Sáng và tối

02:50 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Mười Hai, 2009

Có những người ở bên cạnh mình cả vài chục năm mà mình không biết tông tích ra sao. Mà có biết cũng chỉ biết phần sáng chứ phần tối thì tối bưng. Đôi khi biết được điều gì đó thì lại là những phần sáng đáng kính!

Rồi cũng có ngày biết, nhưng đó là ngày không vui vì thường là ngày tạ thế của đương sự. Đó là bài văn điếu, bản tường trình công trạng của mỗi người trong thời gian làm người. Rất trịnh trọng, nhưng cái biết ấy cũng chỉ là khoảng sáng. Cả khoảng sáng khả kính ấy cũng không hẳn đã đúng như ta muốn. Người có vị trí càng cao thì khoảng sáng càng lớn và đôi khi còn sáng hơn bình thường, vì ở bài văn điếu người ta chỉ góp nhặt cái hay thêm vào để nói lời tốt đẹp cuối cùng với người ra đi. Không ai lại đi tiếc người chết một lời khen bao giờ.

Nhiều người biết điều ấy, nhưng vẫn thắc mắc với cái góc khuất. Con người vốn tò mò, luôn muốn nhìn thấu cả khoảng tối của người khác, mà nhất là khoảng tối của những người có danh hoặc có vị trí xã hội thì càng dễ bị tọc mạch.

Chẳng biết để làm gì với cái khoảng tối của người khác. Nhưng sự tìm tòi khoảng tối thì phần lớn chỉ là để thỏa mãn tò mò, kéo nó xuống càng thấp càng gần mình càng tốt, muốn sát mắt cho thật rõ đến chi tiết rồi... cũng chẳng để làm gì ngoài việc làm vốn buôn dưa lê! Trừ nghiên cứu của những người làm sử với các vĩ nhân thì lại là chuyện khác.

Tôi nghĩ con người có hai mặt âm dương như mặt trời mặt trăng. Con người là vậy. Vế nào thái quá đều là bất bình thường. Con người chỉ toàn cái tốt, hoặc toàn cái xấu mới là không bình thường, vì sống là phải vận động, vận động để tồn tại nên trong nhiều cái tốt cũng có lúc mắc sai lầm.... Đó là qui luật, chỉ có thể ngày dài đêm ngắn hoặc ngược lại mà thôi

Tôi thường sợ những gì sáng quá, và tôi nghi ngờ điều đó.

Tôi lại sợ chỗ tối tăm quá, vì không thấy gì và ở đó có thể dễ có cạm bẫy.

Tôi đã từng đi trong cuộc sống lờ nhờ giữa sáng và tối bao nhiêu năm nay rồi. Có lúc cũng nhầm lẫn sáng thành tối, lẫn tối thành sáng, rồi mới nhận ra: phân biệt sáng tối là ở nhận thức chứ không phải ở tai nghe hoặc mắt nhìn!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Biết mình và biết người

    11/01/2011Nguyễn Văn TrọngSo sánh sự khác biệt giữa mình và người một cách tỉnh táo để nhìn ra cái hay cái dở, rồi từ đó tự tu chỉnh biến đổi văn hóa của mình theo hướng tiến bộ văn minh - đó là công việc mà mỗi dân tộc đều phải làm, nếu không muốn cam chịu số phận tụt hậu trong quá trình toàn cầu hóa...
  • “Chúng ta đều phụ thuộc vào nhau”

    17/06/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ Hoàng TườngTin giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009 đã như ngọn gió lành làm nức lòng giới khoa học và tất cả độc giả đã từng yêu quý ông qua những tác phẩm viết về vũ trụ với cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông.
  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Bàn về "những giá trị sống"

    13/07/2014Nguyễn Trần Bạt... rất mong ông trò chuyện giúp người trẻ suy nghĩ, nhìn nhận lại, đặt lại vấn đề về các giá trị nền tảng nhất cho cuộc sống. Mong ông cùng chia sẻ với độc giả về những điều họ cũng đang nghĩ, đang đi tìm và có thể chưa tìm ra hoặc tìm sai cho mình...
  • Sống và Suy ngẫm

    13/04/2014Sống và suy ngẫm tập hợp những câu chuyện nhỏ về muôn vàn góc cạnh cuộc sống mà ông ghi chép, lượm lặt trên những nẻo đường đã qua, những trải nghiệm thực tế được ông kể lại với phong cách hóm hỉnh, trào phúng, mang lại thật nhiều thi vị để ngẫm ngợi...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Suy ngẫm & Lựa chọn

    16/10/2009Bùi Tiến QuýNhững vấn đề xã hội mà tôi và bạn trẻ 7X, 8X quan tâm nhiều là mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Các bạn trẻ đó (đang là những người sống tích cực) cứ trăn trở về những hiện tượng xã hội còn đang hiện hữu, như: sự lười biếng, bỏ học, sự trì trệ, sống không nghề nghiệp, sống không hiểu bản thân mình, sống thiếu trách nhiệm, rạn nứt gia đình, quyền lực và cô đơn...
  • Suy ngẫm mỗi ngày

    05/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTrong bài ngắn này tôi đưa ra suy nghĩ, quan sát từ thực tiễn tư vấn của mình trong 5 năm gần đây. Ngõ hầu sửa chữa tư duy của rất nhiều nhà quản lí chưa có thói quen hay nhận thức đầy đủ, và tính được mức độ tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời trợ giúp các nhà quản lí tổ chức vĩ mô hay vĩ mô tham khảo định hình bài toán hoạch định tương lai của tổ chức mình...
  • Cùng đọc và suy ngẫm

    21/04/2008N.H. sưu tầmNếu như thu gọn nhân loại toàn thế giới xuống thành một cái làng nhỏ (100 người), chúng ta sẽ có một ngôi làng với: 57 người châu Á, 21 người châu Âu, 14 người châu Mỹ, 8 người châu Phi...
  • xem toàn bộ