Mọi người

10:07 SA @ Thứ Tư - 06 Tháng Bảy, 2016

Nói về tình yêu và hạnh phúc là nói về khởi nguồn và khát vọng trong cuộc sống của con người: Nói về cuộc sống của con người trước hết là nói về các cộng đồng quan hệ xã hội. Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Những giá trị cống hiến của con người là phục vụ cho mọi người và được mọi người ghi nhận. Điều kiện để cuộc sống con người có tình yêu hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng xã hội, vào mọi người.

Cho nên nói về cuộc sống phải bắt đầu từ mọi người, từ cộng đồng xã hội, nơi chung sống gắn bó cố kết, nơi xuất phát nguồn gốc và quyết định cuộc sống của con người. Lịch sử loài người đã trải qua các cộng đồng chế độ xã hội: nguyên thuỷ nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa. Sống trong các xã hội đó, con người không thể thoát khỏi các mối quan hệ quy định của nó. Song xu thế là tiến lên, xã hội sau tiến bộ tốt đẹp hơn xã hội trước, tính chất xã hội của con người ngày càng cao, vai trò của mọi người của cộng đồng ngày càng cao.

Mỗi bước tiến của con người trong lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên, thường cũng là bước tiến về cộng đồng xã hội, về giải phóng con người, về quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của con người. Vậy ai là người quyết định các bước tiến đó? Nhìn lại các mốc son của lịch sử ta thường thấy tên tuổi các bậc vĩ nhân, anh hùng, các nhà khoa học. Họ là những ngôi sao sáng trong từng thời gian, trên bầu trời của quần chúng nhân dân bất tận. Chính quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử tiến hoá của xã hội loài người, mà họ là những đại biểu ưu tú nhất của quần chúng nhân dân. Dân là bầu trời, không có bầu trời thì cũng không có ngôi sao sáng, ý dân là ý trời, quan nhất thời dân vạn đại. Dân là gốc, không có gốc thì cũng không có cây có cành có hoa có trái. Nhân dân là đông đảo những người, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lý trên trái đất này, làm nền tảng cho một nước, một cộng đồng xã hội. Từ lâu cha ông chúng ta đã khẳng định dân là gốc của đất nước, người đẩy thuyền là dân, người lật thuyền cũng là dân, khoan sức cho dân là kế giữ nước bền vững nhất. Trong tuyên ngôn nhân quyền nước Mỹ cũng đã khẳng định: "Chính quyền phải do nhân dân lập ra quyền lực của chính quyền ấy phải do nhân dân quyết định". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Trên bầu trời này không có gì quý bằng nhân dân; bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân; dễ ngàn lần dân không cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Nhà nước của chúng ta là nhà nước của dân, vì dân, do dân. Đó là sự kế tục phát triển ngày càng hoàn thiện quyền lực đích thực của nhân dân. Đó cũng là điều kiện để bảo đảm cho các quyền lợi và hạnh phúc của mọi người.

