Mâu thuẫn và cơ cấu nhóm

04:01 CH @ Thứ Năm - 11 Tháng Mười Một, 2010

Yếu tố cấu thành cơ bản nhất của định nghĩa về mâu thuẫn là sự cản trở mục tiêu và sự đổ vỡ về kết quả. Mâu thuẫn, dù sao, cũng đòi hỏi một sự nhận thức về cản trở mục tiêu, một sự nhận thức về đổ vỡ. Có rất nhiều trường hợp ở đó xuất hiện cản trở mục tiêu nhưng khi mà một hoặc nhiều thành phần chưa nhận thức được thì ở đó không có mâu thuẫn. Còn nơi xuất hiện đổ vỡ là bởi vì ở đó không có sự tương thích giữa các mục tiêu của các thành phần. Một công đoàn muốn bảo vệ quyền lợi của người lao động, trong khi người quản lý có thể chỉ tìm kiếm lợi nhuận lớn nhất mà không để ý đến những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến người lao động. Sự không tương thích giữa các mục tiêu như vậy thường là nguyên nhân của mâu thuẫn.

Những suy nghĩ này cũng ngụ ý rằng chúng ta sống trong một thế giới của tổng bằng không. Điều đó có nghĩa là bất cứ một nhóm nào dành được thắng lợi từ quan hệ tương tác lẫn nhau cũng luôn có sự trả giá của một nhóm khác. Trong hầu hết mọi mặt của sự tương tác con người, chúng ta đều phải trải qua sự khan hiếm nguồn tài nguyên. Tài nguyên của thế giới không phải là vô hạn và vì thế cạnh tranh trong việc tiếp nhận tài nguyên có hạn này là nguồn gốc của cản trở mục tiêu. Tình trạng này của nhu cầu cũng ngụ ý rằng để cho mâu thuẫn tồn tại trong tương tác, ở đó nhất thiết có những lực lượng đối kháng nhau. Các lực lượng đấu tranh cho cái phần lớn hơn trong chiếc bánh tổng bằng không. Trong sự theo đuổi này có những nguyện vọng đấu tranh cho lợi ích của bản thân bằng sự trả giá của phe nhóm khác.

Lý thuyết mâu thuẫn trong sự dịch chuyển

Xã hội, mà đặc biệt là khoa học xã hội đã phát triển những quan điểm khác nhau về mâu thuẫn.

Có những quan điểm đã biến đổi tính thực tiễn tương ứng của mâu thuẫn như một động cơ trong hoạt động nhóm và sự thỏa mãn của thành viên. Trong quan điểm truyền thống, điểm nổi bật của các tổ chức xã hội là coi mọi mâu thuẫn như một thứ tiêu cực hoặc không còn phù hợp nữa. Do đó, khi mâu thuẫn được xem là không có chức năng thì trách nhiệm của nhóm và tổ chức xã hội là phải tránh hiện tượng tiêu cực này. Nếu mâu thuẫn xảy ra nó được xem là kết quả của sự giao tiếp lầm lỗi, hoặc dẫn đến đổ vỡ niềm tin giữa các nhóm có mâu thuẫn. Ở đây các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội chủ yếu đều dạy cho học sinh hay tín đồ của mình tầm quan trọng của việc duy trì lâu dài giá trị của sự hòa hợp, và do đó là cả tầm quan trọng của việc giữ không cho mâu thuẫn bùng phát. Dù sao các nhà khoa học xã hội khác cũng nhận thức rằng trong xã hội khan hiếm về tài nguyên, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Các thành phần tham gia trong các nhóm vì thế phải chấp nhận mâu thuẫn như là sự thể hiện tự nhiên của tương tác nhóm, và mâu thuẫn đôi khi có thể cũng tạo ra kết quả tích cực. Ví dụ, mâu thuẫn có thế tăng cường cho việc biến mục tiêu thành hiện thực khi các thành viên tìm cách cải tiến hành động để vượt qua mọi đối thủ cạnh tranh.

Sau cùng, còn có quan điểm cho rằng mâu thuẫn hoàn toàn tích cực, cơ bản và cần thiết cho sự tiến bộ của con người. Ảnh hưởng đến việc biến mục tiêu quan trọng thành hiện thực được coi là kết quả của việc có nhiều quan điểm khác nhau cho phép chọn lựa cách quyết định và nội dung hành động. Trong quan điểm này những nhóm có sự hòa hợp giả tạo, những nhóm đánh giá sự tĩnh tại là trên hết, những nhóm khống chế mọi mâu thuẫn tiềm ẩn có thể trở thành những nhóm lãnh đạm và trì trệ. Một nhóm khống chế mâu thuẫn có thể không nhận thức được tầm quan trọng của thay đổi xã hội - sự thay đổi có thể đáp ứng được đòi hỏi của một thế giới năng động. Ở đó các nhu cầu đều bị đối lập với mọi thứ. Các nhóm chỉ có thể phát triển được một khi họ có thể phát triển được sự cải tiến - yêu cầu của một xã hội luôn thay đổi. Từ quan điểm thứ ba này, mâu thuẫn - trong những giới hạn - là một lực tích cực giữ cho các thành viên tự sáng tạo mình và sáng tạo trong việc đáp ứng hoàn cảnh luôn thay đổi.

