngố, Nga ngố!

Để diễn tả cái sự ngu, dại, ngố, người xưa đã có rất nhiều hình tượng: dại như vích, ngu như lợn, ngu như bò, ngu như chó… Khi chê bai ai đó một cách nhẹ nhàng, thì nói: “Sao mà cậu dại như con vích vậy?”; hoặc “trông cứ như thằng Tây ngố ấy!”. Còn khi đã ví ai đó “ngu như chó” có nghĩa là đã tức về cái sự ngu của người ấy lắm rồi, tức đến tột đỉnh rồi, không thể chịu được nữa!

Suốt nhiều thế kỷ, dân ta đã dùng những từ ngữ đó để nói về cái sự ngu, sự dại, sự ngố. Như vậy tưởng là đã quá đủ rồi, không khiến ai phải sáng tác thêm làm gì!

Vậy mà mấy thập niên gần đây lại nảy nòi ra một hình tượng hoàn toàn mới: Ngu lâu! Mới nghe thì chả ra làm sao cả, chả có gì đặc biệt cả. Ấy thế mà càng ngẫm, càng thấy thấm thía. Ôi! Sao mà nó đúng đến dễ sợ vậy? Nếu tìm ra được tác giả đích thực của câu nói này, chắc đến phải đề nghị trao tặng bằng “tiến sĩ ngôn ngữ danh dự” cho người đó mất thôi (tiến sĩ danh dự thì không phải làm luận án, không mất công thi cử; hệ quả là không sợ bị gọi là học giả, bằng thật, cũng không bị nghi ngờ chạy điểm, cóp bài!).

Ngu lâu là sự ngu tệ hại nhất trong các loại ngu – tệ hại nằm ngay trong hai cái từ nghe có vẻ vô hại và hơi du dương ấy! Người ngu lâu là người chủ quan nhất trong những người chủ quan: Ngu mà chả bao giờ cho mình là ngu; ngay khi đã nhận ra mình ngu lâu, mà vẫn cứ tiếp tục ngu, cứ ngu một cách vô tư trong suốt cả cuộc đời, ngu như kẻ “mộng du… ngu”, ngu triền miên và đôi khi còn đắc chí nữa! Cái tệ hại của ngu lâu là nó kìm hãm tất cả, cả người bị gọi là ngu lẫn người có liên quan đến anh ta! Đó là sự khác biệt cụ thể nhất của ngu lâu so với ngu như lợn, như bò, hay như chó!

Ngược với ngu là khôn. Song hành với khôn thường là ngoan! Cuộc đời có nhiều minh chứng (tuy không là tất cả) rằng kẻ khôn, thường là kẻ ngoan, chí ít cũng là kẻ biết cách ngoan! Dân gian gọi những kẻ khôn như thế là “khôn long khôn lỏi”, “khôn lọc khôn lõi”! Khi ở đâu đó hình thành hai ba phe phái, mà người phe mình khó thắng người phe đối thủ, thì cách lựa chọn đúng đắn nhất của mỗi phe, là dồn sự ủng hộ của mình cho kẻ ngoan, tức kẻ dễ sai khiến. Thế là ngoan nghiễm nhiên được đa số phiếu! Thực tế cuộc đời cho thấy, đã có không ít kẻ NGOAN leo lên đến tột đỉnh của sự “vinh quang”(!).

Cha ông ta, nhiều khi khiêm tốn cũng tự nhận mình không khôn:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao!”

Nhưng đấy chỉ là một cách mỉa mai đời mà thôi. Các cụ đâu có dại? Năm tháng nếm trải mọi cay đắng, ngọt bùi của cuộc sống, mới rút ra được sự “dại” đó. Lớp hậu thế, nhất là khi còn đang ở thời buổi đua chen, đang ở tuổi hăng thi thố để “thiên hạ biết mình là ai”, thì học được chữ “dại” của các cụ là khó lắm lắm! Những kẻ ngu lâu, đâu có được cái cốt cách dại đó của cha ông!

Khôn ngoan đến cửa quan mới biết!” là một kinh nghiệm đánh giá khôn – dại. Kinh nghiệm này cần nhìn ở cả hai phía: phía quan và phía dân. Được làm quan mà không biết tận hưởng lộc vua là dại, không khôn! Là dân mà đến chỗ công đường không biết biến báo, chạy vạy, không biết phong bao phong bì, có sao khai thật vậy, thì cũng là kẻ khờ khạo, chứ không khôn!

