Lợi nhuận rất “mờ”!

08:38 SA @ Thứ Bảy - 03 Tháng Bảy, 2010

Ngày nay, loại hình đại học quá đa dạng và cũng thường có sự tách rời cùng với sự đan xen nhất định giữa: Người cung cấp tài chính - Người cung cấp hay vận hành dịch. Trong bối cảnh đó, hệ thống đại học của nhiều nước không gọi “công”, “tư” theo quyền sở hữu nữa mà gọi theo người vận hành và việc phân biệt giữa “vì lợi nhuận” và “không vì lợi nhuận” còn quan trọng hơn là phân biệt giữa “công” và “tư”.

Thế giới: Rõ ràng giữa “lợi nhuận” và “phi lợi nhuận”

Vị trí và loại hình đại học tư thục trên thế giới hết sức đa dạng.

Về vị trí, Anh và châu Âu phúc lợi thì gần như không có mấy đại học tư thục. Ở Mỹ thì sinh viên ở đại học tư thục chỉ chiếm khoảng 23% trong tổng số, nhưng phần lớn các đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu ở đây lại là đại học tư thục. Ở châu Á, có nước vai trò đại học tư thục chỉ là “vòng ngoài” như ở Trung Quốc, Việt Nam…, có nước lại có vị trí “bổ sung” như ở Thái Lan, Indonesia mấy năm trước đây…, có nước lại có vai trò “chi phối” như ở Nhật, Hàn Quốc, Philippines…

Về loại hình, loại hình “không vì lợi nhuận” (not for - profit) lại chiếm phần lớn ở Mỹ, khoảng hơn 21% tổng số sinh viên; chỉ có khoảng hơn 1% tổng số sinh viên ở các đại học tư thục “vì lợi nhuận”. Và đại học “không vì lợi nhuận” cũng chiếm phần lớn ở Nhật. Ở một số nước khác, loại hình “vì lợi nhuận” (for - profit) lại chiếm phần lớn và có cả loại hình “nửa vì lợi nhuận (semi for - profit) hay có “mức lợi nhuận thích hợp” (approriate profit) như ở nhiều nước của châu Á.

Ngày nay trên thế giới còn có “đại học có liên quan đến nhà nước” (State - related) như ở Mỹ, nhà nước thường cung cấp khoảng 50% kinh phí, có thể gọi là “bán công”, đại học có tài trợ công nhưng “vận hành tư” như IUB của Đức, SMU của Singapore…; đại học tư có tài trợ của nhà nước như ở Ấn Độ; đại học tư do đại học công phối hợp với chính quyền địa phương thành lập…

Ngân hàng thế giới (WB) còn khuyến khích lập các đại học công - tư phối hợp (Public - Private Partnership - PPP). Cũng có nhiều trường đại học thuộc các công ty, như Apple, Dell, Disney, General Motors, Motorola, Xerok Document…

Việt Nam còn nhập nhèm: vừa phi lợi nhuận, vừa có chủ sở hữu

Ở Việt Nam, đại học tư thục ở dạng “dân lập” đã có từ 1988 - Đại học Thăng Long. Đến nay đã có 81 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập với số sinh viên chiếm gần 15% trong tổng số. Có thể cho rằng, chính sách phát triển đại học ngoài công lập là một quyết sách hết sức “táo bạo” và đúng đắn khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới.

Tuy vậy, qua hơn 20 năm đại học ngoài công lập, đã thấy được một số tồn tại sau đây:

Về mặt pháp lý, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có cơ chế “không vì lợi nhuận” mặc dù cơ chế này đã được trao đổi ở hội thảo “Quy chế đại học tư thục” ở Hải Phòng từ năm 2004. Đến năm 2005, Nghị quyết 05 về “xã hội hóa” viết: “Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư… lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển”.

Vừa qua, Bộ Tài chính cũng giải thích một cách tương tự. Đây là một “kẽ hở”, trong khi “nhà nước hỗ trợ khuyến khích các cơ sở ngoài công lập đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Đã phi lợi nhuận thì không có nhà đầu tư và tài sản “đầu tư phát triển” nếu vẫn là sở hữu của một ai đó thì không thể nói là phi lợi nhuận.