Nghịch lý của mâu thuẫn

Có một điều khá lạ là một mặt mâu thuẫn bị các tổ chức xã hội chỉ trích, trong khi mặt khác mâu thuẫn, như chúng ta đã thấy, có thể là một lực lượng tích cực cải tiến hành động và thực hiện mục tiêu. Hệ thống giáo dục, tôn giáo và các tổ chức xã hội khác nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hòa hợp xã hội. Xu hướng này dẫn đến việc kìm nén mâu thuẫn vẫn tồn tại và tiềm tàng trong quan hệ tương hỗ giữa con người. Nếu mọi mâu thuẫn đều không phát huy chức năng, ở đó sẽ không có sự tiến bộ của loài người. Ví dụ đối với những vi phạm pháp luật (điều bất chính) cần đấu tranh chống lại cho dù có gây mâu thuẫn. Dù sao cũng có thể chống lại những điều bất chính bằng sự mềm dẻo và xem xét toàn bộ khả năng có thể đáp ứng.

Một sự xem xét mở toàn bộ các khả năng chọn lựa có thể khám phá ra những mục tiêu cao, ví dụ những mục tiêu mà các nhóm mâu thuẫn đều có chung và đòi hỏi sự hợp tác của mọi thành phần. Vấn đề cơ bản là, liệu mâu thuẫn có cải thiện được hành động và hỗ trợ sự thực hiện mục tiêu của nhóm không, hay lại cản trở hoặc làm chậm trễ công việc của nhóm.

Quá trình và cơ cấu trong mâu thuẫn nhóm.

Mâu thuẫn có thể xuất hiện từ quá trình bên trong nhóm. Ví dụ giao tiếp không tất có thể dẫn đến quyết định sai. Mâu thuẫn cũng có thể làhậu quả của cơ cấu nhóm. Đó là do kích cỡ, và sự không rõ ràng về vai trò của nhóm. Sau cùng, đó cũng có thể do sự cân nhắc của các thành viên trong nhóm vốn khác nhau về nhân cách và thế giới quan, giá trị quan.

Giao tiếp

Mâu thuẫn đến từ các nhóm khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ có thể đã trải qua những khó khăn về ngữ nghĩa. Một vài yếu tố ngôn ngữ quá đặc thù so với ngôn ngữ chung, do đó ngữ nghĩa không dễ địch sang tiếng khác. Nhiều giàn xếp sinh ra hiểu lầm do vấn đề ngôn ngữ. Sự khác nhau về văn hóa và lịch sử cũng tăng cường những khác biệt và khó hiểu, những điều có ảnh hưởng đến mức độ của sự thật và nỗi nghi ngờ giữa những người giàn xếp.

Một hiện tượng khác bóp méo giao tiếp là sự nhận thức có chọn lọc. Nói chung con người không có xu hướng đồng nhất mọi thông tin có được từ giao tiếp. Sự nhận thức có chọn lọc có nghĩa là chúng ta lưu ý những thông tin đó vì nó phù hợp với xu hướng, mềm tin và trông đợi của chúng ta. Do đó chúng ta có thể đặt sự nhấn mạnh to lớn vào một vài phần của giao tiếp mà có thể đối với người khác nó không được xem là đáng chú ý. Chúng ta không bao giờ nhìn thấy sự thật. Chúng ta nhận thức một phần sự thật mà chúng ta chuẩn bị thấy, phần phù hợp với tưởng tượng và khuôn mẫu của chúng ta.

Cơ cấu nhóm

Nhóm càng lớn thì khả năng tiềm ẩn về sai lầm trong giao tiếp càng lớn. Kích cỡ tất nhất cho việc ra quyết định đôi khi là phạm vi 5 - 7 người. Tùy thuộc vào quá trình ra quyết định, nhóm lớn hơn có thể phát huy chức năng nhưng kém phát huy được hiệu quả trực tiếp từ các thành viên như trong trường hợp của các nghị sĩ. Trong những nhóm lớn, sự không rõ ràng có thể sinh ra mâu thuẫn, trừ trường hợp giao việc và trách nhiệm đặc thù cho những hành động được phân công. Sự mập mờ càng lớn tiềm năng mâu thuẫn cũng càng lớn.

Trong một nhóm hoặc một tổ chức xác định, có thể hình thành những nhóm phụ. Đôi khi những nhóm phụ này có những mục tiêu khác nhau. Ví dụ trong mâu thuẫn hiện nay ở Iraq, rõ ràng từ những báo cáo thời sự có một sự khác nhau mạnh mẽ giữa bộ phận chính phủ Mỹ và lực lượng quân đội Mỹ. Quân đội tin rằng hành động của quân đội đã có hiệu quả, và có ý kiến về hành động tiếp theo. Nhóm phụ khác tìm kiếm câu trả lời xem cái gì đã dẫn đến sự khủng hoảng trong chính sách của Mỹ. Như thời gian đã cho thấy mọi kế hoạch không tính đến yếu tố con người đều thất bại. Chúng ta thấy có một vấn đề chung trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Nhóm phụ nổi trội trong chính phủ Mỹ đã tìm kiếm sự thắng thế cơ bản bằng hành động quân sự. Như chúng ta đã thấy, trong mọi nhóm đối mặt với nhiệm vụ phức tạp, nhóm phụ đã hình thành theo nhu cầu và với những quan điểm thường khác nhau. Nếu những mục tiêu khác nhau này được mang ra giữa thanh thiên bạch nhật, nó có thể xem xét những mặt chung và lợi ích trùng nhau. Nếu không các nhóm phụ sẽ gây khó khăn cho những mục đích khác và làm nảy sinh mâu thuẫn.