Ở cái thành phố tôi, có tay Nghĩa xe bò nổi tiếng một thời. Anh ta chỉ làm nghề kéo xe bò thôi, vậy mà xây được nhà lầu lúc nào không hay! Cái thời mà tất cả đều là nhà cấp bốn (một tầng trệt, lợp ngói), thậm chí còn tranh tre nứa lá, mà nghe tin Nghĩa ngố xây nhà lầu, lấy mẫu tận Thủ đô, thì chả ngạc nhiên làm sao được? Thực khách dự bữa tiệc mừng nhà mới đều là những người khôn ngoan, rất muốn được Nghĩa ngố giải thích.

Rượu vào rồi, Nghĩa mới thủng thẳng: “Có gì đâu, thiên hạ, kể cả các bác đây cũng vậy, đều chỉ thích khoe khôn, chẳng ai chịu nhận mình dại. Thế là Nghĩa này nhận mình dại, mình ngố! Mà đã ngố thì chả thằng khôn nào lại đi tranh giành thiệt hơn với ngố cả, đúng không? Thế là ngố đây vơ tất! Hóa ra chính thiên hạ dại, chính các bác dại, các bác ngố! Ngay như cái việc hôm nay, chỉ Nghĩa ngố này mới dám cả gan làm ngôi nhà lầu to đoành thế này, lại đàng hoàng mở tiệc khao nữa; chứ các bác có của nhiều đến mấy, bố bảo cũng chả dám. Lại không bị thanh tra kiểm tra ngay tắp lự ấy à! Còn Ngố thì chả ai thèm để ý, chả ai thèm chấp! Ai đi chấp với thằng Ngố kéo xe bò cơ chứ?”. Kết thúc buổi tiệc, có người mừng Nghĩa hai câu:

“Khôn như chúng tớ – là khôn dại
Dại kiểu Nghĩa ngố – ấy dại khôn”!

Vậy ra hai chữ khôn, dại ở đời, không phải là chuyện dễ nhận biết! Bởi vốn dĩ, xưa nay: Đời chỉ toàn những người tranh khôn, mấy ai tranh dại như anh Nghĩa ngố ở thành phố tôi? Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hai chữ “ngu lâu”. Và phải chăng cũng còn bởi lẽ những người ngu lâu như chính người viết bài này, đâu có bao giờ tự cho mình là không… khôn?

Nguồn:Tầm Nhìn
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghĩ ngược?

    25/04/2019Bùi Nguyễn Việt (Hà Nội)Minh, bạn tôi, được coi là một người thành đạt ngay từ thời SV, vừa ra trường đã tự mình xin được chỗ làm ở một công ty PR (quan hệ công chúng) được đánh giá là có cơ hội thăng tiến. Bạn bè nhìn vào đó đều thán phục vì tinh thần tự thân, tự lập của Minh. Ai cũng công nhận Minh có khả năng sáng tạo, tự học...
  • Độc giả đương đại: Không thể mãi là "trẻ con"

    14/11/2017Hòa BìnhThời buổi thông tin truyền thông đa chiều, người viết cứ “bày món” thông tin ra đấy, thậm chí còn cố tình (hoặc vô tình làm như cố ý, cố ý làm như vô tình) sắp đặt thông tin theo nhiều cách rất điệu nghệ. Đọc theo cách nào tùy thuộc rất lớn vào tầm hiểu biết của mỗi cá nhân.
  • Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi

    09/07/2017Nguyễn Trần BạtHiện tượng bùng nổ do những trạng thái phát triển mới về tự do không phải là hiện tượng chỉ có ở Việt Nam. Thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng là những thời kỳ làm bùng nổ rất nhiều tài năng. Những trạng thái bùng nổ tinh thần tạo ra sự bùng nổ các tài năng là một hiện tượng có thật. Ở Việt Nam cũng có nhiều lúc như vậy....
  • Túi ny-lông & một tư duy hiện đại

    17/06/2016Vương Trí NhànNgại ngùng mà làm gì, ny-lông hóa là xu thế thời đại thật. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà nóng lạnh đột ngột, mưa gió thất thường, rừng cháy sông cạn, rồi sâu bọ phá hoại hoa màu, dịch bệnh không tìm ra thuốc chữa, rồi tham nhũng ngày mỗi sâu nặng, hàng giả bày bán tràn lan thị trường chứng khoán ngoi ngóp, thất thường, học sinh giỏi lạm phát khắp các cấp học... thì mọi sự mau mắn xúc động chỉ làm khổ con người. Tốt hơn hết là giúp cho lòng mình ny-lông hóa một cách tự nhiên. Ắt là dễ sống!
  • Không thể là một tình yêu dễ dãi

