Chứng Bệnh Nan Y

02:42 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Bảy, 2011

Người Việt ta từ xưa vốn đã là một đất nước có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Từ những truyền thống đó nó đã đúc kết nên những con người, những vùng đất đi vào lịch sử mang đậm tinh thần Việt. Viết đến đây tôi lại chợt nhớ đến mấy câu thơ của Tố Hữu “Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng – đến em thơ cũng hóa những anh hùng – đến ong dại cũng luyện thành chiến sỹ – và hoa trái cũng biến thành vũ khí”. Người Việt luôn là vậy, đất Việt luôn là vậy. Một đất nước nhỏ bé nhưng đã làm biết bao bạn bè quốc tế phải ngả đầu kính phục. Biết bao những kẻ thù phải khiếp sợ bởi tinh thần thần Việt.

Nhưng cứ nhìn lại quá khứ mà đối chiếu với hiện tại tôi không thể không buồn lòng. Thậm chí “rỉ cả nước mắt” trước sự “hờ hững” đến mức “ vô cảm” của một số đông con người trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Người Việt vốn là dân tộc nổi tiếng với tấm lòng “Tương thân tương ái”, “đùm bọc lẫn nhau” nhưng giờ đây chính căn bệnh “vô cảm” đã dần làm lu mờ đi truyền thống tốt đẹp ấy. Ở bất cứ đâu người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy triệu trứng của căn bệnh vô cảm.“Những cảnh như cụ già đi bán vé số bị một đám trẻ ranh chửi bới, xua đuổi cũng không còn là lạ. Cảnh bố mẹ đánh đập con cái đến mức trọng thương cũng không còn là hiếm. Một người bị tai nạn ngã nằm cả nửa giờ đồng hồ mới được đưa đến bệnh viện cũng thường xuyên bắt gặp…”. Thật là đáng buồn thay cho những con người trong cùng một dân tộc. Đáng buồn thay cho một quá khứ anh hùng.

Ông cha ta thời xưa mỗi khi đất nươc lâm nguy thì tất thảy đều không ngại hy sinh, gian khổ để lao vào cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. “Khi có giặc người con trai ra trận – người con gái trở về nuôi cái cùng con” rồi “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Chính những con người trong họ đã trở thành những anh hùng. Có những anh hùng mọi người đều nhớ. Nhưng mọi người có nhớ ,“có biết bao người con trai con gái – Trong bốn ngàn lớp ta lứa tuổi”. Họ đã hy sinh vì tổ quốc, “giản dị và bình tâm” họ hy sinh vì nước nhưng họ không cần phải “nhớ mặt đặt tên”. Tất cả họ dù những người đã được lưu danh sử sách hay những người chiến sĩ “vô danh” đều là những con người của một thời đại hào hùng, oanh liệt. Chính họ đã dùng xương, máu, tính mạng của mình để đổi lại cho con cháu đời sau có được cuộc sống hòa bình yên ổn.

Nhưng khi được sống trong hòa bình và ổn định thì nhiều người đã vất bỏ quá khứ của ông cha. Họ sống dường như chỉ có đồng tiền là số một, là duy nhất, chứ không hề có “tình người”. Họ sống vô cảm với tất cả, với cuộc sống, với người xung quanh thậm chí là cả người thân trong nhà và đặc biệt là cả sự an nguy của tổ quốc họ cũng cho vào thùng rác.


Như tình hình hiện nay xã hội và dư luận đang nóng nên bởi việc lũ giặc Tàu hung hãn đang ngày đêm gây hấn trên biển Đông. Chúng lấn dần, lấn mòn biển đảo của ta. Đây là lúc để những người con đất Việt cùng nhau nắm chặt tay để nối tiếp truyền thống của ông cha viết thêm những trang sử hào hùng. Nhiều người đã tụ họp nhau lại để xuống đường biểu tình chống lại lũ giặc Tàu hiểm ác. Nhiều người với những hành động và lời nói mà khiến người ta phải trào rơi nước mắt bởi tinh thần rất “Việt” của họ. Nhưng thật đáng buồn đó chỉ là số ít. Còn số đông thì trước tình hình nguy nan của tổ quốc thay vì họ xuống đường biểu tình đòi lại công lý, hòa bình cho quốc gia, dân tộc. Thì họ lại la cà ở đâu đó trong những quán Bar, sàn nhảy, vũ trường, dán mắt vào mấy thứ vô bổ… và buông ra những lời châm chọc những người đi biểu tình là “chẳng giải quyết được việc gì đâu?”. Vâng người ta đi biểu tình có thể không giải quyết được việc gì nhưng ít ra người ta đang hành động theo cái chất của người Việt, theo cái truyền thống của ông cha và người ta biết thế nào là “lòng tự tôn dân tộc”. Ở đây cũng xin đặt ra một câu hỏi cho những con người đang và gần đạt đến mức lạnh lùng, vô cảm rằng: “Khi quốc gia có chiến tranh thì các bạn còn có thể yên ổn mà vào các quán bar nhảy nhót, hát hò được nữa hay không?.”