Hệ thống giá trị và nhân cách

Các nhóm hình thành từ những cá nhân với hệ thống giá trị và nhân cách đa dạng. Những điều mà chúng ta đánh giá là một phần của thế giới quan và việc ra quyết định cuối cùng của chúng ta. Đây rõ ràng cũng là cơ sở của mâu thuẫn giữa các nhóm và các quốc gia có quan điểm khác nhau. Liệu chúng ta có thể đánh giá cách cư xử và cơ hội bình đẳng lớn hơn các xí nghiệp tư nhân. Ở Mỹ, các công ty tư nhân là không thể xâm phạm với những kết quả tương đối bình đẳng. Trong một xã hội mà khoảng cách giàu nghèo tăng lên thì một kết quả có thể dự đoán trước đó là mâu thuẫn trong chiến trường của sự bất công. Một cuộc đọ sức giữa các quốc gia coi trọng sự bình đẳng với các quốc gia nhấn mạnh vào xí nghiệp và lợi ích tư nhân chắc chắn sẽ sinh ra hiểu lầm và mâu thuẫn.

Các nhân cách cá nhân tham gia cũng rất quan trọng. Có những đặc điểm nhân cách đặc biệt quan trọng đối với việc ra quyết định. Có một công trình nghiên cứu chung nhiều tác giả đã tiến hành tìm hiểu về nhân cách độc tài. Nghiên cứu mang tính rộng lớn này đã tập trung vào sự cứng nhắc trong suy nghĩ, thô ráp trong suy xét, và những yếu tố không thể chấp nhận khác của người độc đoán như là những đặc điểm nhân cách đóng góp vào những hiểu lầm bên trong và giữa các nhóm.

Một vài cách tiếp cận đối với việc giải quyết mâu thuẫn

Giải quyết hay điều chỉnh mâu thuẫn là một chức năng của quan hệ giữa các thành phần có mâu thuẫn. Có một cách tiếp cận, ở nơi có giao tiếp hay quan hệ hạn định nhất, đó là sự tác động trở lại bằng cách xóa bỏ hay kiềm chế mâu thuẫn. Vì lý do không cân bằng quyền lực hoặc thiếu tin tưởng, các thành phần có mâu thuẫn tìm cách tránh bất cứ một sự biểu lộ công khai nào của sự thù địch và bất đồng. Trong nội bộ nhóm, có thể mâu thuẫn được xem là nỗi sợ hãi cho sự liên kết nhóm, và vì lý do đó phải kiềm chế mâu thuẫn. Nếu tình trạng là như vậy thì trên thực tế các thành viên của nhóm bị đòi hỏi tác động qua lại lẫn nhau, do đó khi không thể loại bỏ được mâu thuẫn thi việc phải kiềm chế nó là một kết quả chắc chắn.

Một cách tiếp cận khác, cũng không phát huy chức năng trong kết quả, là sự điều chỉnh làm cho thích nghi. Ở đây có sự cố gắng đè nén lợi ích bản thân và trên thực tế là đặt lợi ích của đối phương lên hàng đầu. Điều chỉnh là một kết quả khi lợi ích ban đầu là nhằm dành mối quan hệ làm thoả mãn, hoặc tránh làm hư hại đến quan hệ qua lại đang có. Do đó có thể nói rằng điều chỉnh là một cách tiếp cận dựa trên cơ sở của sự nhân nhượng, tránh những điều bị cho là tồi tệ, làm mất quan hệ thực dụng giữa các đối thủ.

Trong cạnh tranh, kết quả chắc chắn chỉ làm vừa lòng bên chiến thắng. Ví dụ cạnh tranh thể thao là quy luật điều chỉnh quan hệ tương hỗ, nơi mà nỗ lực là để thiết lập một "nơi chơi cân sức" chẳng cung cấp sự tiến bộ nào cho cả hai bên. Dù sao bản thân mối quan hệ lẫn nhau cũng là nhằm chi phối bộ phận khác, và thắng trong đọ sức. Xã hội tư bản được dựa trên cơ sở cạnh tranh nơi mà các Công ty đi tìm sự chi phối đối thủ cạnh tranh và dành chiến thắng. Đó là tình trạng được thua cho các bộ phận có mâu thuẫn.

