Một bản sao của Tầu

09:28 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Tám, 2014

Nghĩ hoài không biết nên kể chuyện này, nhưng cuối cùng thì yes. Hôm qua, cà phê cà pháo với tên bạn lâu ngày không gặp từ ngày hắn đi lập nghiệp ở bang khác. Tên bạn này rất quan tâm đến tình hình chính trị chính em. Chuyện nọ xọ chuyện kia một hồi, quay sang chuyện “biển Đông dậy sóng”, và tôi có nhận xét rằng Tàu cộng thật là nguy hiểm, không chỉ đối với Việt Nam và các nước trong vùng, mà cả thế giới.Tội của chúng thì đầy, nhưng nguy hiểm nhất vẫn là huỷ hoại nền văn hoá Trung Hoa và tạo nên những thế hệ người máy chỉ biết suy nghĩ theo giáo điều của đảng, không phân biệt được trắng với đen. Mà, số người này chiếm 1/4 thế giới. Vì thế, trong tương lai chúng sẽ trở thành một đội quân gieo rắc kinh hoàng cho cả thế giới.

Tôi tưởng cái “discourse” say sưa của tôi làm cho tên bạn thông cảm và bày tỏ ủng hộ một vài chữ. Ai dè nó mỉm cười nhìn tôi rồi nói: thế mày nghĩ Việt Nam của mày văn minh hơn Tàu ư? Xin lỗi mày, tao đã đến Việt Nam cả chục lần, công tác lẫn du lịch, và thấy cách Việt Nam cai trị dân chẳng khác gì Tàu cả. Cũng xã hội công an trị. Cũng tuyên truyền một chiều và cũng tẩy não người dân. Xem cái loa phường đi thì biết Việt Nam đang ở thế kỉ nào? Mày có vào các viện bảo tàng chiến tranh chưa? Vào đi và nếu mày còn khách quan mày sẽ thay đổi những gì mày nói. Vâng, Tàu là nguy hiểm, nhưng Việt Nam cũng nguy hiểm. Tàu là mối đe doạ cho cả thế giới, còn Việt Nam mày thì chỉ đe doạ cho sự tồn vong của dân tộc Việt Nam mà thôi.

Thật ra, tôi nghĩ tôi có thể lí giải khác đi, nhưng thú thật tên bạn nói cũng có lí và cũng là cái ý mà nhiều thức giả đã chỉ ra sự tương đồng giữa Việt Nam và Tàu. Ở đây, người đối thoại là một người Úc có học cao và rất worldly mà còn nghĩ được như thế thì đủ biết sự tương đồng giữa Việt Nam và Tàu nổi như thế nào. Nói “tương đồng” thì có vẻ oai, chứ Tàu nó chỉ xem Việt Nam chỉ là một phiên bản của họ.

Chính vì thế mà các quan chức Tàu có thể hống hách và ngổ ngáo trong các tuyên bố như là lời phán của cha mẹ dành cho con. Việt Nam có vùng vẫy hay suy nghĩ gì thì Tàu cũng đoán trước được, vì Việt Nam chỉ học từ Tàu thôi, và đâu có thầy nào (nhất là thầy Tàu) mà dạy cho trò 100% sở trường. Sự lệ thuộc ngoại bang nó ghê gớm ở chỗ làm cho dân tộc không còn tự chủ và độc lập trong suy nghĩ, và người ngoài nhìn vào với ánh mắt khinh thường.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ‘Thoát Trung’ rốt cuộc là ‘tự thoát’

    13/08/2014Nguyễn Ngọc LanhThoát Trung là thoát sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Vì, đã lệ thuộc, dù ít, dù đó là nước cùng lý tưởng... nền độc lập sẽ không thể toàn vẹn...
    ..
  • Hãy chấm dứt sự không trưởng thành!

    09/08/2014Bùi Văn Nam SơnTại sao xã hội ngày càng phát triển, cấu trúc sinh học của con người ngày càng hoàn bị, con người lại thiếu trưởng thành?
  • ‘Thoát Trung’ phải miễn dịch với ‘Gene Tàu’

    20/06/2014Nguyễn Tất ThịnhVề phương diện hội nhập toàn cầu thì chúng ta cần xây dựng quan hệ với tất cả các Nước khác đem lại lợi ích phát triển cho Đất nước, đồng thời phải chấp nhận mọi thực tế tốt / xấu, thuận / nghịch…trong ‘cuộc chơi vẫn chủ đạo là mạnh được yếu thua’ . Nhưng Trung Quốc, với hệ ‘GENE TÀU’ của họ sẽ luôn là ‘ĐẦU GẤU’ Quốc tế như tất yếu, khi nó ngự trong cơ chế Ngũ cường của LHQ, và tính ‘Sư tử dã man’ của nó...
  • “Thoát Trung” nhưng cũng cần cẩn trọng

    07/06/2014Phan Minh NgọcVào lúc này một chương trình “thoát Trung” (ít nhất là về mặt kinh tế) đang được rục rịch bàn thảo và chuẩn bị, nhưng nên tỉnh táo phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách cực đoan, cảm tính...
  • Thoát Trung Luận

    12/05/2014Giáp Văn Dương (2011)Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc thực ra không hề mới. Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung. Phần lớn các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta đều mang trong mình một thông điệp nóng hổi: Thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc!
  • Thoát Trung là thoát cái gì?

    18/08/2011Ai Nghĩ Dùm TôiBài viết THÓAT TRUNG LUẬN của ông GVD khá hay, nhưng như nhiều bạn đọc đã phân tích, rất tiếc bài viết chỉ dừng lại ở việc nêu lên hiện tượng, thiếu mất khâu phân tích nguyên nhân và đề đạt giải pháp cho những vấn đề đã nêu. (không trách gì tác giả cả, đây là đặc điểm chung của những bài phân tích xã hội học hiện nay, ngại đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm). Nhiều dẫn chứng được nêu mang tính chất phiến diện, cảm tính, thiếu tính thuyết phục...
  • xem toàn bộ