    08/06/2016Vương Trí NhànCuối năm 1997 trên báo Tuổi trẻ có cuộc bàn luận khá lý thú chung quanh câu chuyện "Thanh niên bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc". Cuộc trao đổi trong mấy tháng cho thấy đây là một vấn đề bức xúc, đáng được mang ra để mọi người trình bày cách hiểu riêng của mình...
  • Ba kẻ đại khôn và đại ngu

    03/06/2015Nguyễn Tất ThịnhThưa các Bạn, không biết xưa kia ở đâu đó có chuyện tương tự như câu chuyện nhỏ tôi sáng tác này không? Điều quan trọng không ở chỗ việc có hay không mà chúng ta cùng suy ngẫm về Thế Sự…
  • Một mình một ngựa

    02/12/2010Tiểu thuyết Một mình một ngựa lấy cảm hứng tử niềm say mê trước vẻ đẹp kiêu hùng của con người giữa cuộc đời gian truân, còn nhiều khuyết tật, đầy mặc cảm cô đơn và dạt dào sức sống mãnh liệt. Có thể coi Một mình một ngựalà cuốn tiểu thuyết mang dấu ấn tự truyện của cây bút văn xuôi Ma Văn Kháng...
  • Người mù và người sáng

    22/07/2010Lê Dân Bạch ViệtLẽ nào phương pháp giáo dục “cổ điển” thầy nói trò nghe, thiếu thực tế, thiếu cơ hội thực tập, thiếu sự trao đổi, lắng nghe đã không chừa bất cứ ai, không có một ngoại lệ nào, kể cả những vấn đề rất đặc thù như sự di chuyển an toàn của người mù! Trong môi trường giáo dục, nếu không lấy học sinh làm trung tâm, không mang tính nhân bản ngay cả đối với học sinh mù, thì làm sao có thể giúp các em đủ bản lĩnh để ứng xử trong các tình huống cần thiết. Việc đổ lỗi cho học sinh khiếm thị hình như đơn giản, dễ làm hơn và không phải chịu trách nhiệm gì.
  • Thi nhân hiện đại bi và hài

    01/07/2010Hòa BìnhChuyện xưa, văn nhân thi sĩ luôn là những người nho nhã, thâm thúy, coi trọng cuộc sống tinh thần, sống bần hàn mà tinh thần thanh sạch, phong phú. Chuyện nay, nhà thơ, nhà văn chẳng thể ngậm ngùi gò lưng đạp xe trong dòng xe máy, ô tô nườm nượp trên phố, không thể bóp bụng uống nước lọc trong dòng bia tươi, rượu ngoại tuôn trào như suối, và cũng khó ăn mặc thanh bần giữa cảnh náo nhiệt phồn hoa. Thế nên hình dung về các nhà thơ, nhà văn hiện nay không dễ, nhất là trong bối cảnh lâu lắm rồi không nghe kể về huyền thoại thơ văn nào đáng giá mà thay vào đó, người ta luôn được nghe nhiều chuyện nực cười xung quanh những người cầm bút
  • Chất hiện đại trẻ?

    14/01/2010Đỗ Hoàng LinhLà một phạm trù tập nhiễm khó lý giải nhưng dễ nhận biết. Bất luận cái gì cũng có thể ghép với từ này được. Ví như: nhịp sống, phong cách, hơi thở, thời trang, lối sống, vui chơi, giải sầu, tiêu khiển, thư giãn hay thậm chí cưới xin hay tang ma cũng có ảnh hưởng của chất hiện đại, đặc biệt nhanh nhạy với chất này là cánh trẻ.
  • Hội nhập ngược về văn hóa

    25/08/2009Nguyễn Văn MinhVới tốc độ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, không còn đơn thuần là cuộc đua tranh giành quyền lợi giữa các liên minh đa quốc gia mà suy về bản chất – đó chính là cuộc ganh đua giữa các nền văn minh...
  • Bí mật tiền nổi ngứa

    29/08/2006Dân tộc ta tự hào có hàng chục ngàn người nổi tiếng như thế, trong đó hàng ngàn tấm gương đã sáng ngời trên mặt báo. Song, giữa dải Ngân, vẫn không khỏi có sao mờ, sao xẹt. Vừa nức tiếng đó, thoắt thành tai tiếng...
  • xem toàn bộ