Trong một vài trường hợp, giải quyết mâu thuẫn đạt tới mức độ thoả hiệp. Trong tình trạng gọi là thỏa hiệp, các bộ nhận mặc cả hoặc thương lượng về kết quả, nơi mà mỗi bộ phận phải chuẩn bị đạt được cái gì đó để xây dựng mục tiêu quan trọng khác. Ví dụ, công đoàn lao động có thể có nguyện vọng tăng năng suất và người quản lý có thể đáp lại bằng việc tăng lương hay cải thiện điều kiện làm việc. Mỗi một bộ phận đều muốn một cái gì đó để đạt được mục tiêu khác giá trị hơn, do đó ở đây không có người được người thua. Thiện chí thu xếp mâu thuẫn tùy thuộc vào văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể. Cuối cùng, nếu quan hệ được cải thiện, và nếu mục tiêu và lợi ích chung hiện hữu thì hợp tác sẽ đạt được. Hợp tác nảy sinh khi mà mỗi bộ phận đều mong muốn an toàn, triển khai hết mức các mục tiêu và sự quan tâm đến tất cả mọi bộ phận. Trở ngại lớn nhất cho kiểu giải quyết vấn đề này là đảm bảo cho mọi xu hướng bất bình đẳng đều được giải quyết. Để đạt được hòa hợp hợp tác, cần phải xem xét mọi khả năng khác nhau và đưa ra một không khí ấm áp cho mọi quan điểm. Điều đó sẽ tạo ra không chỉ là sự thấu hiểu những khác biệt mà cả những cái chung và những mục tiêu chung cũng sẽ giữ được. Nếu thực hiện với sự hiểu biết và niềm tin, hợp tác sẽ là tình trạng thắng-thắng tất nhất, giới hạn được thất bại và giải quyết được mâu thuẫn.

Kết quả của mâu thuẫn - tích cực hay tiêu cực?

Kết quả tích cực sẽ đạt được khi mâu thuẫn cải tiến được chất lượng quyết định trong nhóm và khi mà các thành viên tham gia được khuyến khích vào sáng tạo và giải quyết mới những vấn đề cho nhóm. Một mâu thuẫn với kết quả tích cực sẽ phát động thành viênlàm việc chăm và khuyến khích niềm tự hào và niềm phấn khởi đối với kết quả. Nếu cho phép một sự cân nhắc kỹ mọi quan điểm, mâu thuẫn tích cực sẽ tạo ra một tấm lá chắn chống lại suy nghĩ nhóm. Suy nghĩ nhóm là quá trình nhóm bỏ qua quá trình nhất trong việc ra quyết định trước khi quyết định được ban hành. Những quyết định này không trở thành vấn đề nhưng nó mang tính quyết đoán kiểu quá bán.

Dễ dàng nhận thấy một kết quả tiêu cực. Khi mâu thuẫn tạo ra sự thiếu tin tưởng, nghi ngờ và tức giận, mâu thuẫn sẽ là phá hủy. Kết quả tiêu cực của mâu thuẫn cản trở chức năng sản xuất và xói mòn tình đoàn kết của nhóm. Thách thức đặt ra là phải tìm ra sự cân bằng trong cấu kết quá lớn của nhóm, tạo ra những nhóm tĩnh tại, và phá hủy cách ứng xử làm hỏng sợi dây liên hệ các thành viên với nhau.

Các yếu tố cơ bản của lý thuyết mâ thuẫn.

Hòa bình thường được cho là thiếu vắng trong các bạo lực công khai. Galtung (1964) đã gọi cách nhìn này là hoà bình tiêu cực. Nếu chúng ta khống chế được mâu thuẫn cản trở mâu thuẫn bộc lộ ra ngoài, kiềm chế bạo lực, chúng ta sẽ chỉ tạo ra được hòa bình tiêu cực. Hành động của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc nằm trong truyền thống vĩ đại này. Nỗ lực lớn nhằm xoay chuyển sự chia rẽ giữa các nhóm mâu thuẫn, đưa ra những hòa giải, và cho phép các lực lượng trung lập truyền đạt thông tin để điều hành mâu thuẫn. Tuy nhiên dù sao điều hành mâu thuẫn không đạt được đến xu hướng cơ bản của bất công, hoặc khái niệm đó, cái khởi nguồn gây ra mâu thuẫn. Phớt lờ xu hướng bất công cho dù đôi khi cũng kiềm chế nhưng cơ bản sẽ chỉ làm cho nó tiếp tục ở mức độ nào đó. Do đó, giải quyết mâu thuẫn đòi hỏi hoà bình tích cực. Ví dụ hòa bình trong sự bình đẳng. Điều kiện gì sẽ đem lại mâu thuẫn và bạo lực. Phải chăng đó là sự bất công của chế độ đẳng cấp hay hệ thống giai cấp. Phải chăng đó là sự kiềm chế quyền quốc gia hay dân tộc. Mâu thuẫn đến từ rất nhiều nguồn, nhưng đầu tiên và sau cùng, nó phản ánh một dạng thực hay đã thao tác về bất công cho cá nhân, nhóm, quốc gia.

Do đó sự gây hấn vừa có thể trở thành hiện thực vừa không thể. Nếu một bộ phận bị phá hủy, bị cản trở đạt được những mục tiêu xã hội quan trọng cơ bản, bộ phận chịu bất công này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới những yếu tố gây phiền phức cho nó. Dù sao những phần bộ phận này cũng thường không có ý tưởng rõ ràng về ai là người chịu trách nhiệm đối với những bất công mà họ đã phải hứng chịu và do đó sự gây hấn lại được lái vào mục tiêu phụ. Hiện tượng này được gọi là "giơ đầu chịu báng", nghĩa là chúng ta đổi sự phá vỡ thực sự, điều kiện xã hội và môi trường cho một vài mục tiêu vô nghĩa. Có thể phần bị phá hủy yếu về lực lượng và yếu về nhận thức, hoặc có thể là sự kết hợp của cả hai nhược điểm. Ví dụ, chủ nghĩa phát xít trở thành một lực lượng ở Đức là kết quả của sự phá hoại gây ra bởi sụp đổ kinh tế. Lẽ ra việc xem xét hệ thống kinh tế hoặc những yếu tố lịch sử có khả năng đáp ứng hơn là sự "giơ đầu chịu báng" của những người Do Thái và những kẻ thù chính trị do chủ nghĩa phát xít gây ra. Tội ác diệt chủng trong chiến tranh thế giới thứ hai là hậu quả của việc gây hấn, hay là "giơ đầu chịu báng" phi hiện thực. Cũng thế, nghiên cứu cho thấy có một mối liên hệ giữa giá bông ở miền Nam nước Mỹ và nạn bạo lực của người đa đen. Giá bông từ vị trí trung tâm nền kinh tế chuyển xuống phía nam khi mà nền kinh tế tạo ra được những nạn nhân, sự phá hoại tìm thấy mục tiêu phụ trong những gây hấn ở người đa đen.

