Ngẩm nghĩ

03:51 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Hai, 2003

* Chính những người tài năng và các vĩ nhân đã thúc đẩy, mở đường, đánh dấu cột mốc phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ cũng như lịch sử của từng quốc gia và toàn nhân loại (Trần Đình Hoan - Ủy viên Bộ Chính trị - báo Nhân dân 30/10/2002).

* Việc đổi mới phương pháp dạy học và thi cử là chuyện cấp bách, nhưng đổi mới cụ thể như thế nào thì còn nhiều lúng túng vì chủ yếu chỉ lặp lại nguyên lý chung chung mọi người đã biết, chứ thật sự chưa có quan niệm rõ ràng và biện pháp cụ thể để thực hiện (GS. Hoàng Tụy - Nhìn lại giáo dục qua một mùa tuyển sinh - báo Văn nghệ - Hội nhà Văn VN số 39/2002).

* Tôi cho rất phổ biến các cấp quản lý lãnh đạo không tin vào các thầy, cấp trên thiếu tin cậy cấp dưới, bộ không tin các trường và sở, xã hội không tin vào ngành giáo dục... dẫn đến ngành giáo dục đang hoạt động trong tình trạng thiếu tin cậy, hoạt động trong tâm thế thiếu tin cậy (Trích phát biểu của GS. Trần Thanh Đạm trong cuộc Hội thảo cải cách tuyển sinh ĐH, CĐ, Việt Nam năm 2002 do Hội khuyến học TPHCM tổ chức ngày 7/11/2002 - báo Tuổi trẻ 8/10/2002).

* Tôi cho rằng: "Tiên học lễ, hậu học văn" là truyền thống giáo dục, đạo đức vô cùng quý báu của dân tộc ta mà ông cha ta đã đúc kết, đó là giá trị tinh thần, văn hóa, đạo đức vô giá để lại cho chúng ta (Vũ Quốc Trung - Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn vẫn đúng và phù hợp cho tới hôm nay).

* Mục đích của giáo dục không phải dạy cho trẻ hiểu nhiều, biết rộng mà dạy cho trẻ biết hành động (H. Spen-xơ - Anh).

* Giáo dục một người là đào luyện cho họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh (C.H. Ri-vê - Anh).

* Mục đích giáo dục không phải tạo thêm những máy móc, nhưng là tạo nên những con người (P. Ra-nét - Pháp).

* Mọi người đều hấp thu được hai thứ giáo dục, một thứ là do người khác tạo ra, còn một thứ quan trọng hơn nhiều là do chính mình tự tạo cho mình (E. Gip-bông - Mỹ).

LinkedInPinterestCập nhật lúc: