Luật của Đại dương

04:42 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Hai, 2007

Năm 2006 là năm đặc biệt quan trọng trong diễn trình hội nhập với thế giới của Việt Nam, khi hàng loạt những sự kiện trọng đại và thông tin tốt lành liên tiếp diễn ra. Vị thế Quốc tế của đất nước được nâng tậm. Cửa ngõ bước ra thế giới đã mở. Cả dân tộc lạc quan trước vận hội mới.

Tuy nhiên, vận hội luôn đi kèm thách thức; lợi ích luôn song hành trách nhiệm. Rồi đây, khi giữ ghế thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an, Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong công việc góp phần ổn định an ninh khu vực và thế giới; phải chia sẻ trách nhiệm trong các sứ mệnh nhân đạo quốc tế, thậm chí phải gửi quân đội ra nước ngoài để tham gia các hoạt động cứu trợ và bảo an do Liên Hợp Quốc khởi xướng. Lúc ấy, sự am hiểu luật pháp quốc tế là điều kiện cần thiết tối thượng đối với tất cả chúng ta, từ những vị lãnh đạo quốc gia, những nhà quản lý văn hóa; đến những doanh nhân đang bươn chải trên thương trường quốc tế, hay những binh sĩ (sẽ) tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc… Mọi sự khinh suất, bất thực thi hay không tuân thủ luật pháp quốc tế, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường hoặc làm tổn thương hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Hai câu chuyện chưa xa

Xin được kể ra đây hai câu chuyện.

  • Năm 1988, nhà sưu tập Francoise ở Pháp, thông qua một hãng đấu giá cổ vật rao bán hơn 400 cổ vật Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, trong đó có 288 món đồ cổ xuất xứ từ Huế. Cựu hoàng Bảo Đại, bây giờ đang sống ở Pháp, đã đệ đơn lên một tòa án ở Paris, xin tòa ra phán quyết không cho đấu giá những món cổ vật này, vì chúng là tài sản của triều đình Huế xưa và đề nghị trả lại những cổ vật này cho Việt Nam. Tòa án thụ lý đơn kiện và yêu cầu Cựu hoàng trưng ra chứng lý chứng minh đó là tài sản của triều Nguyễn xưa. Phía Việt Nam cũng được mời hợp tác cung cấp hồ sơ và nhân chứng giúp cho vụ kiện.Cụ Nguyễn Phước Ưng Tương, nguyên là Quản thủ Tàng cổ viện Huế (nay là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế) trước năm 1975 được yêu cầu chuẩn bị sang Pháp làm nhân chứng chứng minh những cổ vật đó có nguồn gốc từ Tàng cổ viện huế nhằm hồi huonwg những cổ vật này. Tuy nhiê, do thiếu hồ sơ chứng lý đặc biệt, do Việt Nam không tham gia Công ước Paris 1970 về Phương thức ngăn chặnk phòng ngừa việc chuyển đổi quyền sở hữu, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép di sản văn hóa,nên tòa án không thể đình chỉ vụ đấu giá trên, cũng như không thể phán quyets nhà sưu tập Francoise trả 288 cổ vật triều Nguyễn về lại cho Huế.
  • Cuối năm 2004, tôi sang Phnom Penh (Campuchia) tham dự Hội nghị chuyên gia về Bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp có xung đột vũ trangdo UNESCO và ICRC (Hội chữ thập đỏ Quốc tế) tổ chức. Hội nghị được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Công ước Hague 1954 về Bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp có xung đột vũ trang, đồng thời đánh giá việc thực thi 2 Nghị định thư 1954 và 1999 của Công ước Hague 1954về vấn đề trên. Hơn 20 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cử đại biểu là các quan chức cao cấp của Chính phủ, của Bộ Quốc phòng và Bộ Văn hóa – Thông tin tham dự hội nghị. Điều hành hội nghị là các vị “tai to, mặt lớn” nhưn Giám đốc Ủy ban Hợp tác và Luật quốc tế của ICRC, trưởng đại diện UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Norodom Ranariddh… Do Việt Nam chưa tham gia Công ước này, nên chỉ cử hai chuyên viên “tầm tầm” là tôi và một thượng tá của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tham dự hội nghị.

Công ước Hague 1954 là hiện thân của một thỏa thuận quốc tế đầu tiên của nhiều phía, hướng đến một mục tiêu duy nhất và mang tính toàn cầu nhằm bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp có chiến tranh. Đối tượng quan tâm của công tước là những bất động sản và động sản, bao gồm di tích kiến truc, lịch sử, nghệ thuật, di chỉ khảo cổ học, văn tự, sách vơ, những hiện vật có giá trị mỹ thuật, khảo cổ, lịch sử , khoa học… Hai nghị định thư (Protocol) 1954 và 1999 là những điều khoản đê thực thi Công ước Hague 1954, chỉ rõ những điều kiện bắt buộc đối với các bên tham chiến như không được sử dụng ác di sản văn hóa vào các mục đích quân sự, không được tấn công, cố ý hủy hoại các di sản văn hóa, trong các trường hợp bất khả kháng phải tìm ra các giải pháp đảm bảo mức độ bảo vệ tối đa cho các di sản văn hóa; trách nhiêm tái lập nguyên trạng các di sản văn hóa (cả bất động sản lẫn động sản) như chúng đã từng hiện hữu trước khi chiến sự xảy ra…

Các quốc gia phê chuẩn hay thừa nhận Công ước Hague 1954phải có trách nhiệm gắn các biểu trưng, gọi là the Blue Shield(hình 1 chiếc khăn khiên màu xanh đối với di sản văn hóa thông thường, hình 3 chiếc khăn khiên màu xanh đối với di sản văn hóa đặc biệt) tại những di sản văn hóa; phải giáo dục binh sĩ tuân thủ Công ước Hague 1954 và 2 Nghị định thư, không được có hành vi xâm hại hay hủy hoại những vị trí, công trình có gắn biểu tượng the Blue Shield. Ai vi phạm sẽ bị trừng phạt theo luật pháp quốc tế.

Và kinh nghiệm xương máu của người Áo và người Thái

Tại Hội nghị trên, Đại ta Franz Schuller (Bộ Quốc phòng Cộng hòa Áo) và Thiếu tá Feuangsay Milakong (Quân đội Hoàng gia Thái Lan) đã đưa ra hai dẫn chứng sinh động về sự thiếu hiểu biết của binh sĩ các nước này đối với Công ước Hague 1954khi họ đi làm các nhiệm vụ quốc tế ở những điểm nóng trên thế giới. Theo lời Đại tá Franz Schuller, khi ông đến các đơn vị quân đội để truyền thụ những kiến thức về Công ước Hague 1954và 2 Nghị định thư 1954 và 1999 cho binh sĩ Áo, thì phần lớn sĩ quan và binh sĩ đều bỏ ngoài tai những khuyến nghị của ông và coi ông chỉ là một sĩ quan “bàn giấy”. Chỉ đến khi một nhóm binh sĩ Áo (trong đó có 1 sĩ quan cao cấp) bị đưa ra tòa án Hague về tội thiếu hiểu biết nên đã hủy hoại những di sản văn hóa Kosovo khi tham gia lực lượng KFOR thì mọi chuyện mới thay đổi. Còn Thiếu tá Feuangsay Milakong thì co biết nhiều binh sĩ Thái Lan đã phải ra tòa án binh và tòa án hình sự của quốc gia này vì đã “hành động quá tay” trong việc truy quét những phần tử ly khai ở miền Nam Thái Lan, làm thiệt hai nhiều di sản văn hóa ở vùng đất này.

Cũng tại hội nghị trên, đại diện UNESCO đã triển khai việc thực thi Tuyên bố 2003 của UNESCO liên quan đến việc cố tình hủy hoại di sản văn hóađến các quốc gia thành viên của UNESCO. Tuyên bố này ra đời nhằm tăng cường trách nhiệm trong việc bảo vệ các di sản văn hóa trên thế giới sau khi chính quyền Taliban phá hủy các pho tượng Phạt hơn 2000 năm tuổi ở Bamiyan (Afghanistan), đồng thời, cũng đưa ra các khuyến cáo về sự trừng phạt bởi luật pháp quốc tế và các trừng phạt ngoại giao đối với các trường hợp vi phạm.

Trở về từ hội nghị trên, tôi sao chép toàn bộ tài liệu, kết luận và bản khuyến nghị của hội nghị gửi đến Cục Di sản Văn hóa Việt Nam với ý nghĩ: “Việt Nam đã cử những đại biểu “chưa xứng tầm” tham gia hội nghị quan trọng này, nên rất cần có những thông tin cập nhật từ hội nghị để có kim chỉ nam cho các hành động trong tương lai, tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra, vì sớm muộn gì chúng ta cũng phải thừa nhận, tham gia và chia sẻ trách nhiệm trong chuyện này”. Hai năm trôi qua, mọi việc dường như vẫn trong yên lăng, mặc dù đất nước đã tiến một quãng đường dài trên con đường hội nhập thế giới.


