Ngẫm nghĩ về tính cách và số phận của Con Chó

Học viện Hành chính Quốc gia
05:32 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Ba, 2018

Chuyện 1 : Trung thành hơn cả chủ

Nhà người bạn tôi có một con chó dữ lắm. Mỗi lần tôi sang nhà bạn chơi phải gọi bạn từ xa ra giữ chó. Ấy vậy mà nó vẫn xông ra cửa sắt lao đến tôi, làm tôi khiếp đảm. Tôi ta thán: Con chó nhà bác khiếp quá. Ông bạn cười : Thì nó là chó giữ nhà mà bác. Tiện ông kể thêm: Cũng bởi lũ trẻ nhà này hay cổ vũ nó mỗi khi có người lạ đi qua cửa nhòm ngó vào nhà. Thật là trung thành với nhà tôi hơn cả tôi, vì là chủ nó, tôi biết ai là bạn mình, đã hét nó nằm im rồi mà nó còn cố vùng lên sủa hàng tràng khiến người ta khiếp đảm. Người ta đã vào nhà rồi mà nó còn cố hực lên vài tiếng răn đe họ. Tôi lấy ba toong vụt cho vài gậy nó mới im, rồi cứ thế nó nằm chực ngoài hiên ngóng vào câu chuyện của tôI với khách như để coi chừng. Nó chắc chả hiểu một câu một chữ nào trong câu chuyện của chúng tôi đâu, nhưng nó cứ hóng hớt nhìn ngó vào mặt chủ khách để sẵn sàng tỏ thái độ. Tuy thế, tôi quí nó hơn là ghét nó mặc dù nhiều khi nó làm tôi mất mặt với bạn bè. Cũng bởi vậy mà nhiều người đến hỏi mua mà tôi không bán. Mà cũng lạ, vì cái thói hung dữ của nó mà bạn bè đến thăm vốn dĩ định tâm tình chuyện này chuyện nọ mà cuối cùng lại chủ yếu quay về chuyện của nó.

Thì nó là chó mà bác, nhà bác được con chó như thế là quí lắm đấy – không hiểu sao đến lượt tôi lại phụ họa với người bạn chủ nhà như vậy.

Chuyện 2 : Ám ảnh vô hình :

Một gia đình kia, sau bao nhiêu năm bôn ba bây giờ trở nên khá giả. Phần vì cũng muốn thể hiện mình giàu có, phần cũng muốn kẻ trông nhà cho thêm phần yên tâm, ông chủ ra chợ sắm cho mình một con chó. Con chó kia vốn khôn ngoan, nó biết cái lí do mà chủ mua và nuôi mình, nên luôn tỏ ra săng sái tận tụy lắm. Đêm đêm khi mọi người đi ngủ nó án ngữ ở đầu nhà: thấy bóng người qua: sủa, vài chiết lá rơi xào xạc: sủa. Ông chủ nghe tiếng chó sủa đêm đêm lấy làm yên tâm. Nhưng xóm giềng lại nghĩ: Ô hay, hóa ra nơi mình ở cũng chẳng được yên ổn cho lắm… nên họ đua nhau đi mua chó cho nhà mình. Từ bấy trở đi, hễ nhà nào có tiếng chó sủa là cả làng vang lên tiếng chó sủa phụ họa theo.

Con chó nào mà chả muốn chứng tỏ trung thành và tận tụy. Mọi người bất an: có vẻ như đêm đến có biết bao nhiều điều xấu rình rập. Người ta cũng ngại đi ra khỏi nhà buổi tối, vì tiếng chó sủa bóng họ đi trên đường người ta lại tưởng mình ăn trộm ăn cắp. Ngay cả giấc ngủ của họ thỉnh thoảng vẫn bị đánh thức bởi tiếng chó sủa, cứ như thế đến sáng.

Con chó của người nhà giàu kia nay đã già. Nó tự lo sợ đến lúc không còn đủ sức để sủa nữa sẽ bị ông chủ nấu rựa mận, bởi thế nó cứ cố đem sức tàn ra mà thỉnh thoảng cất lên những tiếng nghe thật thảm thiết. Đôi khi nó ước ao được bình thản, tĩnh lặng, được ngắm chiếc lá rơi xào xạc, nhìn bóng người qua đường. Và bây giờ nó rất sợ nghe tiếng chó hàng xóm sủa….

Chuyện 3: Kết cục của trí khôn

Một người thợ săn, với một con chó, sớm hôm gắn bó với nhau như hình với bóng. Một lần đi săn trong rừng, thấy một con chim ưng bị thương ở cánh. Người thợ săn mang về nhà đắp thuốc cho nó. Cảm cái ơn ấy, Chim ưng đã ở lại cùng người thợ săn.