Mọi người với tuổi thơ còn là các mái trường thân yêu với bao thầy giáo và bạn bè. Tuổi cắp sách đến trường có những kỷ niệm một thời ấu thơ vô tư trong trắng, dại khờ và đáng yêu. Kỷ niệm ấy như in trong tâm khảm, nhớ lại như mới ngày hôm qua, có khi gây xúc động, thôi thúc, theo đuổi cả cuộc đời Cùng với mái nhà - trái tim, mái trường - tự tuệ, đã chắp cánh cho mỗi người bay đi làm người, thực hiện bao ước mơ khát vọng. Ai mà chẳng thầm nhớ ơn được học những thầy giỏi, mẫu mực. Những mái trường thân yêu đã từng nhen nhóm, thắp sáng ngọn lửa tri thức và lý tưởng. Những tri thức khai tâm, những cái "híchl' đầu tiên ấy là điểm tựa, là bệ phóng cho biết bao thành đạt. Rồi lớn lên, đi xa, trưởng thành, ai mà không nhớ về mái trường xưa, thầy xưa, bạn cũ. Tuổi học trò như trang giấy trắng, vẽ vào đó cái gì thường khó xoá đi được. Tuổi học trò như đàn chim non, nuôi dạy thế nào để khi đàn chim cất cánh bay đi,có con đầu đàn, có con cuối đàn, nhưng đừng để có chim lạc đàn quên đường về tổ ấm. Bây giờ, cả người được học nhiều, học ít hay thất học đều thừa nhận rằng tuổi trẻ được đi học, được giáo dục đến nơi đến chốn vừa là quyền lợi vừa là hạnh phúc. Với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, phải dành tất cả những gì tốt đẹp nhất hiện có cho tuổi thơ. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư chiều sâu, là đầu tư cho phát triển cho tương lai và thật sự là đầu tư cho tình yêu và hạnh phúc của con người.

Từ lúc còn trẻ đến khi lớn lên, làm việc, kiếm sống rồi đến lúc nghỉ về già, ai cũng thường sống với một cộng đồng đoàn thể, theo lứa tuổi, theo công việc nghề nghiệp. Mọi người ở đây là tập thể, bạn bè, là các đối tác, là những người ta đã cùng làm việc và đã gặp. Những dấu ấn để lại mỗi chặng đường đi là không bao giờ phai mờ, vui buồn, thành công, thất bại, gian khó, vinh quang, hổ thẹn và cao thượng, may mắn và rủi ro, thời cơ và cạm bẫy...

Những cộng đồng ấy tạo cho con người một môi trường hoạt động để xây dựng rèn luyện nhân cách tài năng. Có khi chỉ là một thời điểm may mắn, nhưng quyết định cả một hướng đi, một sự nghiệp, chí hướng theo đuổi suốt đời. Nhớ lại ai mà chẳng biết ơn những người bạn tốt đã gặp, những tấm lòng vàng, những lời khuyên bảo động viên lúc khó khăn, bước ngoặt. Nhưng thành đạt, đỉnh cao của con người là nhờ sức mạnh của tổ chức, của tập thể cộng đồng, và sự giúp đỡ của bạn bè. Dân ta có câu "giầu vì bạn" và ca tụng tình bạn trong câu chuyện xưa về Lưu Bình - Dương Lễ. Thế giới có tình bạn vĩ đại và cảm động của Mác và ăng Ghen. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và con người đã tạo ra một tình cảm lớn lao đặc biệt của những người cùng mục đích chí hướng. Đó là tình cảm của những người bôn phương ta chẳng hẹn quen nhau, "thương nhau chia củ sắn lùi”... tình đồng chí thật là cảm động, thiêng liêng và cao cả. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, thi đua, cạnh tranh và đối thoại, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới này. Cuộc sống càng rộng mở, người với người là bạn, mỗi bước đường ta đi sẽ gặp thêm nhiều người bạn tốt, thì cuộc sống sẽ tốt đẹp và hạnh phúc biết bao!

Đỉnh cao của cộng đồng của mọi người vẫn là Tổ quốc dân tộc Việt Nam, đã được hình thành, thử thách và xây dựng suốt mấy ngàn năm. Đó là truyền thống yêu nước, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước. Từ vị trí địa lý, núi sông và biển cả, người Việt Nam phải thường xuyên chống chọi với thiên tai, bão lụt. Từ câu chuyện xưa "Sơn tinh và Thủy tinh", đến câu ca ngày nay của các em nhỏ “hạt gạo làng ta có bão tháng bảy có mưa .tháng ba"; từ những con đê đắp cao như núi khắp cả nước tới 7.000 cây số, đến những ruộng bậc thang lớp lớp treo trên .sườn núi; ta thấy sự cố kết của cộng đồng và công sức của cha ông đã bỏ ra để chế ngự thiên nhiên như thế nào. Người Việt Nam đã phải thường xuyên chống lại các thế lực xâm lược mạnh hơn mình gấp nhiều lần, có khi kéo dài hàng trăm, hàng ngàn năm, nhiều cuộc đụng đầu đụng đầu với đế quốc hùng mạnh nhất thời đại. Việt Nam cũng là nơi giao lưu của nhiều nền văn minh lớn, từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Hoàn cảnh ấy là những thử thách lớn, tạo nên truyền thống bản sắc riêng của cộng đồng người Việt Nam. ở Việt Nam không có sức manh nào lớn hơn sức mạnh của lòng yêu nước, không có tình yêu nào đẹp hơn tình yêu Tổ quốc, không có gì quý hơn độc lập tự do của đất nước và hạnh phúc của nhân dân.

