Nghệ thuật rực rỡ thời 2.0

02:07 CH @ Thứ Ba - 16 Tháng Hai, 2010

Nếu bạn nghĩ nghệ thuật là những bức tranh, những điều khắc đẹp đẽ… và bạn đứng lặng yên chiêm nghiệm chúng; nghệ thuật là những thứ hàn lâm và bạn là người đứng xem từ phía bên ngoài… Nếu bạn thực sự vẫn nghĩ thế, thì bạn đã là một người xem… lạc hậu mất rồi. Nghệ thuật đương đại xuất hiện với những loại hình mới; video, âm thanh, trình diễn, sắp đặt… mở cánh cửa tới việc “người xem làm nên tác phẩm”. Hành vi và sự tương tác của người xem với nghệ sĩ chính là yếu tố quan trọng nhất.

Nghệ thuật trình diễn có tính tương tác ứng biến với khán giả nhiều nhất

Những năm 1980, người ta ngỡ ngàng trước phẩm trình diễn của Yoko Ono khi bà nhờ người xem tự tay cầm kéo cắt tan từng mảnh quần áo trên người, để lộ ra cơ thể trần trụi của một cô gái trẻ châu Á trước không gian công cộng. Khán giả mới chính là những người ngại ngùng khi được yêu cầu động chạm vào cơ thể nghệ sĩ. Nếu không có ai tình nguyện cắt quần cho Yoko Ono thì tác phẩm của bà đã trở thành vô nghĩa. Sau đó vào đầu những năm 2000, bà trình bày lại tác phẩm này trong tâm thế của một người phụ nữ trung niên. Sau lần trình diễn đầu tiên đã để lại ấn tượng thành công và trở thành một trong những tác phẩm tiêu của Yoko, giờ đây vẫn là nghệ sĩ này, vẫn những hành động này, nhưng dưới một cơ đã lão hóa... Người xem đã biết phải làm gì. Nhưng tâm sinh lý và hành vi của họ tất nhiên không phải là những rung động trước cơ thể của một cô gái trẻ đẹp nữa, mà là sự tôn kính nhã nhặn trước một người phụ nữ đứng tuổi. Tác phẩm mang tính con người và toát lên vẻ đẹp hết sức nữ tính.

Nghệ sĩ trẻ Nguyễn Anh Tuấn ở Việt Nam đã tìm một tác phẩm trình diễn với sữa đặc. Với ý tưởng về sự ngọt ngào quá mức bao phủ ngoài cơ thể mình, anh đổ đầy sữa lên người và ngồi trong công viên 4 tiếng đồng hồ. Một số người tò mò tiến lại gần, có người muốn nếm sữa ngọt, có người sờ ngón tay vào Tuấn. Mùi thơm và sự ngọt ngào của sữa lôi kéo cả ong và côn trùng trong công viên.

Nguyễn Hoàng Long là một trong những gương mặt nghệ sĩ đương đại trẻ nhất Việt Nam. Anh mới tốt nghiệp đại học mỹ thuật ở Anh Quốc với một tác phẩm mang tên “Come to bed with me”. Anh mang giường ngủ trong phòng mình ra giữa đường phố, với lời mời gọi khán giả cùng lên giường chia sẻ chăn gối ấm cúng cùng nghệ sĩ giữa phố mùa Đông. Công việc sáng tác của nghệ sĩ là phá bỏ không gian cá nhân, đưa yếu tố riêng tư của mình vào không gian công cộng.Và việc bạn có đồng ý chia sẻ không gian của bạn hay không chính là yếu tố ngẫu hứng ứng biến của tác phẩm.

Ly Hoàng Ly là một trong những gương mặt nữ nghệ sĩ tiên phong của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Trong một workshop nhỏ với sinh viên và các nghệ sĩ trẻ Hà Nội tại Nhasan stu- dio, chị chỉ dùng bút và một tờ giấy trắng, nhờ người xem vẽ hoặc viết chữ lên lưng chị, còn chị cố diễn đạt lại những thông số đó lên tờ giấy trắng bằng cảm nhận của cơ thể mình. Từ cảm giác trên da ở vùng nhạy cảm của lưng truyền đến cảm giác trên các ngón tay, sự giao lưu giữa khán giả và nghệ sĩ đã làm nên tác phẩm mà ở đó, ý thức về cơ thể là ý tưởng chính.

Thêm một gương mặt nữa: Lê Vũ là một trong những nghệ sĩ trình diễn quan trọng của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Anh mời cha của mình tham gia vào tác phẩm “Nuôi nấng” một tác phẩm kết hợp giữa sắp đặt và trình diễn. Anh đặt những cây cảnh trong chậu. Những cây này có rễ đâm ra vỡ cả chậu đựng nó. Trong khi khai mạc, Lê Vũ và cha ngồi yên lặng nhờ khán giả nhổ tóc bạc trên tóc cha anh và gắn lại chúng trên lông mày, trên tóc, trên da mặt Vũ. Khán giả phải kiên nhẫn giúp nghệ sĩ thực hiện tác phẩm này. Sau một tiếng đồng hồ nhổ tóc của người già và gắn lại từng sợi tới một gương mặt mới, khán giả được chứng kiến quá trình thay đổi của tác phẩm do chính họ làm ra.

