Lý thuyết “vỡ cửa sổ”

08:37 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Tư, 2009

Xin hãy nhìn những con số: 1/3 số di tích lịch sử và văn hoá ở TPHCM bị xâm hại; Hà Nội có 300 di tích bị lấn chiếm; Hà Tây (cũ) để mất đến 298 cổ vật ở 40 di tích; tỉnh Phú Thọ mất 33 cổ vật ở 4 di tích...

Điều buồn lòng là cơ quan quản lý nhà nước về di sản chỉ biết về một số những vụ việc sau khi... đọc báo!

Như vậy, sự phi văn hoá trong đối xử với di tích đang diễn ra khắp nơi. Tình trạng về bảo tồn di sản của tiền nhân như vậy đang làm cho truyền thống dân tộc sẽ trở thành bóng mờ lý thuyết.

Chiến tranh và sự khắc nghiệt của thiên tai, khí hậu đã làm cho các di tích mà chúng ta hiện có là không nhiều. Thế nhưng, những sự kiện như ở Nha Trang năm ngoái, đền thờ Lý Chiêu Hoàng mới đây - bị đập bỏ nhân danh “trùng tu”, “tôn tạo” là điều không thể chấp nhận. Nó phản ánh rằng, không ít cán bộ làm công tác quản lý văn hoá nhưng lại không biết thế nào là trùng tu văn hoá, bảo tồn di tích, giá trị của cổ vật...

Sự xâm hại, lấn chiếm các di tích lịch sử - văn hoá đã diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Điều đó chứng tỏ rất nhiều cán bộ văn hoá hiện nay không đủ trình độ, hoặc không đủ nhận thức – tâm huyết quyền lực để bảo tồn và gìn giữ những di sản vô giá của cha ông.

Nếu trao vốn quý của cha ông vào tay những người không biết, không hiểu về văn hoá, đó là một di hoạ khó lường. Để hiểu và nhận thức đúng giá trị của từng di sản là điều không dễ. Căn bản nhận thức, hiểu biết là nguyên tắc một. Sự đồng cảm với những giá trị thiêng liêng là nguyên tắc hai. Tận tâm, tận sức để bảo tồn, phát triển những giá trị đó là nguyên tắc ba. Có những đề xuất, ý tưởng hợp lý về công việc rất khó mà mình đang đảm đương (dẫu chung chung, khó định hình) là nguyên tắc bốn.

Biết dũng cảm đứng ra bảo vệ nếu phát hiện sự xâm hại di tích, biết tập hợp ý kiến để thảo luận, bàn bạc nhằm hướng tới một cách giải quyết hợp lý nhất là nguyên tắc năm. Cán bộ thuộc ngành văn hoá nào, nếu thiếu một trong năm nguyên tắc trên, đều không đủ năng lực làm tốt phần việc của mình.

Cơ chế của thị trường có một sức mạnh khó lường khi công phá các giá trị văn hoá. Sự “xói mòn” hay tiền bạc hoá các chuẩn mực văn hoá đang là một thực tế. Những người có trách nhiệm phải nhận thức rõ điều đó, chứ không thể bao biện rằng bận việc quá, hoặc sơ suất trước tình trạng một di tích lịch sử - văn hoá bị xâm hại, lấn chiếm. Xâm hại hay lấn chiếm được một lần, sẽ có lần sau. Đó là lý thuyết “cửa sổ vỡ”. Nếu thờ ơ với một sự xâm hại nhỏ, đương nhiên sẽ dẫn đến nhiều sự xâm hại lớn. Và khi đó, chúng ta hiểu ra thì thật sự là đã muộn quá...

Ứng xử với những mất mát nghiêm trọng đòi hỏi phải có những biện pháp quyết liệt và sự cân nhắc tỉnh táo, cẩn trọng. Bài học về đồi Vọng Cảnh (ở Thừa Thiên – Huế) hay khách sạn trong công viên Thống Nhất (ở Hà Nội) cho thấy rằng, nếu chúng ta coi “văn hoá” chỉ là một giá trị “vô hình” theo đúng nghĩa đen thì sẽ coi thường mọi giá trị khác của cha ông. Xã hội sẽ suy thoái nếu không còn những chuẩn mực lịch sử, không còn những di sản của cha ông, tiên tổ?