Rồi mâu thuẫn đưa ra sự chấp nhận những mục tiêu không cạnh tranh, nơi mà việc thực hiện những mục tiêu của một bộ phận cũng bao gồm những mục tiêu của các bộ phận khác. Nhưng khi nguồn của phá hoại, không được hiểu rõ ràng, trách nhiệm có thể được đặt vào vị trí của những nạn nhân bất hạnh.

Để hiểu nạn bạo lực công khai, chúng ta phải nhận thức khoảng cách cơ sở giữa mâu thuẫn cân xứng và không cân xứng. Có thể chia sẻ với nghiên cứu đối diện trực tiếp với mâu thuẫn cân xứng, một kiểu mâu thuẫn ở nơi mà những bộ nhận mâu thuẫn về đại thể là cùng một hạng tương đương, ví dụ có lực lượng và thể loại gần như nhau cho dù có hơi sai khác. Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Mỹ có thể là đặc trưng của mâu thuẫn cân xứng khi mà cả hai đều cùng sở hữu vũ khí hạt nhân, cùng hợp nhất từ nhiều dân tộc. Mâu thuẫn không cân xứng, là mâu thuẫn giữa các bên khác nhau về thứ hạng lực lượng. Dưới thời nô lệ, mâu thuẫn giữa nô lệ và chính phủ Mỹ là không cân xứng. Mâu thuẫn cho thấy sự khác nhau về nguồn lực, nô lệ thì nhỏ bé và chính phủ Mỹ thì rất mạnh. Có thể có ba loại mâu thuẫn, mâu thuẫn cân xứng giữa các bộ phận của cùng một thang cao hoặc thấp. Dù sao, mâu thuẫn cũng phức tạp và động cơ của con người cũng luôn là yếu tố quan trọng. Do đó mặc dù Mỹ có kỹ thuật siêu hạng và nhân lực lớn mạnh ở Việt Nam, vẫn không thắng vì Việt Nam bù vào đó bằng động cơ và sự chịu đựng siêu hạng.

Sự công khai và cơ cấu bạo lực

Một mối quan tâm lớn của nghiên cứu bạo lực được tập trung vào bạo lực công khai. Vì thế nhiều năng lượng được tiêu hao cho việc điều hành mâu thuẫn là làm cách nào để thắng được nạn bạo lực công khai. Dù sao một lý thuyết về bạo lực cũng tập trung trước hết vào những thất bại của bạo lực công khai để hướng vào vấn đề nghiêm trọng của cơ cấu bạo lực (Larsen, 1976). Kết quả của hai loại bạo lực là chết và phá hoại, nhưng cơ cấu nạn bạo lực thì khó hiểu hơn, đó là kết quả của bất công đẳng cấp và giai cấp. Cơ cấu bạo lực là một chức năng của nơi mà anh sinh ra, anh có thuộc tầng lớp đàn áp trong một quốc gia không, và tuy nhiên anh còn thuộc một quốc gia nghèo nữa?

Một vài người sinh ra ở tầng lớp nghèo, như là một hệ quả của bất bình đẳng trong nền kinh tế một quốc gia. Một số khác cũng sinh ra ở tầng lớp nghèo nhưng bởi vì họ sinh ra trong một quốc gia mà nghèo là kết quả của lịch sử và trong nền kinh tế quốc tế. Ở đây có sự khác nhau về giai cấp trong nội bộ nước Mỹ và nhiều người phải chịu ảnh hưởng của cái nghèo. Ở đây cũng có sự khác nhau về phúc lợi vật chất giữa Mỹ và các quốc gia nghèo ở Châu Phi. Dịch HIV ở châu Phi sinh ra hàng triệu nạn nhân vì người nghèo không có khả năng có thuốc như những nạn nhân ở những nước giàu. Cũng như vậy hàng triệu người chết một cách vô ích vì đói và bệnh tật, cơ cấu bạo lực là kết quả của nghèo nàn. Trong bạo lực cơ cấu, chết và hủy diệt chỉ thực sự trong bạo lực công khai. Bạo lực cơ cấu đến từ bất công trong cuộc sống.

Các loại điều hành mâu thuẫn

Có thể tập trung vào nguồn mâu thuẫn tiềm ẩn, cái là sự khác nhau thực sự hoặc không tương thích về mục tiêu. Mâu thuẫn tiềm ẩn liên quan đến sự khác nhau thực sự về lợi ích. Cũng có khả năng hướng vào triệu chứng hoặc những khía cạnh hiển nhiên của mâu thuẫn thực tế. Ví dụ tập trung vào những hành vi bạo lực hoặc thái độ trung gian liên quan đến những biểu hiện hiển nhiên của bạo lực.

