Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

10:38 SA @ Thứ Sáu - 14 Tháng Năm, 2010

Chiến tranh không đáng sợ. Đáng sợ là nhược tiểu
Chúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng hát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh

- Ban đầu là bản năng chiếm giữ vùng lãnh thổ kiếm thức ăn thuận lợi của mình như muông thú ăn thịt khác, như Bầy Hổ chẳng hạn ( Tính Sinh học )
- Tiếp theo là phát kiến ra Công cụ, do vậy có Bộ lạc phát triển hoặc lạc hậu, dẫn đến nhu cầu tương ứng là mở mang hay bảo vệ không gian sống còn của mình ( Tính Bộ Lạc )
- Phụ nữ là lực lượng sinh sản sức lao động, là kho vựa… dần dần được nâng lên thành những ý niệm cơ bản của đời sống tinh thần của con người như là : tình yêu và danh dự …Chiến tranh chiếm đoạt hay bảo vệ phụ nữ trở thành sự tranh chấp và thể hiện những sức mạnh mang tính biểu tượng về giá trị ( Tính Con Người )
- Sự tích lũy và phân hóa các cực quyền lực trong một vùng lãnh thổ vốn đồng nhất, ra đời các Thế lực cùng với nó là sự đào sâu khác biệt, các quan điểm, các trường phái… các mưu đồ lợi ích khác nhau của giới chóp bu, tạo ra sự mâu thuẫn sắc tộc, ý thức hệ, khống chế tranh chấp nhau dẫn đến huynh đệ tương tàn ( Tính Dân tộc )
- Nước mạnh phát động chiến tranh vì muốn mở rộng bờ cõi, vùng ảnh hưởng, khu vực an ninh…Đặc biệt qua đó muốn lan tỏa và bá quyền về chủ thuyết, tôn giáo, sự văn minh tạo ra sự thuần phục của các nước nhược tiểu hoặc văn minh khác ( Tính Đế Quốc )
- Công nghệ ra đời, lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, nhu cầu ngày càng gia tăng về các nguồn đầu vào và đầu ra. Một số nước phát triển đi xâm chiếm các thuộc địa, để chiếm cứ, giành giật các thị trường dầu mỏ, khoáng sản, lao động, tiêu thụ…( Tính Thực Dân )
- Những mâu thuẫn lợi ích vị thế cực kì phức tạp giữa các Quốc gia ko thể giải quyết bằng cách khác ( ví như Nhật Bản ko thể vào HĐBA được / Kiểu gì Trung Quốc cũng không từ bỏ bành trướng Biển Đông ), nên mỗi quốc gia chuẩn bị và chấp nhận đi đến chiến tranh như giải pháp cuối cùng trong liên minh với nhau. Ít nhất là cuộc chạy đua vũ trang hay chiến tranh lạnh cũng làm nước đối thủ suy kiệt, thiệt hại ( Tính Phe Trục )

Trong những cuộc chiến tranh cùng với Lịch sử cận đại của Nhân loại, chúng ta thấy :
- Công cụ trong đó : Tạo Tín ngưỡng + Luận thuyết đối kháng + Hệ thống chính trị
- Luận điệu chiến tranh : Thống nhất ( lãnh thổ, tiền tệ, thị trường…) + Bài trừ ( tôn giáo, văn minh khác, …) + Sứ mệnh tồn vong
- Thực chất sâu sắc nhất : thông qua chiến tranh một cá nhân xuất chúng, một tổ chức, một chính đảng nào đó mới thực được công nhận, mới có nguyên cớ duy trì quyền lực, mới là thống soái

