Mục tiêu chất lượng của giáo dục

03:51 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Hai, 2003

Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Năng lực này theo chúng tôi bao hàm các thành tố:

1/ Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo

2/ Kỹ năng thực hành được đào tạo,

3/ Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo và

4/ Phẩm chất nhân văn được đào tạo.

1/ Về khối lượng kiến thức:

Khối lượng kiến thức thường tính theo đơn vị qui ước là tín chỉ hay đơn vị học trình. Đối với văn bằng của một bậc học, người ta qui định số lượng đơn vị. Bản thân số lượng đơn vị tín chỉ hay học trình không phản ánh chất lượng của chương trình mà phải là nội dung và trình độ của chương trình, do vậy cũng bằng cử nhân, khối liên hiệp Anh phần lớn chỉ có 3 năm, trong khi đó đa số các nước qui định 4 năm.

Khối lượng chương trình đào tạo (kiến thức, năng lực và phẩm chất) của mỗi bậc đào tạo được qui về số tín chỉ (hay số đvht như ở ta) cần phải tích luỹ của một số nước như sau:

Cấp đào tạo

Mỹ

(tín chỉ)

Nhật

(tín chỉ)

Thái

(tín chỉ)

Việt

(đvht)*

Cấp Cao đẳng 3 năm

93

90-112

90-112

120-180

Cấp Đại học 4 năm

Khoá luận

120-136

120-135

120-150

210

Cấp Cao học 2 năm

Luận văn

30 - 36

30

36

90-100

Cấp Tiến sỹ

Luận án

4-5 năm

3-4 năm

3-4 năm

3-4 năm


1đvht = 1 tiết giảng trên lớp trong 1 tuần, kéo dài 1 học kì (15-16 tuần) + 1 tiết tự học / 1tiết nghe giảng ằ 2/3 Tín chỉ

2/ Về trình độ kiến thức:
Trong khoa học phát triển chương trình (Curriculum Development), phần lớn người ta phân loại trình độ (chất lượng) của các học phần như sau:

  • Trình độ 100, để tiếp thu trình độ 100 chỉ đòi hỏi các kiến thức đã học ở phổ thông trung học.
  • Trình độ 200, để tiếp thu trình độ 200 đòi hỏi phải có các kiến thức đã học ở phổ thông trung học và những kiến thức liên quan đã học ở trình độ 100.
  • Trình độ 300, để tiếp thu trình độ 300 đòi hỏi phải có các kiến thức liên quan đã học ở các trình độ 100 và 200.
  • Trình độ 400, để tiếp thu trình độ 400 đòi hỏi phải có các kiến thức liên quan đã học ở các trình độ 100, 200, và 300.
  • Trình độ 500 ký hiệu các kiến thức thuộc trình độ đại học được nâng cao. Đây là kiến thức dành cho bậc cao học (hoặc cử nhân tài năng).
  • Trình độ 600 ký hiệu các kiến thức chuyên ngành nâng cao. Đây là kiến thức dành cho bậc cao học.
  • Trình độ 700 ký hiệu các kiến thức chuyên sâu. Đây là kiến thức dành cho bậc tiến sĩ.

3/ Về nội dung kiến thức:
Nội dung kiến thức phải được đào tạo ở bậc đại học sao cho các cử nhân tốt nghiệp ra cần có các phẩm chất sau:

1/ Phải được rèn luyện tốt khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin và làm việc có hiệu quả cao trong một nhóm cộng đồng.

2/ Phải được truyền thụ và tiếp thu đầy đủ các kiến thức cơ bản về Văn học, Xã hội, Lịch sử, Địa lý.

3/ Có kiến thức tốt về Toán học.

4/ Có kiến thức tốt về Sinh học, Vật lý học.

5/ Phải được đào tạo thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ, có hiểu biết cần thiết về văn hoá của các dân tộc trên thế giới.

6/ Có kiến thức và hiểu biết tốt về máy vi tính và các ngành kỹ thuật khác.

7/ Có kiến thức và khả năng cảm thụ tinh tế các loại hình nghệ thuật.

8/ Có kiến thức tốt về điều hành, quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội.

9/ Có kiến thức, hiểu biết về vấn đề sức khoẻ, ăn uống và thường xuyên áp dụng thực hành.

10/ Phải được bồi dưỡng, khuyến khích phát huy toàn bộ năng lực của mỗi cá nhân trong việc phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề vì sự tốt đẹp của cuộc sống.

