Nghĩ & ngẫm từ cá tính dân tộc

02:05 CH @ Thứ Sáu - 06 Tháng Tư, 2007

“Từ góc nhìn lịch sử dân tộc, năm 2006 có thể xem là thời điểm đầu tiên Việt Nam hòa nhập với cộng đồng, với thế và lực hoàn toàn khác so với tất cả những thời kỳ trước đây”.

“Tấm vé thành viên WTO cho thấy đây là lần đầu tiên, nền kinh tế Việt Nam gia nhập kinh tế toàn cầu với tư thế bình đẳng. Như vậy, Việt Nam hiện đã có được những điều kiện cần và đủ cho cuộc vượt biển lớn đang ở phía trước”.

Ai cũng biết Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có hơn 3.200 km bờ biển. Đấy là điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị với cộng đồng quốc tế tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ.

Các cộng đồng cư dân Việt Nam sớm lấy nghề trồng lúa (lúa nước và lúa nương) làm cơ sở kinh tế chính. Sự lựa chọn này cùng với một số tác nhân khác làm cho kinh tế Việt Nam suốt quá trình lịch sử như một mảnh vườn nhỏ, trong đó, trồng trọt là cây đại thụ, tỏa bóng mênh mông, khiến các cây - ngành kinh tế khác thiếu ánh sáng lớn lên. Thủ công nghiệp là bộ phận gắn chặt với nông nghiệp, thương nghiệp chủ yếu là nội thương với thông qua hệ thống chợ làng và luồng buôn bán tiểu thương.

Suốt thời kỳ trung đại, ngoại thương Việt Nam hầu như không phát triển do chế độ phong kiến chủ trương ức thương. Đó không chỉ do đề cao Nho học và tầng lớp kẻ sĩ, coi nghề buôn là "mạt nghệ" và thương nhân là hạng cuối cùng trong "tứ dân" sĩ-nông - công - thương". Lý do chính là vì an ninh quốc gia: ngăn chặn việc lợi dụng các cửa biển, cửa khẩu vào mục đích do thám của nước ngoài, triều đình phong kiến Việt Nam chỉ cho lập một số "bạc dịch trường" hay "thông mậu trường” để thương nhân ở biên giới đất liền hai nước đến trao đổi buôn bán với nhau dưới sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính quyền sở tại. Còn ở cửa biển, chỉ cho lập tại những đảo xa một số điểm, thương cảng nhỏ như Vân Đồn để thương nhân nước ngoài đến trao đổi, chứ không cho vào sâu trong đất liền. Thương nhân Việt Nam ra đó buôn bán cũng bị kiểm soát rất ngặt nghèo.

Ngay cả những thời kỳ được coi là phát đạt dưới thời hai chế độ phong kiến Trịnh - Nguyễn (thế kỷXVII - XVIII) thì ngoại thương cũng chỉ là đơn tuyến hay là nền "ngoại thương một chiều”. Tức là chỉ có người nước ngoài đến Việt Nam buôn bán tại những địa điểm nhất định trong những quy chế kiểm soát ngặt nghèo của Nhà nước phong kiến, chứ không có các tổ chức buôn bán và các thương nhân của Việt Nam được tự do ra nước ngoài buôn bán. Nền ngoại thương một chiều đó không hỗ trợ đắc lực cho việc khai thác các nguồn lợi trên biển. Trước khi người Pháp đến Việt Nam, không có người nào có đủ tiềm lực để có thể mua được những tàu lớn để ra khơi đánh cá, không tiếp cận được các công cụ, kỹ thuật đánh cá ngoài khơi, các thành tựu của khoa học kỹ thuật đi biển xa.

Ngoại thương không phát triển càng củng cố tính khép kín của kết cấu kinh tế, xã hội với ba thành tố cơ bản nông nghiệp, nông dân và cơ cấu xóm làng. Thành thị ở Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt, như là những "ốc đảo" trước "đại dương". Tuyệt đại đa số người Việt Nam suốt đời và truyền đời cách sống, làm ăn trong làng quê mình với những quan hệ và lệ tục quá quen thuộc.

Trên bình diện ngoại giao, suốt thời phong kiến, Việt Nam chỉ có quan hệ với Trung Quốc là chính, cùng một số nước lân cận như Lào, Nhật Bản, Triều Tiên, Xiêm La, Miến Điện. Từ thế kỷ XVII, người nước ngoài đến nước ta khá đông, nhưng chỉ tập trung ở vài nước và chỉ để buôn bán và truyền đạo, không tiến tới thiết lập các quan hệ bang giao để từ đó mở ra hướng hợp tác và phát triển kinh tế hai chiều.