Thiết nghĩ rằng những con người đang vô cảm với “Tổ quốc” cần phải suy nghĩ lại trước những hành động của mình. Dù sao các bạn cũng là con người Việt, sống trên đất Việt thì các bạn cũng cần phải có một chút gì đấy vì “tổ quốc Việt” thân thương của chúng ta.

Những con người thủa trước tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng trái tim và sự can trường không hề nhỏ như : “Chú bé Lượm, anh Lý Tự Trọng, chị Võ Thị Sáu..” và hàng trăm người vô danh khác đã làm được những điều không hề nhỏ, họ dám hy sinh vì tổ quốc. Há chăng chúng ta đã được sống trong một khoảng thời gian dài của Hòa Bình và ổn định. Nay đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược chúng ta lại ngồi im, lạnh lùng và vô cảm?. Không chúng ta “thà chết chứ không chịu làm nô lệ, thà chết chứ không chịu mất nước”. Chúng ta phải đứng lên để làm gì đó dù lớn hay nhỏ để bảo vệ quê hương. Để không phụ “một tấm lòng ông cha”.

Đừng lạnh lùng và vô cảm nữa các bạn, đã đến lúc phải chấm dứt sự “điên rồ” đó lại để cùng đứng lên với mọi người bảo vệ lòng “tự tôn dân tộc” mà ông cha nhiều đời vun đắp.

Huế mùa hè 15 - 06 - 2011

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Vô cảm

    14/04/2016Lê Ngọc SơnKhi truyền thống bàn nhiều đến chuyện người đi đường thấy tai nạn không dừng lại giúp đỡ, hay thấy đánh nhau nhưng chẳng can ngăn… liền quy kết cho thói vô cảm của người đời, hay sự thờ ơ của lối sống thị dân. Trong thời đại mà các giá trị thay đổi một cách chóng vánh như hiện nay, thì đó cũng là điều dễ hiểu...
  • Tổ quốc

    16/10/2015Nhà văn Thiếu SơnTrong cái giáo dục này, phải giữ tâm cho chính, ý cho thành, yêu là yêu thật, thương là thương thật, rồi ta mới thấy nảy nở ra những thanh tình mỹ cảm, đối với mình đủ gây nhân cách cho mình, đối với đồng bào biết tương thân tương ái, đối với quốc gia biết làm người công dân xứng đáng...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Kiến thức cần can đảm

    06/09/2013Trần Đình HoànhKhi nói đến thu thập và phát triển kiến thức, chúng ta nói nhiều đến trải nghiệm, đọc sách, suy tư, trao đổi, thảo luận… Chẳng bao giờ nghe ai nói đến cái thứ nghe ra chẳng ăn nhập gì đến kiến thức như là … can đảm cả. Cái gì? Can đảm? Can đảm mà ăn nhập gì đến kiến thức? Chẳng lẽ cao bồi đấu súng không sợ chết thì có kiến thức cùng mình hay sao?
  • Tổ quốc và vợ - chọn ai?

    04/07/2011Lê DũngNếu phải trả lời câu hỏi này thì e rằng có rất nhiều thằng đàn ông thời nay lúng túng. Đầu tiên quan trọng là cái khái niệm Tổ quốc là gì, có quan trọng thế nào đối với thằng ấy.
  • Thế hệ

    25/06/2011Hoàng Đạo CungThế hệ Cụ của các anh, đầu thế kỷ 19, làm quan tại triều, quát lính gông cổ quan tham. Thế hệ Ông của các anh, cuối thế kỷ 19, học tài, đỗ cao, lo trị dân, lo việc giáo dục, lo đắp đê chống lụt. Về già từ quan, uống rượu, làm thơ chống Pháp và bàn chuyện Duy tân, cách tân theo gương Thiên Hoàng nước Nhật.
  • xem toàn bộ