Tình yêu và sức mạnh ấy đã trở thành những giá trị thiêng liêng cao quý nhất, trở thành sức sống bất diệt, quyết định sự sống còn phát triển và hưng thịnh của dân tộc Việt Nam.

Chính bản sắc giá trị văn hoá đã kết tinh trong con người Việt Nam, chủ nhân sáng tạo ra các giá trị văn hoá ấy. ở Việt Nam đã muôn đời tôn vinh thờ cúng những người có công với cộng đồng. Ở trong nhà có bàn thờ cha mẹ, tổ tiên. Mỗi làng xóm phố phường thờ những vị tổ sáng lập, khai hóa, những bậc hiền tài. ở khắp đất nước là đền thờ những anh hùng liệt sĩ. Từ lâu nhân dân Thánh Trần Hưng Đạo. Những vị anh hùng cứu dân cứu nước, đồng thời cũng là những danh nhân văn hoá của thế giới như Nguyễn Trái, Hồ Chí Minh. Thật tự hào biết bao, non sông đất nước ta đã sinh ra những con người như vậy.

Ai đã một lần về thăm đất tổ Hùng Vương, đền thờ An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo Nguyễn Trãi. Ai đã một lần về thăm chiến khu Việt Bắc, đất thép Củ Chi, nghĩa trang Trường Sơn, những khu ATK (an toàn khu) ở khắp đất nước. Về đó sẽ cho ta cảm nhận về hồn thiêng sông núi, hào khí dân tộc và càng hiểu thêm vì sao đất nước này vừng bền. Ai đã về thăm quê hương Bác Hồ mà không cảm động và tự hào về một miền quê nghèo khó nhưng rất giàu truyền thống, về thăm khu nhà sàn của Bác ở Hà Nội để càng hiểu hơn về Bác kính yêu. Từ đất Thăng Long văn hiến, đến rừng trước đất mũi Cà Mau vạn dặm; từ Tây Bắc, Điện Biên Phủ, đến núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ; từ Bạch Đằng Giang, Sông Lô, sông Hồng, sông Mã, đến sông Hương, sông Thu Bồn, Trà Khúc, Cửu Long. Những tên đất, tên sông khi nhắc tới vừa gần gũi thân quen, vừa như còn ngân nga trong lòng. Còn biết bao nhiêu miền đất đã in dấu son trong sử sách, đã từng vang vọng trong lòng người mà ta chưa được đặt chân tới. Đó là những miền đất thánh, những địa linh kiệt, đã sản sinh và ghi lại dấu ấn của tâm hồn, khí phách và nhân cách cao đẹp của con người Việt Nam, mà "Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình!

