Mênh mông biển học

01:02 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Giêng, 2011

Mỗi con người là một thành viên của xã hội. Chúng ta đang sống những năm tháng cuối cùng của thế kỷ 20, mở vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21, thế kỷ của kỹ thuật công nghệ đầy sôi động với những bước nhảy vượt bậc mà mỗi năm bằng hàng thế kỷ trước đó. Để nắm được tri thứ khoa học kỹ thuật tiên tiến bắt buộc mỗi một con người không ngừng học hỏi vươn lên tự hoàn thiện mình, như thế mới mong tiến kịp thời đại. Xin lấy dẫn chứng một ngành nghề cụ thể để thấy được sự tiến bộ vượt bậc diễn ra ngay trước mắt chúng ta trong vài ba chục năm trở lại đây.

Ngày chúng tôi học đại học, cả khoa Mỏ của trường Đại học bách khoa( tiền thân của trường Đại Học Mỏ-Địa chất ngày nay) chỉ có một chiếc máy tính quay tay cũ kỹ của Liên Xô mang nhãn hiệu “phê-lích”. Đây là chiếc máy tính cơ học, mà mỗi vòng chữ số nào ta phải gạt cần gạt đến ứng với chữ số đó trên vòng cung. Khi đã lấy đủ các chữ số rồi thì phải quay một vòng quay thuận chiều nếu là phép cộng( còn phép trừ thì ngược lại). Nếu là phép nhân thì muốn nhân với bao nhiêu thì phải quay bấy nhiêu vòng (vì vậy mà gọi là máy tính quay tay). Máy chỉ được làm bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Những sinh viên chúng tôi muốn giải các bài toán Bình sai trắc lượng phải đăng ký mượn máy làm việc, mỗi nhóm được một buổi. Nhóm nào làm không xong thì phải tranh thủ sau 11 giờ đêm ( vì lịch sử dụng máy đã kín). Muốn tính được sin, cos lại phải sử dụng một bảng tra chuyên dụng “ Bảy chữ số thập phân” do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản ( Những người lính pháo binh muốn bắn trúng mục tiêu, phải tính được cự ly, phương vị, góc tà, cũng phải dùng loại bảng tra này). Nhưng vì máy tính không thể nhân nối những con số đến 7 chữ số cho nên lại phải “logarit hoá” biến phép nhân thành phép cộng. Được thành số ới đem “ đối log” để tìm ra kết quả cần tìm. Mỗi bài toán bình sai trắc tượng đơn giản phải làm mất cả một ngày. Khi ra làm việc cơ quan thấy cái máy Nisa bấm số chứ không phải gạt số đã thích. Tuy nhiên đây vẫn là máy tính cơ học và vẫn phải quay tay. Phải đến những năm đầu của thập kỷ 80 mới biết đến chiếc máy tính bỏ túi, lúc ấy đã thấy phấn khởi vô cùng. Máy nhỏ, gọn, bỏ vào túi như cuốn sổ tay trong đó có đầy đủ các phép tính cơ bản kể cả Sin, cos, loga, luỹ thừa. Đấy là chiếc máy tính kỹ thuật. Công việc mà trước đây làm cả ngày mới xong, bây giờ chỉ làm trong một giờ. Cho đến những năm đầu thập niêm 90, các cơ quan mới bất đầu được trang bị máy vi tính. Lúc đầu cả cơ quan chỉ có một chiếc. Sau đó mỗi phòng được trang bị một chiếc. Bây giờ thì tại các cơ quan khoa học kỹ thuật, mỗi cá nhân được trang bị một máy vi tính. Tất cả mọi công việc tính toán, thiết kế, vẽ đều được thực hiện trên chiếc máy tính đó. Những công việc của chúng tôi trước kia, bây giờ chỉ cần tập lập chương trình, cho số liệu vào máy, nhấn nút một cái là xong. Mới vài chục năm thôi nhưng những chiếc máy tính năm xưa đã biến mất, nếu không sưu tầm vài chiếc cho viện bảo tàng thì chắc chắn các bạn thanh niên là công tác khoa học kỹ thuật sau này chả biết đến chiếc máy “Phêlích”. “Nisa” là gì.

Lấy một khía cạnh như thế để thấy được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhanh đến thế nào. Đấy là chưa nói đến những lĩnh vực tiên phong như chinh phục khoảng không bao la của vũ trụ.

