Mỗi người, mỗi ngày tạo ra 5 USD để tăng trưởng kinh tế

02:06 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Sáu, 2018

Lâu nay các nhà quản lí và kể cả những người dân thường có khuynh hướng tư duy cho rằng: một trong những điều quan trọng để có tăng trưởng là phải có vốn đầu tư, như hoàn cảnh Việt Nam rất cần nhiều vốn từ nguồn bên ngoài.

Nhưng mọi người cũng đã biết sự thật trong nhiều trường hợp nhiều vốn lại không tạo ra tăng trưởng thực sự, hoặc Chính phủ đôi khi phải giảm bớt lượng tiền cung vào các kênh kinh tế để không gây nên lạm phát quá mức.

Trong bài này tôi đưa ra những ý kiến làm thế nào để có tăng trưởng thực sự (theo nghĩa: Từ Nội lực + Giá trị thật của nền kinh tế + Đem lại tốt lành cho tương lai) mà không cần nhiều đến vốn bên ngoài, chỉ từ mỗi người thôi và đó là cách một số Quốc gia có thể cất cánh thực sự.

Chi phí cơ hội quá cao(do nền hành chính yếu kém, nhũng nhiễu, cản trở) + Sân chơi kinh doanh không bình đẳng (các quan hệ cá nhân, nhóm quyền lực nhằng nhịt lấn át các quy luật thị trường) + Văn hóa kinh doanh thấp kém (các tổ chức bất hiệp tác với nhau, chia cắt miếng bánh thị trường nham nhở, nợ nần dây dưa và chụp giật lợi ích nhỏ nhoi cho vào túi mình)

- Có một nụ cười đáng giá 1 USD có giá trị khích lệ, làm hưng phấn người khác trong ngày làm việc
- Có một điều hữu ích đáng giá 1 USD để lại cho mình
- Có một điều gì hay cho ít nhất 1 người khác dùng được giá 1 USD
- Tiết kiệm 1 USD trong tiêu dùng hàng ngày ít nhất là có được bởi không lãng phí
- Có một sáng kiến trong lao động hơn ngày hôm qua có giá trị 1 USD

Như vậy, mỗi ngày mỗi người chúng ta có 5 USD x 60 triệu người (từ Trung học Cơ sở trở lên) = 300 triệu USD x 365 ngày = 109.500.000.000 USD (109.500 triệu USD)

Tức là gấp 1,5 lần GDP của Việt Nam trong năm 2008.

Là một người Việt Nam, chúng ta nghĩ sao? Có khả thi không? Có nên bắt đầu không? Có nên bàn luận để thực hiện nó không?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta vẫn muốn có nhau

    16/11/2017Một năm trước khi cùng vợ tự tử, triết gia André Gorz đã viết cho bà một bức thư tràn đầy tình yêu...
  • Về cái thời chúng ta đang sống

    14/07/2017Phong LêCái thời ấy thế mà cũng đã hơn 20 năm, trong tên gọi Đổi mới. Dài hơn hai lần chống Pháp. Dài hơn hai lần cả nước chống Mỹ. Hơn hai thập niên đất nước chia cắt... Những thời ấy, có lúc là ngàn cân treo sợi tóc - nhưng cả dân tộc cùng chung lo, cùng chịu đựng, cùng nhất tề xông lên, nhất tề đồng khởi... Còn bây giờ - là trăm mối lo toan. Mỗi biến động lớn nhỏ của đời diễn ra ở quanh ta, hoặc ở bất cứ nơi nào trên thế giới là trực tiếp đến với từng ngôi nhà, từng căn hộ, từng cá nhân riêng lẻ. Không bom đạn trên đầu, mà bối rối trong óc và bồn chồn trong lòng. Một cuộc sống sôi sục, cựa quậy trong những chuyển đổi.
  • Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại!

    10/06/2015TS. Nguyễn Xuân XanhHay chúng ta hỏi ngược lại, Việt Nam có được bao nhiêu sách, bao nhiêu thư viện cổ, so với thế giới? Tại sao một dân tộc được cho là hiếu học mà lại ít sách như thế? Tôi chợt nghĩ ra, có lẽ dân ta hiếu học, nhưng thực sự chỉ một “giai cấp” nhỏ nào thôi...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Nghĩ về chúng ta: Hiện đại và dân tộc tính

    13/02/2008GS. Trần Hữu Dũngchúng ta cũng bị bao phủ bởi bao nhiêu chuyện hàng ngày: từ những vụ tham nhũng khủng khiếp, những vấn đề bức xúc trong giáo dục, y tế, giao thông, những tệ nạn xã hội, cho đến những sự cố trọng đại về chủ quyền, về lãnh thổ... làm tâm thức chúng ta khó thể không chao đảo. Phải nghĩ sao? Bắt đầu từ đâu? Nhìn từ một góc cạnh căn bản thì dường như có sự căng thẳng giữa “cái bây giờ” – tạm gọi là tính hiện đại – và “cái của ta”, nói gọn là dân tộc tính. Phải nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này như thế nào? Có thể chăng một sự hòa hợp giữa hai phạm trù ấy?
  • Nỗi đau của chúng ta

    28/09/2007Lê CaoNhững gì chúng ta đang phải cùng nhau chứng kiến thảm họa sập cầu Cần Thơ là một nỗi đau không đáng có... Một nỗi đau mà có lẽ sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới có thể nguôi ngoai.
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • Người lớn tuổi có thể dạy chúng ta nhiều điều

    07/07/2005Theo Askmen
  • Chúng ta sợ suy tư

    14/05/2003Ngô Văn Tao phỏng dịch - Martin HeideggerHãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay...
  • xem toàn bộ