Cũng từ những mảnh đất yêu quý ấy, đã vang lên muôn tiếng ca của các dân tộc, đã tỏa sáng bản sắc văn hoá muôn màu. Để mỗi khi đến thăm, nhớ lại hoặc đi xa, là nhắc tới những bài ca làm sống lại một thời và mãi mãi. Những làn điệu dân ca của các miền quê hương, như hơi thở của đất, như tiếng tơ lòng của cha ông, nghe âm vang ngọt ngào, phảng phất lịch sử xa xưa về một miền quê đất Việt Tất cả văn hóa và con người, núi sông cùng đất nước đều hòa quyện nhau nên thơ, hùng vĩ và kiêu hãnh. Cao hơn hết vẫn là khát vọng muôn đời, đã được tổ tiên gửi gắm, đặt tên cho các miền đất: làng Vạn Phúc, làng Phù Lưu... các tỉnh: V nít Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận... rồi Vịnh Hạ Long, đồng bằng sông Cứu Long, kinh đô Thăng Long... Những địa danh chứa chan niềm khát vọng về bình an, hòa thuận, giàu có và hạnh phúc lâu dài của đất.nước con rồng cháu tiên. Truyền thống yêu nước và những giá trị văn hoá của dân tộc đã được nâng lên một tầm cao mới khi được tiếp thu kết hợp với những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Đó là những tư tưởng nhân văn từ thời kỳ phục hưng ở Châu âu, những tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền nổi tiếng của cách mạng tư sản ở Pháp và Mỹ, tư tưởng dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc và đỉnh cao về giải phóng dân tộc, giải phóng con người là chủ nghĩa Mác. Ngày nay yêu nước thương dân trước hết là yêu nhân dân lao động, để độc lập dân tộc phải gắn liền với quyền làm chủ của nhân dân và cuộc sống tự đo hạnh phúc của nhân dân.
Càng yêu quý truyền thống dân tộc mình, càng phải tôn trọng đoàn kết, học tập, giúp đỡ các dân tộc khác. Càng tự do và biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, càng biết hòa nhập để tiếp thu tinh hoa văn hoá các dân tộc khác để làm giàu truyền thống văn hóa, để xây dựng nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc, để sức mạnh dân tộc hòa với sức mạnh thời đại; để Việt Nam mãi mãi là dân tộc văn hiến, để mọi người Việt Nam mãi mãi sống hoà bình hữu nghị với tất cả các dân tộc anh em trên thế giới này.

Mỗi quốc gia dân tộc bao giờ cũng gắn với một thời đại, một thời gian tương đối dài có những nét chung trên phạm vi rộng lớn. Con người đã trải qua các thời đại nguyên thủy, đồ đá' đồ đồng, đồ sắt, công nghiệp hóa. Mỗi thời đại đã sáng tạo ra những nền văn minh rực rỡ ở các khu vực và đất nước từ cổ đại cho tới ngày nay. ở tây âu đã trải qua thời kỳ "đêm trường trung cổ" kéo dài hàng ngàn năm, rồi mới chuyển sang thời đại phục hưng từ thế kỷ thứ 15, hình thành những tư tưởng giá trị nhân văn, tiếp theo là thời kỳ phát triển tư bản đã mấy trăm năm nay.