Thời chúng ta đang sống là thời kỳ hội nhập. Muốn tiến bộ thì phải mở cửa sổ nhìn ra thế giới, bắt tay với bạn bè bốn phương. Một trong những chìa khoá hội nhập là ngôn ngữ. Ta không thể tiếp cận được những lĩnh vực tri thức của nhân loại nếu không biết được những ngôn ngữ mà thế giới đang thông dụng. Còn nhớ hồi chúng tôi học đại học, mỗi khóa học chỉ được 120 tiết Nga văn, học xong chỉ bập bõm được đôi từ kỹ thuật. Ra trường, đi làm việc với chuyên gia phải có một “anh” phiên dịch kè kè đi theo. Có một câu chuyện vui. Một hôm, trong giờ họp giao ban, bàn kế hoạch công việc cho hôm sau, sau khi đồng chí chuyên gia nói xong, người phiên dịch ( đã tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ hẳn hoi!) dịch lại: “ Đồng chí chuyên gia yêu cầu ngày mai anh cử cho 4 công nhân khi đi mang theo áo mưa(!)” về nhà cứ thắc mắc mãi. Tại sao lại phải mang theo áo mưa, không lẽ ông chuyên gia “ tiên tri” được ngày mai có mưa nên khuyên anh em cẩn thận chuẩn bị trước chăng? Thựa ra thì đồng chí chuyên gia yêu cầu phải mang theo xẻng để làm việc, vì hai từ “ xẻng” và “áo mưa” phát âm gần giống nhau là “ lo phát” nên người phiên dịch hiểu nhầm ! Những từ thông dụng còn nhầm như thế thì đối với những từ chuyên môn làm sao mà dịch được. Nhưng, cái cơ chế của thời bao cấp đã làm cho con người lười đi, quen ỷ lại. Ngày nay thì không thể. Làm việc với đối tác nào, bắt buộc chúng ta phải trao đổi được với họ. Có như thế, khi làm việc có khúc mắc gì về chuyên môn mới có thể trao đổi, tranh luận được với nhau, vấn đề mới sáng tỏ ra.

Cho nên, chúng ta không lạ gì bây giờ các cơ quan, đơn vị tuyển người , ngoài bằng cấp về chuyên môn còn hai loại bằng nữa bắt buộc người xin việc phải có: Bằng cấp về ngoại ngữ và chứng chỉ vi tính. Nếu không có 2 loại bằng cấp này thì dù giỏi chuyên môn đến đâu, anh cũng không được nhận vào làm việc.

Chỉ xin nếu một vài lĩnh vực công việc như thế để thấy rằng, cuộc sống ngày càng đi lên, chất lượng cuộc sống đòi hỏi ngày một cao, thì bản thân từng con người chúng ta, muốn tồn tại được trong xã hội, muốn là người có ích cho xã hội thì phải không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ của mình. Ngày hôm nay chúng ta dừng lại thì ngày mai chúng ta sẽ lạc hậu với thời cuộc. Thời gian không chờ chúng ta. Đà tiến của xã hội không chờ chúng ta.

Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ vươn tới những tầm cao mới của thời đại. Thế kỷ 21 đang chờ đón, thách thức chúng ta; thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng phấn đấu, học tập. Ngày xưa, một người có thể gồm thâu được tri thức của nhân loại. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy có những nhà bác học đạt được những thành tựu lớn trên rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Ngày nay, mỗi người chỉ có thể đi sâu vào một phần nhỏ nào đó của kiến thức nhân loại. Chính vì vậy việc định hướng học tập, định hướng nghề nghiệp là rất cần thiết! “ Bất kỳ ai cũng cần tìm cho được con đường đi của mình. Chỉ khi ấy con người mới đạt được kết quả tối đa và mới có thể cảm thấy mãn nguyện do hoạt động của mình đem lại” (I.Xvec-lốp).

Biển học là mênh mông vô bờ. Đời người là hữu hạn. Càng học, ta càng thấy kiến thức của mình hạn hẹp biết bao nhiêu. Bác Hồ dạy” “ Đường đời là một cái thang không nấc chót. Sự học là quyển vở không trang giấy cuối cùng”. Lê-nin bảo :” Học, học nữa, học mãi!” Nguyên văn của Lê-nin : ( Học, học và học!”), Tri thức là hành trang cần thiết nhất để chúng ta vào đời. Ông bà xa xưa có câu:

Cha mẹ cho lúa cho tiền
Không bằng cho bút, cho nghiên học hành

Ngay từ ngày xưa, ông cha ta đã quan niệm cho của cải không bằng cho tri thức. Sự học ngày xưa đã cần thiết như thế thì ngày nay lại càng cần thiết hơn thế. Kiến thức mà nhà trường trang bị cho chúng ta, đó mới chỉ là những kiến thức cơ bản. Ra trường, chúng ta còn phải học nhiều, học bạn bè, học đồng nghiệp, học trong trường đời. “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Kiến thức thu thập được trong cuộc sống là vô cùng quý giá để chúng ta dần dần hoàn thiện mình. Không ai có thể hợm mình mà nói rằng :” Tôi đã đủ kiến thức rồi, không cần học nữa!”. Cần phải học tất cả mọi thức. “Con người càng hiểu biết nhiều thì càng mạnh mẽ, càng được vũ trang tốt. Đó là điều rõ ràng, không thể chối cãi được” (M.Gooc-ky).