Một điều quan trọng là ai sẽ điều hòa mâu thuẫn? Điều hòa mâu thuẫn nội sinh là quá trình được giải quyết trực tiếp bởi các bộ phận đưa đến mâu thuẫn. Điều này lại liên quan đến quá trình thương lượng hoặc đàm phán nơi có một vài hy vọng cho giải quyết trực tiếp Nếu thương lượng không hiệu quả hoặc nếu các bộ phận quá cứng rắn có thể cần thiết phải thuê sự tham gia của bên ngoài. Điều hòa mâu thuẫn ngoại sinh được tổ chức bởi bộ phận thứ ba trung lập không liên quan với mâu thuẫn thực tế. Sự hòa giải là nơi một bộ phận, được mong muốn từ cả hai phái cố gắng tìm bối cảnh chung. Một ví dụ là tổng thống Carter cố gắng hòa giải mâu thuẫn Trung Đông. Cuối cùng nếu hòa giải không tìm được cách giải quyết mâu thuẫn có thể được đem ra phân xử. Tại đây sẽ có bộ phận mong muốn thứ hai đánh giá mâu thuẫn và ra quyết định. Một ví dụ về phân xử được dẫn ra là tòa án quốc tế, nơi mà các bên đã trao quyền lực cho phán quyết của tòa án.

Diễn biến của tư tưởng hòa bình

Tư duy lịch sử về hòa bình đi theo một diễn biến từ sự cô lập hoàn toàn đến thống nhất hoàn toàn. Ví dụ, biên giới Châu Âu thường được xây dựng sau những rào chắn tự nhiên, núi non, biển, sông rộng, mọi thứ ngăn cản sự liên lạc với những nhóm quốc gia khác. Quan điểm ở đây là nếu anh có thể tách riêng những con người ra được thì họ sẽ không thể lục đục với nhau. Điều này có thể thực hiện được bằng những chính sách hướng vào sự chia rẽ. Ví dụ, ở Mỹ con người xây nhà trong nhóm sắc tộc và kinh tế xã hội của họ. Giữ cho các nhóm có mâu thuẫn tiềm tàng tách rời nhau ra và điều đó sẽ loại trừ hoặc tái tạo mâu thuẫn.

Mặt khác, có những chính sách liên hiệp được dựa trên cơ sở giả thuyết cho rằng mâu thuẫn được hòa giải tất nhất bởi những người có liên hệ chặt chẽ với nhau nhất. Những người càng có liên hệ qua lại với nhau thì lợi ích càng chung và càng kém tiềm ẩn mâu thuẫn. Điều này có thể thấy trong thể thao, nơi tập hợp các vận động viên đến từ những bối cảnh xã hội kinh tế khác nhau. Cuối cùng, sự thống nhất xuyên qua sự hòa hợp chủng tộc, kinh tế và liên kết quốc gia được xem là câu trả lời kết thúc hay cuối cùng cho bạo lực.

Xây dựng tâm lý xã hội nhằm hiểu biết mâu thuẫn quốc tế

Bằng cách nào để tâm lý xã hội có thể giúp chúng ta hiểu được những ứng xử và mâu thuẫn quốc tế. Kelman (1965) đã sớm xem xét lại toàn bộ và khuyến cáo rằng tâm lý xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hiểu những ứng xử quốc tế của các cá nhân, trong nghiên cứu về những nỗ lực liên kết giữa các quốc gia, trong nghiên cứu chính trị quốc tế, và trong những thỏa thuận giữa các nhà hoạch định chính sách quốc gia.

Sự khác biệt cá nhân trong hành vi quốc tế

Thái độ là khái niệm trung tâm của tới tâm lý xã hội. Nghiên cứu thái độ đối với nhiều mặt khác nhau của mâu thuẫn đã được tiến hành trong thời gian gần đây (Clay, 1997, Lief, 1994). Dân số quốc gia bị chia cắt trên những xu hướng chiến tranh và hòa bình. Vì vậy vấn đề quan trọng là vì sao một vài người lại tán thưởng gây hấn hơn, thậm chí là những cách giải quyết thù địch, trong khi những người khác lại chọn con đường hòa bình hơn. Những thái độ này thường có liên hệ với đặc tính thống kê học dân số của mẫu nghiên cứu như chủng tộc, tôn giáo, giới và giai cấp xã hội. Nghiên cứu khác lại chú ý tới đặc tính nhân cách của mẫu. Đặc biệt nhân cách độc đoán và giáo điều thường ủng hộ cách giải quyết thù địch và cũng có xu hướng phóng đại những mối đe dọa cảm nhận thấy.

Một vài thế kỷ trước đây đã có những cuộc đấu tranh kiên định giữa tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tư tưởng quốc tế chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh tư tưởng này thường vô cùng phức tạp vì có những nhà dân tộc chủ nghĩa hết mình tán thưởng chủ nghĩa quốc tế. Vì sao một vài người lại đặt nặng giá trị vào sự lành mạnh của hệ thống quốc tế, đặt mối quan tâm lên trên lợi ích quốc gia. Tâm lý xã hội có thể làm sáng tỏ quá trình đa đa dạng hóa lòng trung thành. Ví dụ có khả năng có một người vừa là nhà dân tộc chủ nghĩa vừa là nhà quốc tế chủ nghĩa. Điều này dẫn tới sự khác nhau giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa sô vanh hay chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến. Sự tung hô ở Mỹ hay một nơi nào khác phản ánh một kiểu sô vanh ngu ngốc ít đếm xỉa đến cái thiện hay cái ác của chính sách quốc gia. Và ở đây có sự khác nhau giữa những niềm tự hào đất nước dựa trên cơ sở chiếu cố tới những nhóm quốc gia khác, và những người yêu nước coi trọng lịch sử văn hóa và ủng hộ thành quả của công bằng cho mọi nhóm nước và dân tộc.

