Một thế kỷ nhìn lại

01:45 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Ba, 2010

Kể từ khi hội nghị Quốc tế Phụ nữ Xã hội chủ nghĩa năm 1910 họp tại Copenhagen (Đan Mạch) thông qua quyết nghị chọn 08/03 hàng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ (QTPN), phụ nữ trên khắp năm châu đã luôn đoàn kết đấu tranh đòi quyền bình đặng. 100 năm qua, phụ nữ thế giới đã không ngừng khẳng định những bước tiến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.(Xem thêm: Lịch sử ngày 08-03)

Sức sống của phong trào

Vào những năm 80, 90 của thế kỷ 19, trung tâm công nghiệp Chicago (Mỹ) tập trung hàng vạn lao động phụ nữ và trê em. Họ luôn phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn, bị coi rẻ, đồng lương thấp kém. Ngày 8/3/1899, nữ công nhân ngành dệt và ngành may. Ở Chicago đã tiến hành bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ buộc chủ lao động phải chấp nhận yêu sách nhằm cải thiện đều kiện lao động và sinh hoạt. Từ Chicago, phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng của phụ nữ đã lan rộng khắp nơi, ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Phong trào phụ nữ quốc tế khởi phát từ TP Chicago (Mỹ)

Cuối năm 1945, Hội nghị quốc tế phụ nữ đã quyết định thành lập Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới. Đây là một tổ chức rộng rãi bao gồm phụ nữ các ngành nghề, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, đấu tranh bảo vệ các quyền bình đẳng, chống áp bức bóc lột. Liên đoàn đã đưa ra các yêu sách đòi nam nữ cần được trả lương ngang nhau, đòi ban hành các chính sách bảo hiểm cho lao động phụ nữ, những biện pháp, bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Năm 1953, Đại hội quốc tế phụ nữ đã thông qua bản Tuyên ngôn về quyền phụ nữ, nêu lên các yêu sách cơ bản và đồng thời là cương lĩnh đấu tranh của phụ nữ thế giới. Số thành viên tham gia vào Liên đoàn ngày càng đông, đặc biệt phụ nữ các nước mới giành được độc lập ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phong trào. Năm 1975 được coi là “Năm QTPN” nhằm đẩy mạnh cuộc đấu: tranh của phụ nữ thế giới. Năm 1977, Đại hội đồng (ĐHĐ) Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết đề nghị các nước thành viên dành một ngày vì Quyền Phụ nữ và Hoà bình Thế giới. Thông qua nghị quyết, ĐHĐ LHQ đã công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực vì hòa bình, phát triển và thúc đẩy mạnh mẽ việc chấm dứt sự phân biệt đối xử, hỗ trợ cho phụ nữ tham gia đầy đủ và công bằng trong mọi lĩnh vực.

Đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ

Phong trào phụ nữ ngày càng phát triển với 4 hội nghị toàn cầu do LHQ đứng ra tổ chức, bàn về vấn đề giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Hội nghị lần thứ nhất tổ chức tại Mexico năm 1975, mở đầu thập kỷ phụ nữ. Hội nghị lần thứ 2 tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1980. Hội nghị lần thứ 3 tổ chức tại Nairobi (Kenya) năm 1985 thông qua chiến lược “Nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ”. Hội nghị lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995 nhằm kiểm điểm lại việc thực hiện “Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ” và công ước “Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (CEDAW), đồng thời thông qua "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000". Tuyên bố và Cương lĩnh Bắc Kinh khẳng định những cam kết và sự quyết tâm của các chính phủ, các tổ chức quốc tế bằng mọi biện pháp nhằm tới mục tiêu Bình đẳng - Phát triển - Hòa bình vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Không ngừng khẳng định vị thế

Hai người phụ nữ quyền lực nhất nước Mỹ - Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (phải) và Ngoại trưởng Hillary Clinton

Trong suốt một thế kỷ qua, các nhà hoạt động nữ quyền đã đầu tranh bền bỉ, mang lại sự thay đổi đầy ý nghĩa về vai trò và nghĩa vụ của người phụ nữ trong xã hội. Bà Brita Fernandez Schmidt, Giám đốc các chiến dịch của Tổ chức Phụ nữ vì phụ nữ, khẳng định cuộc chiến bình đẳng giới sẽ là đặc trưng của thế kỷ 21. Phụ nữ ngày càng có nhiều đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức lao động trong tất cả mọi lĩnh vực xã hội và đời sống. Trên thế giới hiện có 4 nữ thủ tướng, 10 nữ tổng thống và hàng trăm nữ bộ trưởng, thứ trưởng...

