Năng lượng vật lý và năng lượng tâm lý

04:05 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Mười, 2017

Khi đề cập vấn đề này, nhà tâm lý xã hội học Barbaba Dafoe Whitecheas đã ghi nhận: năng lượng vật lý và năng lượng tâm lý là hai dạng năng lượng thuộc hai phạm trù: vật chất và tinh thần. Chúng có quan hệ biện chứng và chuyển hóa lẫn nhau.

Đông giá đã vào mùa, rét đậm ở phía Bắc. Trời càng lạnh, báo chí càng đưa nhiều tin về quà tặng từ đất liền gửi ra hải đảo và các vùng biên thùy của Tổ quốc. Khi tết đến gần, những thông tin đó thêm dồn dập, góp phần sưởi ấm lòng người trước cái lạnh của thời tiết. Từ hải đảo xa xôi, nơi gió lạnh trùng khơi, một chiến sĩ Trường Sa viết thư hồi âm cho người yêu ở quê nhà: "Lá thư của em đã hâm nóng tim anh trong giá buốt tái tê, cũng làm nhẹ lòng anh sau bao ngày trĩu nặng...".

Thật ra các chiến sĩ của chúng ta không thiếu áo ấm... Đây là cái lạnh tâm lý nhưng được ủ nóng bởi những tâm thư viết từ đất liền. chứ không phải cái rét vì nhiệt độ của thời tiết. Còn "lòng trĩu nặng" ư ? Chỉ là "nặng" tâm lý chứ không phải nặng vật lý… Sức nặng đó cũng được giải tỏa từ “độ nóng” của tâm thư. Rất nhiều trường hợp lời nói trong tâm thư đã nhen nhóm tâm năng và chuyển hóa thành động năng. Đó là động thái của những người "yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội thất bát đèo cũng qua...".

Phép biện chứng đã soi sáng nguyên lý chuyển hóa năng lượng: sức mạnh tư tưởng biến thành sức mạnh thể lực, nguồn lực tinh thần chuyển thành sức mạnh vật chất, sức mạnh lòng tin biến thành sức mạnh nghị lực...

Nói chuyện ấm áp mùa đông, vài trang blog trên mạng mới đây có nêu nhiều hình tượng chuyển hóa diệu kỳ. Xin trích đoạn (có biên tập đôi chỗ):

Ấm áp không phải khi bạn ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người thương yêu của bạn.
Ấm áp không phải khi bạn nói “ấm quá”, mà là khi có người thì thầm bên tai bạn: “Có lạnh không?”.
Ấm áp không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa, mà là khi bàn tay của người ấy” khẽ nắm lấy bàn tay bạn.
Ấm áp không phải là khi bạn đội chiếc mũ len, mà là khi đầu trần của bạn dựa vào một bờ vai tin cậy…
Ấm áp không phải là khi bạn mặc một lúc hai ba áo mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến đến, có ai đó khoác lên vai bạn một tấm khăn…”

Thêm vài lời bình (không có trong blog):

Bao nhiêu bàn tay nắm để sưởi ấm lòng nhau
Bao nhiêu những vòng ôm để thấy lửa nhiệt tình
Bao nhiêu lời thủ thỉ để tâm hồn cháy bỏng.
Bao nhiêu những nụ hôn để đong đầy sức sống.

Vậy đó những cái chạm nhẹ của vành môi và chóp lưỡi đã dẫn truyền sức ấm đến cõi lòng nhờ năng lượng tâm lý. Chính sự tích hợp những động thái hình thể (tay nắm, vòng ôm...) hoặc phi vật thể (lời ca, ngôn từ...) sẽ là nguồn lực làm thăng hoa các năng lượng tâm lý, tiếp lửa cho tình thương kể cả khi nó nguội tắt hay giá băng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người

    20/01/2018TS. Nguyễn Chí ThuậtHạnh phúc là gì? Định nghĩa về nó tưởng vô cùng đơn giản, song lại khiến bao nhà nghiên cứu phải đau đầu và cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc định nghĩa hạnh phúc...
  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Những chấn thương tâm lý hiện đại

    31/10/2008Vương Trí NhànMãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi mới thật chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi nói: Bây giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng được, thành thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con người bây giờ ác quá!
  • Những thành phần chủ yếu của tâm lý

    01/04/2006Lê Vân LongHoạt động của não người là một trong những chức năng của tâm lý. Tâm lý bao gồm những thành phần chủ yếu như: tư duy, cảm xúc và động lực thúc đẩy...

  • Tiếp cận tính toàn vẹn về con người và thế giới con người

    19/07/2005Đỗ HuyCon người và thế giới con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau, như tâm lý học, xã hội học, lịch sử, văn hoá học…Song, theo chúng tôi, chỉ có triết học và triết học Mácxít chư không phải triết học Cantơ, Hêgen, Phoiơbắc hay những trào lưu triết học sau này như chủ nghĩa Tômát mới, chủ nghĩa hiện sinh mới có cách giải quyết đúng đắn vấn đề này. Làm được điều này, các nhà triết học Mácxít đã dựa trên quan điểm thực tiễn vật chất - tinh thần, trong đó, tâm điểm của nó là lao động của con người.