Thế kỷ XIX, chính sách bảo thủ, "bế quan tỏa cảng" của nhà Nguyễn đã làm cho nước ta càng cách biệt với cộng đồng quốc tế đang phát triển với những bước đột phá mới. Hậu quả là nước ta rơi vào ách cai trị của nước ngoài. Gần như tên tuổi nước Việt Nam đã bị xóa trên bản đồ thế giới. Sau cuộc Cách mạng tháng 8/1945 tên Việt Nam được viết lại trên bản đồ thế giới, song Việt Nam mới chỉ được biết đến về mặt chính trị. Từ 1950 trở đi, các quan hệ chính trị, kinh tế của Việt Nam chủ yếu diễn ra với các nước trong nhóm XHCN. Do chiến tranh kéo dài và do cả những sai lầm chủ quan, kinh tế Việt Nam đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước phát triển yếu ớt, mất cân đối nghiêm trọng, phụ thuộc, dẫn đến lạc hậu và tụt hậu.

Công cuộc Đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) tạo ra một bước ngoặt mới cho lịch sử phát triển của Việt Nam. Nền kinh tế bao cấp chuyển dần sang kinh tếthị trường, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngày càng giảm, nhường vị thế cho công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Giờ đây Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu ở Châu Á, có quan hệ bang giao kinh tế với hàng trăm nước. Chỉ riêng năm 2006, đã có 40 tỷ USD hàng hóa trao đổi với nước ngoài, hơn 10 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam và hơn 4 tỷ USD của kiều bào chuyển về.

Tấm vé thành viên WTO cho thấy đây là lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam gia nhập kinh tế toàn cầu với tư thế bình đẳng. Như vậy, Việt Nam hiện đã có được những điều kiện cần và đủ cho cuộc vượt biển lớn đang ở phía trước.

Thế & lực dân tộc

Nhìn suốt chiều dài lịch sử, ngẫm ra người Việt có khả năng thích ứng, thích nghi rất cao trước các tình thế nên có tích cách chủ động, tự tin để hòa nhập. Tuy nhiên, gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải đối mặt với khó khăn và thách thức mà cụ thể là hơn 70% cư dân là nông dân, vẫn sống dựa vào nông nghiệp với quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu hẳn những vùng chuyên canh lớn đủ để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và cho xuất khẩu.

Đặc biệt, con người Việt Nam - với tư cách là nhân tố quan trọng, quyết định nhất cho quá trình "vượt biển lớn" lại vẫn còn những điểm yếu. Đó là, tính tư lợi quá lớn, dễ bị những lợi ích trước mắt và tư tưởng cục bộ, địa phương "cám dỗ", thói quen tùytiện, cách ứng phó chắp vá của người sản xuất nhỏ, tính đố kỵ tiểu nông, ham muốn quyền lực, tính tự ti - tôn sùng và đặc biệt là thói quen sống theo lệ làng, từ đó dễ làm liều, làm càn, vi phạm pháp luật. Đấy là những rào cản "nội lực" đối với quá trình vượt biển của Việt Nam.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Sau cánh cửa WTO

    25/01/2015Nguyễn Ngọc BíchNước ta đã đi qua ngưỡng cửa của WTO và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác. Giống như cô dâu về nhà chồng hay chàng rể đến nhà cha mẹ vợ, mỗi người chúng ta khi ở trong ngôi nhà kia đều tự hỏi: WTO sẽ tác động tới tôi như thế nào?
  • WTO: trường học, trường thi cho kinh tế Việt Nam

    03/04/2007WTO là một trường học, trường thi vĩ đại nhưng VN không thể sợ thi... Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc InvestConsult Group trong buổi trả lời phỏng vấn VietNamNet về việc VN gia nhập WTO và vấn đề đầu tư vào Việt Nam sau sự kiện này...
  • Trí tuệ Việt Nam trước thời cơ và thách thức của WTO

    09/03/2007GS Vũ KhiêuChúng ta có rất nhiều thuận lợi cần khai thác nhưng lại đứng trước rất nhiều khó khăn phải vượt qua. Làm thế nào để trong thuận lợi nhìn thấy hết khó khăn và trong khó khăn, cũng tìm ra được những thuận lợi để khắc phục? Chúng ta tin vào sự quyết tâm, vào tinh thần dũng cảm, vào đầu óc sáng tạo của toàn thể nhân dân ta trong bước ngoặt lịch sử này.
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

    03/01/2007Quang MinhViệc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO...
  • Lời hứa thương hiệu và WTO

    30/07/2006Đoàn Đình HoàngKhi có ai đó yêu cầu bạn mô tả về thương hiệu của công ty mình, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ chỉ vào logo, bảng hiệu, trụ sở công ty hay lãnh đạo doanh nghiệp... Đúng, đó là những yếu tố quan trọng phải có của một thương hiệu nhưng chắc chắn đó không phải là thương hiệu
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • xem toàn bộ