( AP: "10 tiêu chuẩn về giáo dục từ năm 2000 của các nhà Giáo dục Âu-Mỹ", Giáo dục thời đại, 3/1994)

Theo Malcolm Frazer, trong cuốn: "Chất lượng trong giáo dục đại học", đã đề xuất một danh sách ngắn những đặc tính chung mong muốn những gì sẽ học được trong giáo dục đại học như sau:

1. Tình yêu và sự tôn trọng kiến thức.
2. Tình yêu và sự tôn trọng đối với môn học và ước muốn sử dụng môn học để phục vụ xã hội.
3. Ước muốn biết thêm nhiều về môn học.
4. Năng lực đạt được trong môn học nhất quán với mục tiêu của khóa học.
5. Biết học như thế nào.
6. Biết được giới hạn của kiến thức và kĩ năng của mình.
7. Nhận thức được học tập là một quá trình suốt đời.
8. Giải quyết vấn đề hay nắm bắt cơ hội (tức là nhận diện vấn đề, xác định và đề ra những giải pháp hoặc cách tiếp cận giải pháp).
9. Biết phải tìm kiếm thông tin thế nào (tức là sử dụng thư viện và những cơ sở dữ liệu khác như thế nào).
10. Biết xây dựng một lập luận.
11. Biết tích hợp các kiến thức từ những lĩnh vực khác nhau.
12. Kỹ năng truyền thông (viết và đọc, nói và nghe).
13. Phân tích có phê phán.
14. Làm việc theo nhóm.

Hay theo kết luận của hội nghị giữa hội đồng giáo dục Australia và các Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo-Việc làm của Australia (9/1992) một kiến nghị về 7 năng lực then chốt (key-competencies) của người lao động cần có được đề ra như sau:

(1) Thu thập, phân tích và tổ chức thông tin.Năng lực tìm ra nơi có thông tin, lọc và chọn thông tin nhằm lựa ra cái cần thiết và trình bày một cách bổ ích, và đánh giá bản thân thông tin và cả những nguồn và phương pháp lấy được thông tin đó.

(2) Truyền bá những tư tưởng và thông tin.Năng lực truyền bá một cách hiệu quả cho người khác, bằng cách sử dụng hàng loạt phương tiện diễn đạt bằng lời, viết, đồ thị và không bằng lời khác.

(3) Kế hoạch hoá và tổ chức các hoạt động.Năng lực kế hoạch hoá và tổ chức hoạt động của bản thân, bao gồm việc sử dụng tốt thời gian và những nguồn lực, việc chọn ra những ưu tiên và theo dõi sự thực hiện chúng.

(4) Làm việc với người khác và đồng đội.Năng lực có tác động một cách có hiệu quả với người khác, vừa với từng người, vừa với cả nhóm, bao gồm sự hiểu biết và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và cách làm có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm để đạt mục đích đã được chia sẻ.

(5) Sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học.Năng lực sử dụng những ý tưởng toán học, như về số và không gian và những kỹ thuật về đánh giá và ước lượng, nhằm những mục đích thực tế.

(6) Giải quyết vấn đề.Năng lực áp dụng chiến lược giải quyết vấn đề bằng những con đường có mục tiêu; trong những tình huống đó, bài toán và lời giải mong muốn đều là hiển nhiên một cách rõ ràng và có những tình huống đòi hỏi tư duy có phê phán và cách tiếp cận sáng tạo nhằm đạt được một kết quả.

(7) Sử dụng công nghệ.Năng lực áp dụng công nghệ, sử dụng những kỹ năng, thể chất và cảm xúc cần thiết để vận hành các thiết bị với sự hiểu biết những nguyên tắc khoa học và công nghệ cần thiết để khai thác và thích nghi các hệ thống.

Như vậy, để có được các phẩm chất như trên, chương trình đào tạo nhất thiết phải bao gồm các khối kiến thức:

1- Toán và khoa học tự nhiên ,

2- Khoa học nhân văn,

3- Khoa học xã hội

4- Ngoại ngữ,

5- Giáo dục thể chất,

6- Giáo dục quốc phòng

Tuỳ theo ngành đào tạo mà tỷ lệ các khối kiến thức này có thay đổi cho phù hợp với mục tiêu đào tạo.

4/ Về kỹ năng:được phân thành 5 cấp độ từ thấp đến cao như sau:

  • Bắt chước (1): là quan sát và cố gắng lặp lại một kỹ năng nào đó
  • Thao tác (2): là hoàn thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước máy
    móc.
  • Chuẩn hoá (3): là lặp lại kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng,đúng đắn, thường
    thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn.
  • Phối hợp (4): kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn
    định.
  • Tự động hoá (5): hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành tự nhiên,
    không đòi hỏi một sự gắng sức về thể lực và trí tuệ.