Từ đó công việc trở nên phát đạt. Nhờ chim ưng mà họ biết rõ thời tiết, hướng đi, nơi nào có nhiều muông thú. Chim ưng bay trên cao chỉ hướng cho người thợ săn bắn trúng con mồi. Tiếng súng vang lên, và con chó băng mình chạy về nơi Chim ưng chỉ. Có mồi hay không là việc của Chim ưng, có bắn trúng hay không là việc của người thợ săn, con chó biết rằng hình ảnh của nó là chiến quả: ngậm con mồi đã bị bắn mang về.

Nhưng đêm ngồi trong lều, dưới ánh lửa bập bùng, người thợ săn thường hỏi chuyện Chim ưng và Chó. Chim ưng bao giờ cũng đưa ra những ý kiến xác đáng và hay ho. Quay sang xin ý kiến Chó, luôn luôn là tiêng rên ư ử khe khẽ, nó dụi mõm vào liếm láp bàn tay chủ nhân thay cho trả lời. Người thợ săn đưa tay bế nó lên lòng, ve vuốt rồi tiếp tục trầm ngâm….

Vết thương của Chim ưng tái phát, nên nhiều khi dự đoán định hướng và ý kiến của chim ưng không còn được chính xác như xưa. Có lần 3 thày trò kéo nhau về ướt lướt thướt và đói bụng vì chẳng săn được con mồi nào. Người thợ săn có ý không tin dùng Chim ưng nữa. Chim ưng biết vậy nên một lần để lại lời cáo biệt mà bay đi.

Không cần kể tiếp thì ai cũng biết: Một lần tim Chim ưng ngừng đập trên trời cao, xác nó rơi trên cánh rừng đại ngàn. Còn con chó đã được sống yên ổn, chung thân với người thợ săn đến hết đời.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Qua câu chuyện 5 con vật

    19/12/2017Nguyễn Tất ThịnhTrong Năm câu chuyện mini dưới đây, tôi muốn chia sẻ với các Bạn về Nhân Tình Thế Thái. Cho dù Nhân vật chính là một Con gì đó, thì đều liên quan, đều khiến tôi suy nghĩ về Con Người. Và có thể một Ai trong số Con Người cũng chính là cái Con mà tôi dựng làm Nhân vật trong từng chuyện vậy.
  • Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí

    15/04/2017Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?
  • Đối thoại triết học giữa người và chó Léo

    06/11/2009N.V.NThử cất đi bộ mặt suy tư nghiêm trọng để cười cùng triết học khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách viết về cuộc đối thoại giữa một con chó tên là Léo và ông bạn triết gia của nó. Câu hỏi lớn bao trùm cuốn sách mỏng này là: Một con người thì khác gì một con vật?
  • Ngụy tín

    11/03/2009Nguyễn Văn TrungThái độ chân thực chỉ có giá trị luân lý nhưng không có lợi, nhưng không có lợi và người ta vẫn thích cái lợi hơn cái luân lý, tuy biết che giấu cái lợi dưới bộ mặt luân lý.
  • Tấu hài “Công danh”

    21/01/2009Nguyễn Huy Thiệp soạnCha chả! Khổ ơi là khổ! Nghèo ơi là nghèo! Nghèo thế nào? Nghèo lắm! Nghèo đến nỗi cả nhà không có một cái hố xí. Hình như tôi còn mỗi cách lao ra ngoài đường!
  • Con rận là…

    22/03/2008Bùi Quang MinhLớp học của anh giáo viên nọ có một cậu học sinh “cá biệt”. Lo lắng cho tương lai trò sau này có thể trở thành người ăn bám xã hội, anh bạn bèn ra một đề bài văn “Em hãy tả về con rận”...
  • Lỗ mọt

    14/03/2006Khôi VũNgười thợ sửa xe đạp ở góc ngã ba đường vào xã Quỳnh Giao có dung mạo của một người trên dưới 60 tuổi với cái trán đầy vết nhăn và hàm râu quai nón muối tiêu, rất ấn tượng với người mới gặp lần đầu.
  • Không kể người, chó thông minh hơn cả!

    05/01/2006Vinh ThuĐến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải thích được, bằng cách nào trí thông minh của chó đã phát triển: Có phải là kết quả của quá trình con người thuần hóa, hay tổ tiên loài người đã chọn lựa những giống chó dễ cảm thông với con người?
  • Cẩu Nhi và sau này còn gì nữa...?

    16/12/2005Nguyễn HoàDư luận đã một lần xôn xao về việc hậu thế đang xâm phạm một “di tích lịch sử”. Bằng tấm lòng tâm huyết với văn hóa dân tộc, với truyền thống văn hiến Thủ đô, hai nhà sử học vào hàng đầu bảng của ngành sử học nước nhà đã nhanh chóng, khẩn thiết lên tiếng bảo vệ một di tích được hai ông gọi là đền Cẩu Nhi - đền Chó con...
  • xem toàn bộ