Có lẽ chính vì vậy, đến tháng 1-2006, Chính phủ đã có Chỉ thị 193 yêu cầu trình cơ chế phi lợi nhuận vào cuối năm đó. Trong hai năm 2008, 2009, một lần nữa cơ chế này lại được trao đổi khi dự thảo Nghị định về hợp tác đầu tư về GD với nước ngoài, nhưng trong dự thảo này, cơ chế “không vì lợi nhuận” vẫn để “mờ” một cách có chủ ý và còn yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển lợi nhuận về nước họ (!).

Về mặt quản lý đã có sự buông lỏng, từ khâu lập trường, mở ngành tuyển sinh cho đến giám sát chất lượng đào tạo v.v… Từ Hội nghị Giáo dục Đại học ngoài công lập ngày 31/1/2007, Bộ đã biết: “Cơ sở phòng ốc, thiết bị giảng dạy học tập thiếu thốn đang ở mức báo động”, tỷ lệ sinh viên trên thầy giáo lên đến 43/1, nhiều trường “mất đoàn kết nghiêm trọng”…

Trong khi đó, tài sản tăng lên nhiều lần trong 5 năm, có trường có vốn góp ban đầu 1-2 tỉ đồng, sau chừng 10 năm tài sản đã là 40-50 tỉ đồng, có trường có mức lợi nhuận lên đến 25 - 30% và hơn nữa. Giám đốc các công ty nói đây là “siêu lợi nhuận”. Có lẽ vì vậy mà khi Bộ yêu cầu gởi báo cáo tài chính cho Hội nghị thì chỉ có 14/45 trường có nộp báo cáo (!).

Chưa kể, thị trường dịch vụ giáo dục đào tạo chỉ là “thị trường của niềm tin”, “thông tin bất đối xứng”… nên nhiều lắm cũng chỉ là “gần như thị trường” (Quasi - market). Hơn nữa, cung trong giáo dục đại học hiện nay chỉ mới bằng khoảng 40% của cầu, nghĩa là còn có tính chất “độc quyền”, chất lượng có tồi đến mấy vẫn có người mua, không phải như ở nhiều nước khác.

Trong bối cảnh đó, lẽ ra nhà nước vẫn phải kiểm soát chặt chẽ các cơ sở này ở hai mảng chính là “chuẩn mực học thuật” và tài chính, kể cả học phí. Gần đây bộ có yêu cầu “Ba công khai”. Ba công khai rất tốt, nhưng có lẽ khó có một ai phán xét nổi chất lượng ở đó là đáng giá 7 triệu đồng hay 10 triệu đồng.

Chính bối cảnh trên đã làm cho: (1) Kế hoạch từ năm 2005 đưa tỷ lệ sinh viên ngoài công lập lên 30 - 40% vào năm 2010 (vừa qua chỉnh lại là 2020) không thực hiện được, trong khi tiềm lực đầu tư cho giáo dục của xã hội còn rất lớn, từ 2006-2007 đã có hàng trăm hồ sơ xin lập trường, nhưng nhiều nhà đầu tư tâm huyết đã bỏ cuộc;

(2) Kế hoạch chuyển đại học dân lập sang tư thục đã có bốn năm qua (Chỉ thị 122) cũng không thực hiện được, có nhà đầu tư đã “bán tháo” cổ phần, có cơ sở từ đầu không có ai góp vốn thì đương nhiên không chia lãi được nhưng lại có cách “lách” khác, có cơ sở đang tìm cách thu về một chủ…; (3) Chất lượng đào tạo ở nhiều đại học ngoài công lập không được đảm bảo, một mặt làm cho xã hội “hoài nghi” đối với tư thục, mặt khác làm ảnh hưởng không tốt đối với một số cơ sở, một số nhà đầu tư và hoạt động giáo dục chân chính và có tâm huyết.

Đại học “nửa vì lợi nhuận” cho giáo dục Việt Nam

Từ những phân tích trên, kiến nghị:

Thứ nhất, do Việt Nam chưa có truyền thống cho tặng đối với giáo dục đại học nên đại học tư không vì lợi nhuận có lẽ chỉ có trong một vài trường hợp đặc biệt. Vì vậy cần khuyến khích phát triển các đại học tư thục “nửa vì lợi nhuận”, ví dụ có mức lãi tối đa bằng 150% lãi suất huy động của ngân hàng chẳng hạn. Có thêm 50% lãi suất là để “bù đắp rủi ro” (risk premium) cho một số rủi ro có thể có. Khi cung trong giáo dục đại học lên gần bằng cầu, mức rủi ro sẽ cao hơn, có thể hiệu chỉnh cao hơn con số 50% nói trên. Phần lợi nhuận cao hơn 150% sẽ trở thành “sở hữu cộng đồng”.