5/ Về nhận thức: được phân thành 8 cấp độ như sau:

  • Biết (1): ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà sinh viên đã được học.
  • Hiểu (2): hiểu các tư liệu đã được học, người học phải có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu nhận được.
  • Ứng dụng (3): ứng dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học.
  • Phân tích (4): biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần
    đó đối với nhau cùng với cấu trúc của chúng.
  • Tổng hợp (5): biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu.
  • Đánh giá (6): biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí
    xác định.
  • Chuyển giao (7): có khả năng diễn giải, thuyết phục và truyền thụ kiến thức đã tiếp thu được
    cho đối tượng khác.
  • Sáng tạo (8): sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được.

c/ Về năng lực tư duy: tối thiểu có thể chia thành 4 cấp độ như sau:

  • Tư duy logic (1): suy luận theo một chuỗi có tuần tự, có khoa học và có hệ thống.
  • Tư duy trừu tượng (2): suy luận một cách khái quát hoá, tổng quát hoá vượt ra khỏi khuôn
    khổ có sẵn.
  • Tư duy phê phán (3): suy luận một cách hệ thống, có nhận xét đánh giá, có phê phán.
  • Tư duy sáng tạo (4): suy luận các vấn đề một cách mở rộng và ngoài các khuôn khổ định
    sẵn, tạo ra những cái mới.

7/ Về phẩm chất nhân văn: ít nhất có 3 cấp độ như sau:

  • Khả năng hợp tác (1): sẵn sàng cùng đồng nghiệp chia sẻ và thực hiện các nhiệm vụ được giao
  • Khả năng thuyết phục (2): thuyết phục đồng nghiệp chấp nhận các ý tưởng, kế hoạch, dự kiến . . . để cùng thực hiện
  • Khả năng quản lý (3): khả năng tổ chức, điều phối và vận hành một tổ chức để thực hiện một mục tiêu đã đề ra.

Mô hình tiêu chuẩn về yêu cầu chất lượng của sinh viên tốt nghiệp đại học
(theo Vương Nhất Binh, tham luận tại hội thảo " Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học" 4/2000 tại Đà lạt.)

*Chống phá hoại máy tính/Sự an toàn/ *Sáng tạo
Chiến tranh thông tin/Thông tin &Đạo đức/ *Linh hoạt
Làm gì để đổi mới? Đạo đức *Đổimới *Hình tượng
*Sự công bằng, Sự thông cảm, Tính trách nhiệm, *Tư duy công nghiệp
Sự khoan dung, Sự tôn trọng giá trị của xã hội dân chủ, văn hoá, môi trường tự nhiên
và thế hệ tương lai,.v.v.

*Dám quyết
*Thu thập, Đánh giá và xử lý thông tin
hung/Chuyên ngành và ranh giới giữa chúng

Kiến thức Năng lực Thông tin *Học suốt đời.
*Thay đổi sự cân bằng, của sự kế thừa và đổi mới chúng *Cách nghĩ nghiêm túc,
*Phê phán và biện chứng.

Phát hiện và giải quyết vấn đề

*Máy tính
*Thiết bị đa năng Kỹ năng Khả năng *Phát triển thông tin cho kho
*Các công cụ điện tử tàng kiến thức và suy xét
*Lái xe,.v.v. cho đúng
Sức khoẻ/EQ *Ngôn ngữ *Thay đổi nhanh chóng

*Sự am hiểu thế giới *Cạnh tranh dữ dội
*Sự căng thẳng/áp lực hàng ngày

Có thể tóm tắt và phân loại chất lượng của các thành tố vừa nêu trên trong bảng dưới đây:
Bảng phân loại chất lượng đào tạo theo năng lực:

Nội hàm năng lực

Trình độ

Khối lượng/Chất lượng

Khối lượng

Cao đẳng
Đại học khoa học
Đại học kỹ thuật
Đai học đặc biệt
Cao học
Tiến sỹ
Sau tiến sỹ

3 năm (160 đvht)
4 năm (210 đvht)
5 năm (270 đvht)
6 -7 năm (320-380 đvht)
2 năm (100 đvht)
3 năm (100 + 30 đvht)
1-2 năm

Nội dung kiến thức

1-Toán và Khoa học tự nhiên

LinkedInPinterestCập nhật lúc: