Mối quan hệ báo chí- kinh tế: Nhìn từ lịch sử

08:04 CH @ Thứ Hai - 27 Tháng Bảy, 2009

Về lịch sử báo chí buổi sơ khai, có quan điểm cho rằng, nó bắt nguồn từ nhu cầu thông tin kinh tế mà các nhà buôn thông qua một mạng lưới rất nhiều những người trong giới thuơng nhân, các nhà thám hiểm hay các tăng lữ cung cấp qua thư tín rồi tổng hợp lại thành những bản tin tức để cung cấp phục vụ việc buôn bán, tìm kiếm sản phẩm, thị trường và giao thương.

Lịch sử còn ghi lại thời mà Xê Da Đại đế của Đế chế La Mã đã sử dụng các tù binh biết chữ chép tay để nhân bản các bản tin khi chưa có phương tiện ấn loát. Như thế, thoạt tiên báo chí ra đời gắn với nhu cầu kinh tế. Và phát triển kinh tế- đương nhiên cũng là mối quan tâm của mọi nhà nước ngay từ thời cổ đại.

Rồi về sau, nhu cầu ban bố những thông tin của nhà nước mới đẻ ra các tờ công báo. Cùng với nhu cầu thông tin, sự ra đời của nghề in và các cải tiến không ngừng của kỹ nghệ ấn loát đã thúc đẩy sự ra đời của báo chí thực thụ và phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ, đồng thời nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới trong đó đặc biệt là công nghệ nghe-nhìn và viễn thông. Trong thế giới hiện đại, báo chí đã trở thành một nền công nghiệp, hình thành những tập đoàn kinh tế trên lĩnh vực báo chí-truyền thông hoặc trở thành diễn đàn bảo vệ lợi ích của các thế lực kinh tế mà các thế lực chính trị chỉ là đại diện.

Nhìn lại lịch sử báo chí Việt Nam cũng vậy. Những người cố tìm kiếm cái căn cước ra đời của báo chí nước ta có đưa ra ý kiến cho rằng, các quán nước đầu làng và người mõ làng là những yếu tố của hoạt động truyền thông sớm nhất và phổ biến nhất của một quốc gia vốn lấy cơ cấu làng xã khép kín làm tế bào sống. Cho đến nay, chưa hề thấy một bằng chứng nào về mối liên hệ thông tin giữa các địa phương trong nước với chính quyền trung ương ngoài các tuyến giao thông do các phu trạm đảm trách trên con đường cái quan, chủ yếu để truyền đạt các giấy tờ và mệnh lệnh của triều đình đến các thần dân của mình.

Vì thế, có thể thấy rằng báo chí xuất hiện ở nước ta trước tiên là sản phẩm của chế độ thực dân trong quá trình xác lập lợi ích song hành cùng cuộc chính phục thuộc địa. Tờ báo đầu tiên hoạt động ở nước ta đúng như tên gọi của nó : “Kỷ yếu công báo của Đạo quân Viễn chinh xứ Nam Kỳ “ (Bulletin officiel de l’ Expédition de la Conchinchine) mà toà soạn cũng như máy in đều biên chế trong đạo quân xâm lược từ các chiến thuyền đánh vào Nam Bộ và được sử dụng song hành với cuộc bình định về quân sự. Tiếp đó, người ta thấy trên vùng đất mà quân viễn chinh Pháp đã chinh phục được ở cả Nam kỳ và Bắc kỳ bắt đầu xuất hiện những tờ báo và hoạt động báo chí buổi đầu gắn liền với nhu cầu của tầng lớp người Âu ngày càng đông đảo và sự hình thành những đô thị và đám thị dân người bản địa. “Tờ báo là kinh nhật tụng của đám thị dân” là một cách nói của ngưòi xưa cho thấy không gian phát triển của báo chí trước tiên là ở các đô thị.

Ngoài những tờ báo viết bằng tiếng Pháp, dành cho nguời Pháp, thì tờ báo dành cho người Việt đầu tiên như tên gọi của nó gắn với đô thị phát triển đầu tiên và quan trọng nhất của xứ thuộc địa này là Sài Gòn với cái tên “Gia Định Báo” ra đời vào năm 1895- được coi là cái mốc đầu tiên của báo chí tiếng Việt. Đương nhiên nó là một tờ công báo và phục vụ chủ yếu cho nhu cầu cai trị những người dân bản xứ, nhưng khách quan mà nói, cũng đã du nhập những tập quán mới của nến văn minh phương Tây vào cộng đồng người bản địa.

Bước vào đầu thế kỷ XX, một tầng lớp thị dân, trong đó có các thương nhân người Việt ra đời và cùng với nó là những cây bút viết báo người Việt cũng hình thành cùng với nỗi đam mê những công dúng mà tờ báo mang lại cho đưòi sống xã hôi. Báo chí tư nhân xuất hiện và nhanh chóng xâm nhập vào đời sống kinh tế của người Việt. “Nông Cổ Mín Đàm” là tờ báo tiên phong và cũng ra đời ở Nam Kỳ. Tên báo được diễn nôm là “ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn”, đề cập tới 2 lĩnh vực kinh tế trọng yếu cua người Việt. Cho dù, theo luật định, người chủ báo phải là một người Pháp, ông Cannavaggio, là chủ một vựa muối ở Nam Kỳ, nhưng linh hồn của tờ báo lại là những cây bút người Việt, vừa thấm nhuần nền cổ học lại tiếp cận sâu sắc với tân học đã dùng tờ báo để cổ xút cho hoạt động kinh doanh của người Việt, coi đó là phương cách chấn hưng dân tộc trong hoàn cảnh về chính trị đã trở hành thuộc địa của nước Pháp.

Chủ bút của tờ báo này là Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, người còn được biết tới trên một số lĩnh vực hoạt động văn hoá khác, đặc biệt là nghệ thuật cải lương. Đúng như tên gọi của nó, lần đọc những trang báo cũ ta thấy rất nhiều bài viết động viên người Việt dấn thân vào thương trường, truyền bá những nghề mới và đáp ứng nhiều thông tin kinh tế như giá cả, lịch các tàu biển ra vào thương cảng, các chính sách liên quan đến kinh tế của chính quyền vàbắt đầu phản ánh những suy nghĩ, tâm trạng của tầng lớp thị dân và thương nhân thể hiện cả trong những nhu cầu về văn hoá...

Ngoài Bắc, tiên phong trên lĩnh vực này là tờ “Đăng Cổ Tùng Báo” - một tên gọi mới của một tờ công báo do Nam triều lập ra ở Bắc kỳ lúc này là xứ bảo hộ, tờ “Đại Nam Đồng văn Nhật Báo” viết bằng chữ Hán, xuất bản từ năm 1896. Công báo nhưng lại do một tư nhân đấu thầu là một nhân vật đáng được vinh danh là “ông tổ nghề báo ở Việt Nam” tên là Henri Schneider - người khuyến khích và làm chủ nhiệm rất nhiều tờ báo và các ấn phẩm ở Việt Nam buổi ban đầu của xuất bản và ấn loát.

Điều đáng nói là linh hồn của “Đăng Cổ Tùng Báo” (Đăng Cổ có nghĩa là “Khua trống”) gắn với tên tuổi của nhà báo tiên phong Nguyễn Văn Vĩnh. Ông đã sang dự Hội chợ Quốc tế ở Pháp và đam mê công nghệ báo chí khi trở về Việt Nam và suốt cuộc đời lặn ngụp, phấn đấu cho một nền báo chí của người Việt, cả trên diễn đàn Pháp ngữ lẫn Việt ngữ. “Đăng Cổ Tùng Báo” ra đời cùng với và trở thành cơ quan ngôn luận của Đông Kinh nghĩa thục và cũng là tờ báo đầu tiên sử dụng chữ quốc ngữ (báo in song ngữ Hán-Việt), số đầu tiên vào tháng 3-1907 (chậm hơn Gia Định Báo 1865 và Nông Cổ Mính Đàm 1901) và kết thúc cùng với việc nghĩa thục của ông và cụ Cử Lương Văn Can bị thực dân bắt đóng cửa vào cuối năm ấy.

“Đăng Cổ Tùng Báo” cũng cổ xuý mạnh mẽ cho việc chấn hưng kinh tế dân tộc theo tôn chỉ của cuộc Duy Tân ái quốc, nhưng cũng giống như số phận của giới kinh doanh non trẻ Việt Nam, sự o ép về chính trị cũng như sự chèn ép về kinh tế của chế độ thuộc địa khiến các tờ báo ấy chưa đủ sức đương đầu để trở thành một thế lực kinh tế hay có ảnh hưởng về chính trị trong đời sống xã hội Việt Nam. Trương Vĩnh Ký thuộc lớp tiên khởi trong làng bào Việt Nam hay Nguyễn Văn Vĩnh- người tiên phong trong tư tưởng kinh doanh báo chí ... cuối cũng cũng rơi vào những bi kịch của chế độ báo chí thời mất nước... Nhưng những tờ báo này đều để lại những dấu ấn của một nỗ lực ban đầu của giới doanh nhân Việt Nam trên lĩnh vực báo chí kinh tế mà ngày nay chúng ta đang quan tâm và có điều kiện để phát triển theo đúng quy luật của nền báo chí hiện đại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Tản mạn về nhà báo và doanh nhân

    01/07/2009GS. Dương Trung QuốcSự gần gũi, mối liên minh và cả sự cạnh tranh giữa báo chí và doanh nghiệp, giữa nhà báo và doanh nhân hay giữa tất cả hai giới chúng ta là lẽ thường tình như một quy luật mà ta đã đọc thấy trong pho lịch sử báo chí của những cái đã trải qua...
  • Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975

    21/06/2009Đoan Trang"Nhiều nhà báo trẻ bây giờ sính dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ trong bài quá, mặc dù nhiều từ có tiếng Việt tương ứng. Có khi lại dùng từ nước ngoài kèm theo tiếng Việt, kiểu như: fan hâm mộ, nắp ca-pô…” - ông Y. nói. "Tôi nhớ báo chí Sài Gòn thời trước 75 không ai viết tiếng Việt theo kiểu "ba rọi" như vậy, mà phóng viên có lỡ viết thì biên tập viên cũng sẽ sửa ngay".
  • Báo chí Việt Nam “đêm trước đổi mới”

    12/06/2009Đoan TrangTin tức hết sức lành mạnh, chỉn chu, không “lá cải” giật gân, thiên về quảng bá những điển hình tiên tiến; một số bài báo nổi tiếng góp phần vào sự nghiệp đổi mới sau đó… Đó là vài đặc điểm nổi bật của báo chí Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 tới “đêm trước đổi mới”, năm 1986.
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Những “kỳ biến” trong làng báo đầu thế kỷ XX

    20/06/2009Trần Hòa BìnhVề cơ bản, đến những năm 30 của thế kỷ XX, các thể loại báo chí Việt Nam đã định hình khá rõ nét, có phần được chiếu theo những tiêu chí của báo chí phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ, một số thể loại mới xuất hiện, tạo nên những "kỳ biến" trong làng báo đầu thế kỷ XX.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư

    16/01/2007Lê Thiết HùngLâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu...
  • Mười bí quyết thành công trong phát hành báo chí hiện đại

    20/07/2006Nguyễn Thành LợiPhát hành là chìa khoá vàng để báo chí mở rộng cánh cửa bước vào thị trường, nó là khâu cuối cùng quyết định sinh mệnh của tờ báo... tại sao trong một thị trường báo chí, có tờ báo dần bị suy thoái, có tờ lại không ngừng phát triển lớn mạnh. Bí quyết gì để dẫn đến thành công trong công tác phát hành?
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • xem toàn bộ