Đền thờ Linh-Nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan) ở Dương xá, Long Biên, Hà Nội

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tương lai trong lòng quá khứ

    06/02/2009Nguyễn QuânÔi cái biện chứng văn hóa - kinh tế: quá khứ - hiện tại - tương lai, bảo tồn - phát huy - khai thác du lịch đang là một thách đố lớn nhất của quốc gia ta. Khó vô cùng. Các vị có biết cho không !
  • Lễ hội du nhập cần lựa chọn

    31/10/2019Hải QuỳnhTrong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.
  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Lệch chuẩn văn hóa

    15/04/2019Nhà Sử học Dương Trung QuốcMỗi con người ít nhiều mang trong mình một giá trị ảo bởi đều sống trong không gian và thời gian mà khái niệm của chuẩn mực đang xáo trộn để tiếp cận chân lý. Để tiến tới một chuẩn mực hoàn hảo thì hãy chấp nhận thay đổi từng bước.
  • Văn hóa và đô thị hóa

    27/03/2016GS. Tương LaiPhải huy động ở mức cao nhất sức mạnh văn hóa, xác định rõ văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước. Bằng sức mạnh văn hóa ấy mà đến với thế giới, mà hội nhập quốc tế...
  • Báo động ô nhiễm môi trường văn hoá

    30/03/2014Minh ThiVăn hoá, nói như nhà văn Nguyên Ngọc, là cái phanh của xã hội, của lịch sử. Một khi cái phanh ấy bị hỏng, thảm hoạ xảy ra khôn lường. Những bộc lộ gần đây ở lĩnh vực văn hoá cho thấy cái phanh ấy đang bị hỏng hóc; hoặc giả đó là hệ lụy từ một quá trình du nhập nhiều loại rác văn hoá, mà không qua một màng lọc của hệ thống quản lý hiệu quả...
  • Truyền thống và hội nhập

    16/01/2009Tô PhánLịch sử luôn có thăng trầm nhưng xu thế là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó hội tụ đủ những giá trị truyền thống tốt đẹp như một sự kế thừa tất yếu di sản, đồng thời thích nghi trong chọn lọc giá trị thời đại...
  • Lời quê

    09/12/2008Lê ĐạtCuộc sống muôn màu muôn vẻ vẫn cảm thấy chật chội trong những cấu trúc vĩ đại. Vì thế nảy nòi một loại những triết gia "bụi" luôn đề ra những nghịch lý cốt để chứng minh tính thiếu sót cố hữu của mọi kiến trúc tổng thể.
  • Chủ nghĩa dân tộc

    13/11/2008Phạm Quỳnh (*)Có một thực tế là kể từ khi có cuộc Đại chiến ở Châu Âu, thì phong trào dân tộc cũng có mạnh lên và có quy mô lớn chưa từng thấy. Kết quả của cú sốc lớn này của các dân tộc là nó làm tăng thêm tinh thần dân tộc không chỉ ở những nước tham chiến, mà còn cả ở những nước ít nhiều có liên quan đến cuộc xung đột kinh hoàng này. Nó đã thức tỉnh nhiều quốc gia đang ngủ quên, đã khơi dậy ý thức và sức sống cho nhiều quốc gia khác mới chi ở dạng tiềm tàng, đã tái sinh hay khơi dậy ở tất cả các quốc gia sự ham muốn sống cuộc sống tự do và độc lập của mình, duy trì và thèm khát nuôi dưỡng tất cả những gì - ngôn ngữ, truyền thống, phong tục tập quán - tạo nên đặc tính riêng của họ, phân biệt họ ra, khu biệt họ với các dân tộc khác.
  • Cú va đập văn hóa của đô thị

    28/10/2008Minh QuangViệc chuyển từ một xã hội thuần nông, tiền công nghiệp, hay công nghiệp có trình độ thấp sang xã hội công nghiệp đô thị hiện đại, chắc chắn sẽ tạo ra những biến chuyển xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • xem toàn bộ