Các dự án cộng đồng làm thay đổi quan niệm nghệ thuật hàn lâm

Một hình thức khác của nghệ thuật có sự tương tác bởi số đông, chính là những dự án mang tính cộng đồng. Một cộng đồng thu nhỏ tương tác với nghệ sĩ và sau đó tạo thành một tác phẩm chung. Như dự án “Những giọt nước” của Hội đồng Anh do Trần Lương giới thiệu tới các trẻ em vùng quê Phan Thiết là một ví dụ. Các em được phát giấy vẽ, bút màu... và đặc biệt lần đầu tiên được sử dụng camera tự động đơn giản, các em đã ghi lại cuộc sống quanh các em, một cuộc sống đặc trưng của những con người miền Trung mà chúng ta chưa hề biết đến một cách chân thật nhất... Hay như Nguyễn Minh Phước đã mời các công nhân cửu vạn tới phòng triển lãm và mời họ viết lên tường những ý nghĩ, ước mơ, công việc... của mình trong buổi khai mạc. Có người ước mơ đủ tiền cưới vợ, có người nhớ nhà, người không biết chữ, người chép y nguyên ước mơ của bạn bên cạnh... và họ được trò chuyện với khán giả về cuộc sống của mình... Nghệ sĩ lúc ấy trở thành một đối tượng chuyển tải. Tác phẩm của họ trở thành tấm gương phản ánh cuộc sống. Còn cộng đồng chính là chất liệu chính.

Công nghệ đem lại sự kết nối con người trong nghệ thuật

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghệ sĩ cũng viết ra những phần mềm cảm ứng cho tác phẩm. Ví dụ như người xem bước vào phòng chiếu video và nhìn thấy tấm lưng của một cô gái đang thở nhẹ nhàng. Càng đông người, càng nhiều bước chân bước vào, cô gái càng thở mạnh hơn rồi biến mất. Hay các nghệ sĩ âm thanh thu chính tiếng nói chuyện, tiếng bước chân của khán giả để trực tiếp mix lại thành âm nhạc của chính mình v.v...

Càng ngày nghệ thuật càng tiến gần tới yếu tố tự nhiên con người. Không chỉ là một bức tượng đẹp, một bức tranh hay... nghệ thuật trở thành công cụ kết nối giữa nghệ sĩ và người xem. Nếu một ngày có người nhờ bạn thổi khói thuốc lá vào mặt, xin bạn một ít nước bọt hay móng tay ngay tại một không gian công cộng. .. xin gạt bỏ những ngỡ ngàng ban đầu mà chia sẻ bằng cách đồng ý tham gia, bạn sẽ khám phá ra những điều thú vị của nghệ thuật mới nghệ thuật thời 2.0.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Thế Mà Là Nghệ Thuật Ư?"

    12/04/2014Như HuyCuốn sách “Thế mà là nghệ thuật ư?” (but is it art?) của Cynthia Freeland (và ấn bản tiếng Việt của nó, được in ấn và phát hành bởi nhà xuất bản Tri Thức), nhìn một cách nào đó, chính là một trong những thực hành thuộc mô hình giáo dục xã hội hóa nghệ thuật nói trên. Trong suốt gần 300 trang sách, ngắn gọn và cô đọng, được viết với một văn phong trong sáng và thông tuệ, cả một lịch sử dài các khái niệm về nghệ thuật, không chỉ của riêng phương Tây, mà còn từ phương Đông, đã được điểm qua và phân tích.
  • Tìm định nghĩa nghệ thuật cộng đồng

    30/03/2009Lê Bá ThanhỞ Việt Nam, khái niệm “nghệ thuật cộng đồng” bắt đầu xuất hiện mạnh mẽ với các dự án gắn liền với cộng đồng của các họa sĩ. Tuy nhiên, những người tham gia vào nó vẫn còn lúng túng khi định nghĩa về nghệ thuật cộng đồng.
  • “Nghệ thuật thứ bẩy” nguồn gốc và tên gọi

    19/02/2009Vũ Quang ChínhNgười yêu thích điện ảnh ở Việt Nam lâu nay ít để ý đến nguồn gốc, tên gọi “Nghệ thuật thứ 7” dành cho điện ảnh, mặc dù thỉnh thoảng vẫn gặp trên báo chí tên gọi này. Mươi năm lại đây lác đác xuất hiện một số tài liệu giải thích rằng: “Sở dĩ gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ bẩy vì nó ra đời sau 6 nghệ thuật có trước nó”. Nhưng 6 nghệ thuật trước nó là những nghệ thuật gì, thì mỗi người liệt kê ra những tên khác nhau.
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.