Trước bình minh của thế kỷ 21, nếu được phép khuyên bạn một điều thì tôi khuyên rằng “ Phải không ngừng học tập phấn đấu để hoàn thiện mình. Không làm được, không có đỉnh cao nào mà chúng ta không vươn tới, nếu chúng ta kiên trì phần đấu và học tập.

Hãy coi học tập là một nhu cầu của bản thân như ăn uống và hít thở khí trời vậy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cùng trao đổi kinh nghiệm về tự học

    08/09/2020Nhà báo Vũ KhánhHọc đại học khác với học phổ thông cấp 4. Đại học đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm nhiều bên cạnh các giờ giảng và hướng dẫn của thầy. Song ai cũng biết thực tế Đại học của ta đang không phải như vậy. Phần trình bày dưới đây nhằm mời bạn đọc tham gia trao đổi quan niệm và kinh nghiệm thưc tế về cách tự học đạt hiệu quả cao.
  • Đầu tư học tập - đầu tư quan trọng nhất cho bản thân, đất nước

    10/10/2018Khiết Hưng - Hương GiangĐiều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi các bạn là phải đầu tư vào việc học tập của mình. Những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống của các bạn... đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập...
  • Bàn về chuyện tự học

    15/11/2016Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Một câu hoàn toàn đúng, đúng hơn là người ta tưởng rất nhiều.
  • Nghĩ về tự học

    21/07/2016Đại tá, NGƯT Nguyễn Xuân QuỳnhTrước kia ta có thể ỷ vào số lượng kiến thức do nhà trường trang bị để dùng trong 15-20 năm. Nhưng ngày nay chỉ sau vào năm một nửa số kiến thức cũ đã lỗi thời. Ai cũng thấy tự học là cần thiết nhưng nhiều người chưa có ý thức, chưa biết cách tự học tốt...
  • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

    01/07/2016Hoa LưCác nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học…
  • Tôi tự học

    20/06/2010Thu Giang - Nguyễn Duy CầnTôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí gia trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà khoa học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhờ vua.
  • Xây dựng khả năng tự học trong doanh nghiệp

    20/06/2006Trần Minh TrọngCác nhà quản trị doanh nghiệp thế giới gần đây cho rằng doanh nhân thế kỷ XXI phải có khả năng học tập và sáng tạo ra tri tứhc cho riêng mình. Hơn thế nữa, doanh nhân cần phải biết xây dựng doanh nghiệp của mình trở thành một tổ chức có khả năng tự học. Khả năng tự học của doanh nghiệp được xem là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được...
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Từ học để biết đến học để biết làm

    14/02/2003Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo...
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • Phát huy việc tự học trong trường phổ thông trung học

    10/02/2003Giáo sư Nguyễn Cảnh ToànNước ta hiện còn rất nghèo, đầu tư cho giáo dục bình quân đầu người chỉ mới bằng 1/10 mức trung bình, 1/100 mức cao của thế giới. Giải bài toán "đuổi kịp" như thế nào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo khi phải lấy 1 đọ với 10, đọ với 100? - Khơi dậy nội lực, đó là câu trả lời chung. Trong giáo dục, thì nội lực trước hết là nội lực ở người học; Khơi dậy được nội lực này thì sẽ khơi dậy được nhiều nội lực khác trong ngành và trong xã hội.
  • Điều cơ bản là phát huy nội lực tự học của người học

    10/02/2003Tôi đã đọc bài: "Giáo dục từ xa ở Việt Nam - Vấn đề và triển vọng", đăng trên Nhân Dân điện tử ngày 3-5-2000 của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Đại học New South Wales, Sydney, Australia (xin đừng nhầm với Giáo sư Phạm Quang Tuấn). Điều đáng mừng là tôi thấy có nhiều điểm nhất trí với tác giả. Tuy nhiên vẫn có những điều vênh nhau.
  • xem toàn bộ