Thứ hai, theo cơ chế này có thể phát triển đại học tư thục công - tư phối hợp (PPP) như khuyến khích của Ngân hàng Thế giới. Khi đó, nhà nước (và có thể cả các cơ sở đại học công lập) có thể góp vốn bằng đất đai và các nguồn vốn sẵn có của mình. Mặt khác, vẫn có cơ sở đại học tư là “vì lợi nhuận”, các cơ sở đó cần ở trạng thái của một công ty, ngay cả với chính sách đất đai và thuế, dù có ưu đãi. Cần làm rõ cơ chế “không vì lợi nhuận” để tránh những lợi dụng.

Thứ ba, xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong việc lập trường, không yêu cầu phù hợp với “Quy hoạch mạng lưới đại học”. Vì rằng, một mặt quy hoạch mạng lưới có “độ tin cậy” rất thấp, mặt khác nhà đầu tư mở một đại học cũng giống như mở một doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ tự biết lo. Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu quy định thì đương nhiên được mở trường.

Đặc trưng cơ bản về mặt pháp lý, kinh tế và tổ chức của một đại học

“Không vì lợi nhuận” là: (1) “Không được chia lợi nhuận cho một ai”; (2) “Không có chủ sở hữu” hay “nó sở hữu chính nó”, có thể nói tài sản ở đây là thuộc “sở hữu cộng đồng”, nguồn vốn chủ yếu của nó là từ cho tặng và học phí và (3) “Thường được quản trị bởi một Hội đồng đại diện cho những nhóm có lợi ích liên quan”.

“Không vì lợi nhuận” không có nghĩa là không được phép tạo ra lợi nhuận và thu nhập không bao giờ được vượt quá chi phí. Hơn nữa một tổ chức “không vì lợi nhuận” có thể có một bộ phận vì lợi nhuận. Có trường đại học hàng đầu ở Mỹ không vì lợi nhuận có một bệnh viện tư vì lợi nhuận đem lại đến 50% doanh thu của nhà trường.

Đại học “vì lợi nhuận”, thì triết lý của nó vẫn tuân theo triết lý nói chung của một công ty là “cực đại lợi nhuận”. Do vậy, các đại học “vì lợi nhuận” trên thế giới là cơ chế của một công ty. Chính vì vậy, vấn đề đại học “vì lợi nhuận” ở Canada vẫn là “không khuyến khích và còn tranh cãi”, ở Mỹ “còn chưa được giải quyết”, ở Ấn Độ vẫn là “những cửa hàng bán lẻ tri thức” và nhiều lời lẽ nặng lời khác.

Cũng chính vậy, nhiều nước ở châu Á vẫn không mở cửa hoàn toàn cho đại học tư thục vì lợi nhuận và xuất hiện loại đại học tư thục “nửa vì lợi nhuận”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một góc nhìn khác về bằng cấp

    22/03/2016Tạ Thị Ngọc ThảoCó nhiều nguyên nhân khiến người ta không thể tìm đến trường để học: không trang trải nổi chi phí học tập, bận nuôi sống bản thân mình và lo cho nhiều người khác... Nhưng cũng có những người sau khi làm bài toán so sánh họ chọn con đường tự học, tự đào tạo. Theo họ, lợi ích thu được từ việc đến trường không bằng cơ hội, thời gian, tiền bạc… mà họ phải mất đi....
  • Thấy gì từ một số mô hình giáo dục tiên tiến?

    11/10/2015Itamar Rabinovic - Thanh Trà (lược dịch từ American Interest)Trong khi người Mỹ coi những tranh cãi trong giáo dục như một mớ bòng bong, người nước khác lại thấy đó là biểu hiện của sức sống và sự lành mạnh. Như vậy, quan điểm của bạn phụ thuộc vào địa điểm mà cái nhìn của bạn.
  • Hướng đi của đại học