Hình ảnh, khuôn mẫu và liên hệ xuyên quốc gia

Hình ảnh của những quốc gia khác ảnh hưởng tới mâu thuẫn khi sự nhận thức sai lầm phục vụ cho việc động viên toàn dân nhận thức về kẻ thù (White, 1970, 1977). White (1965) nhận thấy rằng người dân Mỹ và Xô Viết có một hình ảnh tương phản về nhau, trong đó mỗi bên nhìn người dân bên kia bằng con mắt tích cực còn chính phủ đối phương thì như ác quỷ. Sự thật phức tạp hơn vì Mỹ đã rất nỗ lực trong việc tăng cường sự nhận thức về người dân Xô Viết như những khái niệm “dưới người". Một hình ảnh đặc biệt xấu là một khuôn mẫu chung ở Mỹ về người đàn bà Xô Viết như những người khó ưa và xấu xí. Vì chỉ có rất ít liên hệ có thể bác bỏ nên khuôn mẫu chung này đã được cố định bằng truyền thông, hình ảnh, tồn tại lâu dài cũng với những hình ảnh khác và có tác đụng duy trì được động cơ chung chống lại Xô Viết của người dân Mỹ. Các quốc gia đảm bảo sẽ có lợi trong việc củng cố một hình ảnh tiêu cực về kẻ thù tiềm tàng vì như vậy rất dễ huy động cho mâu thuẫn tiềm tàng.

Liên hệ, có thể có vài trợ giúp cho việc chuyển đổi khuôn mẫu xấu nhưng liệu mọi liên hệ có dẫn đến thái độ tích cực hơn không? Liệu có thể che rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa rất nhiều liên hệ với một nước ngoài với thái độ tích cực có được từ đó? Không, vì nếu đó là trường hợp chủ nô lệ da trắng thì ắt phải có thái độ rất tích cực (chủ nô) với người (nô lệ) da đen vì giữa họ chắc chắn có nhiều liên hệ. Cũng giống như người lính Mỹ ở Việt Nam phải có thái độ rất tích cực với Việt Nam và người dân Việt Nam vì họ có nhiều liên hệ với Việt Nam. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp này, liên hệ có thể cũng tạo ra thái độ tích cực. Không phải liên hệ là tất cả, nhưng kiểu liên hệ nào tất hơn sẽ được phát triển. Allport (1958) có một thời rất lâu đã chú ý đến tầm quan trọng của tình trạng bình đẳng giữa các bộ phận trong liên hệ, tùy theo ý nghĩa của những mục đích chung và độ tùy thuộc lẫn nhau. Cũng như vậy quyền lực hợp pháp buộc phải chấp nhận bằng lòng liên hệ. Xu hướng tích cực hơn trong một bộ phận người da trắng phương Nam xuất hiện khá rộng như là một kết quả của sự thay đổi theo khung của Allport về điều kiện liên hệ. Tháo gỡ cơ cấu của sự chia cắt, cùng với sự ủng hộ của chính phủ đã làm thay đổi một vài tình trạng của những người đa đen và vì thế đến cả thái độ của người da trắng.

Vai trò của quan điểm quần chúng và việc ra quyết định trong mâu thuẫn quốc tế

Ở Mỹ và Châu Âu và những nơi khác trên thế giới người dân luôn bị chi phối bởi nhiều xu hướng. Những người ra quyết định xem xét kỹ kết quả rồi hướng dẫn chiến dịch truyền thông của họ ngả theo xu hướng đó, thuyết phục nhân dân về giá trị của chính sách Nhà nước. Trong quá trình này Chính phủ thường vận động thông qua các sự kiện, khuôn mẫu, và nhận thức để dành được sự ủng hộ của quần chúng cho chính sách của họ.

Liệu mọi bộ phận của quần chúng đều có giá trị như nhau hoặc quan trọng như nhau đối với quan điểm của quần chúng hay không? Một số người cho rằng ý kiến của tầng lớp trên là điều báo trước cho ý kiến của nhân dân. Trong mỗi xã hội đều có những người lãnh đạo quan điểm, người giúp chia sẻ quan điểm với quần chúng. Vì thế, sự thay đổi quan điểm chỉ có khi người lãnh đạo quan điểm thay đổi ý kiến của mình. Dù là một quá trình phức tạp, thái độ đối với chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam chỉ bắt đầu thay đổi khi những nhà lãnh đạo quan điểm có uy tín bắt đầu ra mặt chống lại bạo lực. Biểu hiện phản chiến cũng đã có hiệu quả nhất định, nhưng chỉ khi những nhà lãnh đạo như Bobby Kennedy lên tiếng chống chính sách của Mỹ mới làm cho đa số từ bỏ thái độ tán thành chiến tranh của mình.