Lịch sử đất nước ta mở đầu bằng thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang mấy ngàn năm thịnh vượng; thuở ấy vua tôi hòa thuận, “đời hồn nhiên", cuộc sống ấm áp mát lành, là cội nguồn nuôi dưỡng tình yêu xứ sở và khát vọng nhân ái, tự cường. Tiếp đến là ngàn năm bắc thuộc, nô dịch và đồng hóa khốc liệt; thế kỷ thứ 10 đánh dấu sự vùng lên quật khởi, khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc, với sức sống mãnh liệt kỳ diệu. Rồi đến thời kỳ phục hưng Lý - Trần gần 200 năm, xây dựng nền độc lập tự chủ, xây dựng nước Đại Việt văn hiến - Đây là thời kỳ nở rộ của cả một dân tộc tài hoa. Rồi chế độ phong kiến suy tàn, trước sức mạnh xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương .Tây, những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đất nước lại rơi vào cảnh đói nghèo, đau thương bế tắc, tăm tối đến cùng cực, "Cả đất nước đói nghèo trong lần rạ, văn chiêu hồn thấm ướt giọt mưa rơi, cha ông xưa đấm nát tay trước cửa cuộc đời, cửa vẫn đóng đời vẫn im ỉm khóa". Để rồi chuyển sang thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã Rũ bùn đứng dậy sáng lòa"! Rõ ràng là cuộc sống của con người, tình yêu và hạnh phúc của con người, phụ thuộc và gắn liền với vận mệnh của mỗi quốc gia dân tộc, mỗi thời đại Vui buồn hay yêu ghét, nước mắt khổ đau bất hạnh, hay muôn lời ca vinh quang thành đạt của mọi người, đều có thể hiểu được. Mọi người sẽ có nhiều hạnh phúc khi được sống trong môi trường xã hội trong lành, vì con người sẽ được giải phóng và phát huy mọi tài năng trong xã hội đó. Khát vọng chung và xu thế chung tất yếu là con người luôn vươn tới thời đại phục hưng ngày càng cao, để đem lại ngày càng nhiều tình yêu và hạnh phúc cho cả cộng đồng rộng lớn các dân tộc. Tất cả đang dốc sức để hướng tới một thời đại mới, một xã hội mọi người sống tràn đầy tình yêu và hạnh phúc.

Sống trong thế giới tự nhiên và xã hội, con người phải chịu tuân theo những quy luật vận động phát triển của tự nhiên và xã hội. Muốn hay không thì trong mỗi tế bào, dòng máu, đến trí tuệ tâm hồn và cuộc sống của con người đều là sản phẩm tổng hòa của đất trời, của các mối quan hệ xã hội, của mọi người. Tình yêu hạnh phúc và những giá trị của con người trước hết phải thuộc về cộng đồng xã hội, là của mọi người, vì mọi người và do mọi người. Thật hạnh phúc cho con người là chúng ta đang sống trong thời đại mà xu thế xã hội hóa ngày càng cao, những giá tư nhân văn ngày càng được cả thế giới thừa nhận như một quyền lợi tự nhiên, tạo hóa vốn ban cho con người. Để thực hiện điều đó, điều cao quý nhất vẫn là: mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người". Đó cũng là nhu cầu cao nhất của con người, mối quan hệ vĩ đại nhất trên thế giới này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Đọc để sống

    24/02/2016Quách Tuấn KhanhMột cuốn sách có giá trị luôn được tác giả, có khi không phải là một mà là nhiều người "vắt tim, vắt óc" viết ra. Vì vậy, có thể nói không quá là những điều đúc kết từ sách là cả một đời người, hoặc cả thế hệ của nhiều người đã sống và chiêm nghiệm...
  • Sống chủ động trong thông tin toàn cầu

    22/10/2015Xuân Anh…“Đừng cho rằng người Việt do hội nhập chậm mà chúng ta hạn chế, chúng ta tiếp nhận thông tin ồ ạt, không chọn lọc. Chúng ta bắt mỗi một người phải chọn lọc là chúng ta trao cho con người một gánh nặng không cần thiết. Chính thực tế cuộc sống chọn lọc chứ không phải mỗi một người chọn lọc”…
  • Phiếm bàn về trình độ của mỗi quốc gia

    01/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng, trình độ của mỗi Quốc gia phụ thuộc vào Ba yếu tố cơ bản : ( Dân Trí + Chính trị + Giá trị văn hóa Dân tộc ) đạt đến đâu trong mặt bằng Văn minh Nhân loại và có khả năng mạnh hay yếu để đưa con Tàu Quốc Gia tiếp tục phát triển như thế nào.
  • Giá trị của một xã hội “thành tín”

    27/10/2014Ths. Đặng Vũ Cảnh LinhMột xã hội coi trọng giá trị của niềm tin là xã hội có khả năng năng phát triển bền vững...
  • Mọi nền văn hóa đều đẹp