Nữ Tổng thống đầu tiên của châu Phi Ellen Johnson Sirleaf

Những nước Bắc Âu được đánh giá là nơi có tỉ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan lập pháp cao nhất thế giới, chiếm 4,4%, các khu vực khác ở châu Âu là 21,3%, châu Phi hạ Sahara 8,%, châu Á 8%, Thái Bình Dương 13% và các nước Ả Rập 9,7%. Liên minh nghị viện thế giới (IPU): cũng đánh giá cao tốc độ đến bộ của phụ nữ ở các nước châu Mỹ trong thập kỷ vừa qua vì khu vực này có tới 2,7% phụ nữ làm nghị sĩ, chỉ đứng sau các nước châu Âu. IPU còn ghi nhận sự tiến bộ đáng kể ỡ các nước như Afghanistan, Burundi, Mozambique, Nam Phi vụ về tỉ lệ phụ nữ hiện diện trong cơ quan lập pháp. Rwanda được đánh giá là có Quốc hội cân bằng giới nhất trên thế giới với tỉ lệ nữ chiếm 56,3%. Tiếp đến là Thụy Điển với 47%, Cuba 43,2%, Phần Lan 4,5%... Hội đồng tối cao của Tổ chức phụ nữ Hồi giáo Arab (OFA) cũng vừa đề ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hội nhập của phụ nữ trong thế giới Arab vào đời sống chính trị, đồng thời đưa ra cam kết cùng phụ nữ các nước Arab sát cánh trong cuộc đầu tranh giành quyền bình đắng giới. Tháng 7/2009, đại diện của hơn 20 quốc gia đã họp tại Kigali (Rwanda) nhằm thảo luận phương thức thực hiện. "Tuyên bố châu Phi về Quyền con người của phụ nữ châu Phi" một cách hiệu quả hơn. Hội nghị này được đánh giá là một dấu hiệu bền vững đối với sự tiến bộ của châu Phi trong việc bảo vệ quyền phụ nữ.

Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3

Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn còn tiếp tục tranh đấu ở nhiều nơi. Ngày Quốc tế Phụ nữ, được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào ngày 8 tháng 3 năm 1977. Ngày này cho chúng ta nhớ lại những thành quả đó và cũng để ta suy nghĩ về hoàn cảnh của người phụ nữ trên toàn thế giới .

Ngày Phụ Nữ Quốc tế cũng như những ngày lễ tượng trưng khác, không phải có một nguồn gốc hay một sự việc duy nhất, mà là thành quả của biết bao là đấu tranh và cũng là cuộc hành trình lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.

Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata bắt đầu cho cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.

Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.

Ngày 8 tháng 3 năm 1857 các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng Ba, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên để được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

Năm mươi năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ "Bread and Roses". Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, Hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn.

Sau đó, đảng Xã hội Mỹ tuyên bố ngày Quốc tế phụ nữ ngày 28 tháng 02 năm 1909

Phụ nữ cử hành lễ này vào ngày chúa nhật cuối của tháng 2 cho tới năm 1913

Trong buổi họp mặt Quốc tế, kỳ thứ II các Phụ nữ đảng xã hội, 8 tháng 3 năm 1910 ,100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữnữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị thành lập một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những người nữ đã đầu tranh trên toàn thế giới. Do đó, buổi họp đã chọn ngày 19 tháng 3 năm 1911 để làm ngày phụ nữ quốc tế. Ngày này đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Ðan mạch, Ðức và Thụy sĩ.

Không đầy một tuần sau, ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân Ái nhĩ lan và Do thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Ðiều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động).

80.000 người diễn hành trong các đường phố đễ đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy

Một năm sau, 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn chết vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.

Sự can đảm của họ đã khơi nguồn cảm hứng cho bài Bred and Roses, bài này thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.

Bread and Roses

As we go marching marching in the beauty of the day
A million darkened kitchens, a thousand mill lots gray
Are touched with all the radiance that a sudden sun discloses
For the people hear us singing: bread & roses, bread & roses!

As we go marching, marching, we battle too for men
For they are women's children & we mother them again
(For men can ne'er be free til our slavery's at an end)
Our lives shall not be sweated from birth until life closes
Hearts starve as well as bodies, give us bread but give us roses

As we go marching, marching, unnumbered women dead
Go crying thru our singing their ancient call for bread
Small art & love & beauty their drudging spirits knew
Yes it is bread we fight for, but we fight for roses too

As we go marching, marching, we bring the greater days
The rising of the women means the rising of the race
No more the drudge & idler, ten that toil where one reposes
But a sharing of life's glories - bread & roses, bread & roses!

James Oppenheim

Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882 - 1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts.

8 tháng 3 năm 1914 phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.

Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas đệ nhị phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng 10 ở Nga.

21 tháng 4 năm 1944 Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Tư năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848 tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc

Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm dều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.

1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.

8 tháng 3 1975, Liên Hiệp quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ

Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới.