Những người ra quyết định là một bộ phận dân chúng, những người cũng bị ảnh hưởng bởi những định kiến, nhận thức sai, và những nhận thức mang tính chọn lựa. Bằng cách sử dụng phân tích nội dung, chúng ta có thể tìm hiểu những ghi chép của các tác giả là những người ra quyết định và tính được tần số mà họ vận dụng các thành tố tâm lý. Điều này đảm bảo cho các nhà tâm lý xác định được sự vững vàng và lành mạnh về tinh thần của những nhà ra quyết định, và tính bền vững của những quyết định. Cũng có thể nghiên cửu quá trình lãnh đạo và ra quyết định bằng việc sử đụng những trò chơi mô phỏng. Những người tham gia mô phỏng một vài nét mâu thuẫn với sự điều khiển của các nhà nghiên cứu về giao tiếp yếu tố thời gian và sự căng thẳng để xem ảnh hưởng đến quyết định như thế nào. Một điều rất quan trọng nên ghi nhớ là cho dù có những yếu tố phức tạp về văn hóa và những yêu cầu được đặt ra, khi chúng ta nói về những hành vi quốc gia cũng gần như có nghĩa là chúng ta đang nói về những hành vi của những nhà ra quyết định quan trọng.

Như chúng ta đã thấy mâu thuẫn và ứng xử nhóm nội là một việc phức tạp chủ quan chịu ảnh hưởng của cả cá nhân và nhóm. Lý thuyết mâu thuẫn đang trong sự chuyển địch đi đến xu hướng nhấn mạnh những mặt tích cực của mâu thuẫn, coi nó là một động cơ trong cải cách biến đổi xã hội. Mâu thuẫn cũng là một hệ quả của những sự hiểu lầm, cơ cấu của nhóm và sự khác nhau về giá trị và nhân cách.

Dù sao, cách giải quyết thông thường các mâu thuẫn phải dựa trên cơ sở hiểu rõ cả về hòa bình tích cực cả hòa bình tiêu cực và đánh giá sự khác nhau giữa bạo lực công khai và bạo lực cơ cấu. Những ý tưởng này cũng phản ánh trong diễn tiến hòa bình. Những người có sức mạnh và giàu có thì muốn duy trì nguyên trạng, đầu tư vào những cách giải quyết riêng lẻ. Những người chịu đựng bất công xã hội thì có động cơ mạnh hơn với những giá trị bình đẳng và thống nhất coi đó như là một con đường đi đến tương lai. Khi mọi mâu thuẫn đều ở mức có thể chấp nhận, hình ảnh, khuôn mẫu và dư luận công chúng sẽ tiếp tục đóng vai trò đánh lạc hướng nhận thức.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và phương pháp giải quyết

    09/08/2019Nguyễn Tấn HùngThực hiện công bằng xã hội đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hoà các mối quan hệ lợi ích. Song, ở đây lại thường nảy sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải được nghiên cứa và giải quyết. Đó là các vấn đề: 1) Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, 2) Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước, 3) Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động, 4) Mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường

    13/04/2018Vương Trí NhànChẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy...
  • Mâu thuẫn lợi ích

    24/10/2006Nguyễn Quang AMâu thuẫn lợi ích không phải là sự xung đột của những lợi ích khác nhau củanhững nguôi hay tổ chức khác nhau. Mâu thuẫn hay xung đột lợi ích là bất cứ tình huống nào trong đó một cá nhân hay một tổ chức được ủy thác trách nhiệm (như quan chức Nhà nước, Giám đốc Công ty, chuyên gia, nhân viên, các tổ chức tư nhân hay Nhà nước) có những lợi ích chuyên môn hay riêng tư của mình đủ lớn để ảnh hưởng (hay tỏ ra có thể ảnh hưởng) đến việc điều hành các trách nhiệm được ủy thác...
  • Sống chung với… mâu thuẫn

    05/09/2006Dịch từ The INCKhi nói về một doanh nhân thành đạt, mọi người thường chỉ đến các kỹ năng kinh doanh và tư duy quản lý của người đó...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

    24/03/2006Nguyễn Ngọc HàĐể phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Kém thông tin không phải là nguồn gốc của mọi sự mâu thuẫn

    26/11/2005Ý tưởng cho rằng “chúng ta có thể giải quyết mọi khác biệt nếu chúng ta thông tin cho nhau nhiều hơn” không nhất thiết đúng...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mâu thuẫn giữa việc kiếm khách hàng mới & giữ chân khách hàng cũ

    26/10/2005Trung Ngọc dịch (Chuck Martin)Trong kinh doanh, luôn luôn có sự mâu thuẫn giữa việc thu hút khách hàng mới với việc phục vụ các khách hàng cũ. Các Công ty thường đánh giá mức độ phát triển dự kiến căn cứ vào lượng khách hàng mới để tạo nên một mức doanh thu nào đó. Họ cũng có thể dễ dàng tính toán chi phí kiếm khách hàng mới cũng như đánh giá doanh thu mong đợi trên mỗi khách hàng...
  • Mâu thuẫn trong doanh nghiệp: Làm sao giải quyết?

    27/01/2004Một thống kê của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong doanh nghiệp. Như vậy, giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn.

    Người ta nhận thấy rằng mâu thuẫn là điều không thể tránh được. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn trong một tổ chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn...
  • xem toàn bộ