    12/04/2014GS, TS Phạm Đức DươngTrong sự vươn lên của các Quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 21, nhiều người đã đi tìm câu hỏi: Phải chăng nền văn hóa Châu Á đang trở lại thời kỳ phát triển rực rỡ, thậm chí có xu hướng vượt trội so với các nền văn hóa khác...
  • Chữ Tâm và văn hóa Việt Nam

    19/11/2008Phan Chí ThànhTrong văn hoá Việt Nam, “Tâm” không phải là khái niệm thuần Việt mà là thứ vay mượn của Trung Quốc. Xét về mặt chữ, về ngôn từ có thể nói là chỉ mượn chữ, tức là mượn vỏ khái niệm, còn hàm nghĩa thì người Việt tự đưa vào. Chuyện nó phải là thế như một cái lẽ tất nhiên, vì giá trị tinh thần bao giờ cũng được khái quát từ thực tế đời sống. Mà đời sống Việt Nam thoạt nhìn canh tàu thu nhỏ kích cỡ, đến khi thấm vào trong thì lại khác nhau rất nhiều, khác về cơ bản...
  • Xã hội nào, tính cách ấy

    03/04/2008Thục Linh - Quốc KhánhNói đến tính cách, phải nói đến phương thức sống của xã hội vào thời kỳ đó. Phương thức sống ở đây hiểu theo nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội và quản lý xã hội...
  • Con người phải hợp lý

    18/03/2008Hồng Thanh QuangTrong cách ứng xử và trình bày quan điểm của con người này luôn có một cái gì đó tinh tế, nhẹ nhàng, thậm chí gượng nhẹ, như thể không muốn "làm đau dẫu chỉ một chiếc lá trên cành", mặc dầu những vấn đề mà tôi từng được nghe ông nói trên truyền hình hoặc trình bày trong các bài báo đều nóng bỏng...
  • Nghĩ về chúng ta: Hiện đại và dân tộc tính

    13/02/2008GS. Trần Hữu Dũngchúng ta cũng bị bao phủ bởi bao nhiêu chuyện hàng ngày: từ những vụ tham nhũng khủng khiếp, những vấn đề bức xúc trong giáo dục, y tế, giao thông, những tệ nạn xã hội, cho đến những sự cố trọng đại về chủ quyền, về lãnh thổ... làm tâm thức chúng ta khó thể không chao đảo. Phải nghĩ sao? Bắt đầu từ đâu? Nhìn từ một góc cạnh căn bản thì dường như có sự căng thẳng giữa “cái bây giờ” – tạm gọi là tính hiện đại – và “cái của ta”, nói gọn là dân tộc tính. Phải nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này như thế nào? Có thể chăng một sự hòa hợp giữa hai phạm trù ấy?
  • Vẻ đẹp quanh ta

    04/12/2007Phạm NgọcCuộc sống xung quanh có rất nhiều vẻ đẹp, làm cho chúng sáng bừng lên là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Làm đẹp môi trường sống của chính mình là góp phần làm đẹp xã hội. Những thái độ ứng xử trong giao tiếp, rèn luyện nhân cách cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan chung của xã hội...
  • Phát triển xã hội tự quản

    05/07/2007Nguyễn Ngọc ĐiệnTrật tự xã hội, được coi là mục tiêu khách quan của pháp luật, được bảo đảm không chỉ bằng cách áp dụng pháp luật, mà còn có thể dựa vào các chuẩn mực khác. Chẳng hạn, cả mua vé và xếp hàng để mua vé nghe ca nhạc đều là những hành vi cần được thực hiện trong khuôn khổ trật tự xã hội. Nhưng mua vé là một giao tiếp được pháp luật ràng buộc; còn xếp hàng lại là một giao tiếp thuần tuý xã hội, chỉ chịu sự chi phối của những quy ước mặc nhiên hình thành trong cuộc sống dân sự...
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • xem toàn bộ