Tôi muốn khép bài viết này bởi một câu chuyện mà tôi đã trải nghiệm và chứng thực: Tháng 8/2005, chúng tôi được giao nhiệm vụ lựa chọn những cổ vật tiêu biểu ở Bảo tàng MTCĐ Huế đưa sang Nhật Bản tham gia World Expo 2005 tại tỉnh Aichi. Cấp trên muốn chúng tôi lựa chọn những cổ vật Nhật Bản có trong Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế để đưa đi triển lãm, như một hình thức tôn vinh lịch sử bang giao Nhật – Việt, nhưng tôi chủ trương đưa sưu tập đồ pháp lam Huế và sưu tập trang phục cung đình triều Nguyễn sang Aichi để giới thiệu với người Nhật về những thành tựu văn hóa của Việt Nam, đồng thời, nhằm tránh những phiền phức khi phải làm thủ tục “tạm nhập, tái xuất” các cổ vật “gốc Nhật” này vào xứ Phù Tang. Tuy nhiên, một bảo tàng ở phía Nam, do có chung ý tưởng như lãnh đạo của chúng tôi nên đã chọn nhiều cổ vật Nhật Bản trong bảo tàng này đưa sang Aichi trưng bày ở World Expo 2005. Triển lãm kết thúc, khi đồng nghiệp của chúng tôi làm thủ tục “tái xuất” cổ vật về Việt Nam, thì Hải quan Nhật đã tạm giữ các món đồ này vì lý do rất đơn giản: “Đó là cổ vật Nhật Bản”. Họ yêu cầu các đồng nghiệp của chúng tôi phải xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu cổ vật này. Gần 3 ngày sau, nhờ sự bảo lãnh của Bộ VHTT và ĐSQ Việt Nam tại Nhật cũng với việc đối chứng Danh mục cổ vật “tạm nhập, tái xuất”, lô cổ vật trên mới được phép rời Nhật Bản lần thứ hai để về với nơi mà chúng đã đến từ 200 năm trước. Đồng nghiệp của tôi được một phen hú vía. Còn trong tôi chỉ có một ý nghĩ: “Không thể ra khơi, khi không biết luật của đại dương”

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Lời nhỏ giữa biển lớn

    19/02/2007Trần Hữu Huỳnh – Trưởng ban pháp chế VCCITừ hồ ra sông, từ sông ra biển, như sự vận động của dòng nước, nền kinh tế Việt Nam nay như con thuyền đang ở giữa Biển lớn. Biển quá mênh mông để các cơ hội được mở tới tận... chân trời. Biển cũng quá huyền bí đủ cho mọi rủi to ở ngay dưới đáy con thuyền nhỏ...
  • Ra biển lớn

    15/02/2007Hữu ThọXuân Đinh Hợi này, Nghị định thư Việt Nam tham gia WTO có hiệu lực sau một tháng Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp thứ10 (khóa XI). Thế là nước ta đã tham gia vào dòng chảy thương mại toàn cầu - một thời điểm mới đã bắt đầu khi "ra biển lớn" như nhiều nhà kinh tế đã nói...
  • Thuyền con trước biển lớn

    12/02/2007Phạm Thị Thu ThủyNăm 2007 được ch đisẽ là nămbảnlề mở ra mộtthi kỳ mới v nhc Việt: thời kỳcủanhững cơ hộiHội nhậpvào nềnâm nhạc chung của khu vựcvà thếgiới.Trái ngược với những dự báo khá uám trướcsức bành trướng của phongtrào ca nhạc Hội nghịkhách hàng,ca nhc event cũng như sự xuất hiện củadòng cakhúcgâysc- ca từ huch toẹt, nhữngscsống miđã trỗi dậy mãnhliệt bt ngờ.
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Chấp nhận ra biển lớn

    09/11/2006Thanh ThảoRa biển thì phải chịu sóng gió điều đó là dĩ nhiên! Nhưng nhiều khi, ngay trên "cạn" vẫn không tránh được những cam go, thậm chí cạm bẫy. Làm doanh nhân là khó, làm doanh nhân Việt Nam còn khổ hơn bội phần. Trong bối cảnh hội nhập nhưng còn thiếu những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch như ở ta, doanh nhân Việt Nam cho tới giờ này vẫn "tự trang bị" cho mình và "tự bươn chải" là chính...
  • Vài suy nghĩ về Đương đại trong mỹ thuật Việt Nam

    20/09/2006Vương Duy BiênKhoảnh khắc chuyển giao thiên niên kỷ đầy biến động được báo trướcở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật văn hoá, xãhội, khoa học và công nghệ... người ta hy vọng mỗi lĩnhvực đều có những bước ngoặt đầy táo bạo, đột phá, vượttrội... và trong Mỹ thuật cũng vậy, suốt thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI này, người ta đều có thể thấy ở cácgiai đoạn: Từ Mỹ thuật dân gian đến Mỹ thuật Đông Dương rồi Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong và sau chiến tranh đếnnay... đều có những thành tựu và dấu ấn đáng ghi nhận. Có thểđi đến một nhận xét “chủ quan": NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