    13/02/2013Cao Huy ThuầnTôi không biết rõ đại học Việt Nam đang đi thế nào và sẽ đến đâu, nhưng tôi biết đại học ở bên ngoài, trên thế giới, đang đi làm sao, đang biến chuyển thế nào, và tôi cũng biết: với thời đại của toàn cầu hóa, những biến chuyển đó sẽ lan rộng ra đến ta, đại học Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng. Vậy nói chuyện bên ngoài cũng là nói chuyện của ta, tranh luận bên ngoài sẽ giúp ta thấy rõ vấn đề hơn để tự mình tìm hướng đi cho chính mình.
  • Cảm nhận về nền giáo dục đại học của Singapore

    17/09/2012ThS. Hoàng Thái HàChúng tôi thật sự ngạc nhiên với các bạn sinh viên của họ mới học năm thứ 2 thôi mà các bạn đã rành rọt quy chế về đào tạo khi họ trả lời thắc mắc của đoàn công tác, vì sao họ lại rành quy chế đào tạo? Tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi được biết việc tổ chức công tác cố vấn học tập của NUS rất quy củ, ngoài các giáo sư cố vấn học tập chính, mỗi sinh viên năm cuối được làm cố vấn học tập cho một hoặc hai nhóm (khoảng 5-6 sinh viên) khóa sau…
  • Đại học: Tiền không mua được đẳng cấp

    11/11/2010Hồ Đắc TúcMột trong các giải pháp của “đề án đổi mới giáo dục đại học 2006-2020” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là cho phép thành lập nhiều trường đại học để “đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cao”. Nhưng đại học không phải là địa chỉ để “đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chất lượng cao”. Đó là một lối suy nghĩ dễ tính. Thành lập một trường, và rồi hệ thống đại học, phải xuất phát từ sự suy tư thâm hậu và sâu sắc về hiện trạng và tương lai của đất nước.
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Ánh lửa của trí tuệ

    25/01/2009GS. Tương Lai“Nói “không” với cái xấu, cái ác là cần thiết nhưng quan trọng không phải là những cái “không” mà làm ra một cái “có”; trên cơ sở cái “có”, hãy tập trung vào xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục cho thế kỷ 21. Đừng chần chừ! Mất thời gian là mất tuyệt đối”...
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó!

    29/11/2008GS Tương Lai"Đã đến lúc đó rồi!” - "Phải đặt 22 triệu những người đang và sẽ là chủ thể của xã hội mới vào trong bối cảnh của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức đang giữ nhịp cho đời sống hiện đại của thế kỷ XXI." - Giáo sư Tương Lai có bài viết suy ngẫm về sự thay đổi tư duy trong giáo dục Việt Nam nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá

    09/06/2008GS. Hoàng TuỵBài diễn thuyết của GS Hoàng Tuỵ với chủ đề: "Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá" được trình bày và thảo luận tại Viện IDS ngày 6/6/2008.
  • Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

    04/06/2007GS,TS Trần Đình Sử“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

    11/08/2006Thương TùngXây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Đại học để... làm gì?

    18/12/2005Nhà văn Nguyên NgọcCâu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Một số đề nghị về tăng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam

    09/07/2005Từ lâu nhiều người đã thấy chất lượng giáo dục ở VN xuống cấp nghiêm trọng. Để giải quyết triệt để vấn đề nầy, chúng ta cần có một cuộc đổi mới toàn diện, và cũng cần thời giờ và nhiều ngân sách hơn....
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Tiến tới một nền giáo dục mở cửa, đa dạng

    11/02/2003Có lẽ trừ "dạy học trên mạng" mới bắt đầu xuất hiện năm nay là còn rất mới mẻ, còn thì cứ đãi cát lấy vàng, ta sẽ tìm ra cốt lõi của lời giải cho bài toán nói trên ngay trong lịch sử giáo dục cách mạng nước ta.
  • Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục

    08/02/2003Tôi có được đọc bản Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần nói đây là một văn bản được soạn thảo công phu, xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp muốn đem lại cho đất nước một nền giáo dục tiên tiến, phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi bước vào thế kỷ 21. Song rất tiếc, đọc xong bản dự thảo, tôi chưa thấy được rõ nét bằng cách nào từ chỗ yếu kém hiện nay nền giáo dục của ta có thể vươn lên đáp ứng yêu cầu đó. Tôi có cảm tưởng đây là một bản kế hoạch dựa trên cơ sở nền giáo dục đang phát triển lành mạnh, đúng hướng, trong một thời kỳ lịch sử bình lặng của nhân loại và đất nước, cho nên cái gì cũng tính toán chi li, như thể chúng ta nắm chắc hết mọi yếu tố cần
  • xem toàn bộ