Ngày 8 tháng 3 trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8-3

    08/03/2020Minh BùiNgày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi...
  • Nhân trường hợp chị thỏ bông

    04/03/2019Thảo HảoSau vụ việc chị thỏ bông này, hẳn các anh đã thấy mình cũng cần cảnh giác mà giữ vợ? Bởi vì con đường hư hỏng của phụ nữ không cần mất công như các anh đâu. Theo một thống kê mật, những lời đề nghị của phụ nữ được chấp nhận tới 8/10, trong khi đàn ông chỉ có 1.5/10 mà thôi. Bình đẳng với phụ nữ là cho họ biết vũ khí mà họ có, và để họ tùy nghi sử dụng sau khi đã cân nhắc được mất.
  • Siêu lý đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới

    19/10/2017Trần Huyền SâmLịch sử của nữ giới là một lịch sử câm lặng và giông bão. Tính từ thời điểm mà nhà Nữ huyền học người Italia - Catherine de Sienne ở thế kỷ XIV, đã lên tiếng đòi nhân quyền cho nữ giới, bằng cách viết 381 bức thư gửi các nhân vật quyền lực nhất trong Giáo hội, đến thời điểm 1960, với phong trào giải phóng nữ giới ở phương Tây, đó là một hành trình dài để gắn vấn đề nữ quyền với nhân quyền.
  • Đàn ông tặng quà

    06/03/2015Nguyễn Việt Hà"Hôm nay mùng tám tháng ba. Chị em phấn khởi đi ra đi vào". Đây là cặp lục bát khuyết danh hiện đại tầm cỡ báo tường, suýt nữa sẽ được trở thành ca dao nếu nó bớt đi cái phong vị hứng khởi tiểu khí mang sắc mầu tủi thân. Ở cái này đặc biệt của phụ nữ ấy, nhiều các chị em tre trẻ thường hay được đám đàn ông tặng quà...
  • Đạm Phương nữ sử - nữ kí giả Việt Nam tiên phong đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ

    28/11/2009TS. Đỗ Hằng- ThS. Phương HàĐạm Phương Nữ Sử là một phụ nữ xuất thân từ hoàng tộc, một công nương của nhà Nguyễn, với rất nhiều tác phẩm có giá trị, bà không chỉ là gương mặt nổi bật trong lĩnh vực văn chương báo chí, mà còn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
  • “Người đàn bà thép” của văn chương hậu hiện đại

    28/10/2009Khánh PhươngTri thức cũng như lan toả muôn vàn chiều kích khác của ngôn ngữ đặc thù, thì sáng tác văn chương theo khuynh hướng hậu hiện đại dường như còn được kỳ vọng hơn thế, tại lãnh địa vốn dĩ là suy tưởng và tự nhận thức của nó.
  • Đối mặt với nữ quyền

    06/03/2009Chung Nhi thực hiệnMột người phụ nữ đẹp nói về quyền phụ nữ để đàn ông nghe. Có vẻ như là một sự quá đỗi bình thường. Bình thường đến độ, có thể, đàn ông sẽ tặc lưỡi, lại là chuyện đàn bà đòi quyền lợi. Hoặc giả là, gớm chết những bà, những cô, suốt ngày nhảy tưng tưng lên đòi đấu tranh, đòi bình đẳng giới. Chả ra cái thể thống gì, đàn bà cứ học đòi giống đàn ông... Nhưng hình như người đàn bà này có khác.
  • Đàn ông 08-03

    05/03/2009Sưu tầmLà đàn ông tức là mê rửa chén
    Mơ lau nhà và háo hức lau xe
    Làm đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
    Nhanh nhảu chạy ra đỡ làn, đỡ nón
  • Phê bình văn học nữ quyền

    04/03/2009Lý LanTrong nửa thế kỷ qua, các học viện trên khắp thế giới, nhất là ở Âu Mỹ, đã chứng kiến những chuyển biến quan trọng liên quan đến giới tính. Chẳng những số lượng nữ giáo sư và nữ sinh viên tăng nhanh trong các học viện, mà học thuyết nữ quyền còn ảnh hưởng đến nhiều bộ môn học thuật khác, từ triết học, lịch sử, đến ngôn ngữ học, xã hội học, nhân chủng học, truyền thông đại chúng, kinh tế, luật…
  • Sự bình đẳng giới tính

    02/08/2005Ngay cả trong Vườn Địa đàng, phụ nữ cũng chỉ là người phụ trợ của người đàn ông, và rõ ràng họ bị đặt dưới quyền cai trị của đàn ông vào lúc bị trục xuất khỏi Vườn Địa đàng. Thánh Paul ra lệnh phụ nữ phải phục tùng chồng họ và áp đặt sự im lặng cùng tính thụ động lên họ trong những vấn đề thuộc học thuyết và hệ thống lãnh đạo Giáo hội. ...
  • xem toàn bộ