Ngày nay, Thế giới mở mang cởi mơ hơn rất nhiều trong mọi lĩnh vực từ Bình quyền Nam Nữ, hội nhập Văn hóa, Kinh tế, Thể chế….trên qui mô toàn Cầu. Một công dân có thể hai hay ba quốc tịch, có quyền làm ăn ở nước này hay nước khác….nếu có đủ các điều kiện và khả năng cá nhân. Cho nên nguy cơ của chiến tranh đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn rất nhiều so với những điều nêu ở trên. Mĩ dù mạnh thế nào không thể tùy tiện phát động chiến tranh với nước khác, nếu thắng về quân sự thì cũng rất hao tiền tốn của thiệt nhân mạng. Trung Quốc đang khoe mẽ phát triển vũ khí hạt nhân nhưng cũng không dễ mà sử dụng với Nhật là nước không có thứ vũ khí ấy. Ngày nay người dân cũng quá hiểu cái khái niệm ‘Mất nước’ là phù phiếm, bởi vì không thể mất được. Còn có bị trở thành thân phận nô lê hay không cũng không phải do mất nước hay không. Ví như biết bao nhiêu cô gái người Trung Âu, đàn ông người Hoa ( nghĩa là quốc tịch của các nước mạnh và phát triển ) trở thành nô lệ tình dục và nô lên lao động đấy thôi. Ngay trong một phe nhóm mạnh, có những kẻ mặc Comple xịn cũng mang thân phận nô lệ cho Chủ của họ mà thôi. Dân Campuchia sau khi đuổi được Pháp Mĩ ra khỏi bờ cõi, được chính mình làm chủ thì những người lãnh đạo của dân tộc họ biến quốc gia mình thành địa ngục trần gian chỉ trong vài năm…Vong nô hay không, giày hay nghèo, địa ngục hay thiên đường là do khả năng, phẩm chất, ý chí của mỗi người hay từng cộng đồng người cụ thể vươn lên và tự khẳng định, và mỗi người dân có cơ hội sống trong không gian Thể chế, Văn minh nào. Ví như Obama quê cha đất tổ, dân tộc Kenia, là người da đen nhưng đã trở thành Tổng Thống của hợp chủng quốc Hoa Kì ! Nhiều người tuyệt đường sống, phải tị nạn sang Mĩ, Canada, Nhật, Bắc Âu…khởi sự từ trắng tay và mặc cảm…lại có cuộc sống tươi đẹp, thành đạt.

Vậy nguy cơ chiến tranh vẫn còn rất lớn ( bất chấp hai Tổng Thống siêu cường vừa mới kí hiệp ước mới về NPT hạn chế và không phổ biến VKHN, tiên phong rút lại luận thuyết quyền sử dụng đầu tiên…) là vì sao ? Là để bảo vệ Thể Chế Quốc Gia trên cơ sở đó qui định Chính phủ có các quyền được chủ động đối nội và quyền được bình đẳng đối ngoại. Cứ hỏi các Chính khách xem, không ai trong họ mơ màng về điều này cả đâu ! Và đương nhiên, phải có người, có thế lực, có chính đảng được coi là đủ để đại diện hợp pháp, có trọng lượng cho Hai thứ Quyền đó với địa vị cấp Nhà Nước. Do đó Nguy cơ chiến tranh cũng là một cơ hội để họ khẳng định tư cách, tư thế, tư lợi của mình trong cái sứ mệnh cao cả kia. Đến lượt người Dân đừng có mơ ngủ…Đó là chưa kể do có nguy cơ chiến tranh nên thực ra có từ nó một động lực siêu mạnh đối với việc phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế - điều mà thiếu nó thì chả hiểu Nhân Loại sẽ ra sao…Ngoài ra và hơn thế là Chiến tranh kích thích cả nội tiết tố Nam và nội tiết tố Nữ của Nhân Loại. Người Nhật có lý khi tự nhận xét về dân tộc họ : Vì quá lâu trong Hòa bình nên Thanh niên bây giờ Nam chả ra Nam, Nữ chả ra Nữ…ôi, cái hình ảnh Samurai cương cường khí phách đâu rồi ! Có nhiều Học giả than lên : ôi Chiến tranh sao Ngươi đẻ ra lắm thứ thế : từ Trường Ca Iliat Odixxe….Những bài thơ Đợi anh về…Bài ca Người Lính…Những sự kiện chấn động địa cầu…Những niềm tự hạo bất tận…Những đau khổ nhào nặn nên Nghệ thuật tuyệt đỉnh…Những nghịch cảnh ghê gớm bởi chiến tranh đã vút lên Tình Ca bất hủ của Hoàng Việt…
Trần Hưng Đạo Đại Vương : Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa….. Ôi Ba lần Đại thắng vó ngựa hung hãn của Quân Nguyên !!! Tuyệt vời !

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc của chiến tranh

    22/04/2016Hoàng LanTại sao con người lại gây ra chiến tranh? Đúng hơn là tại sao con người luôn gây ra chiến tranh? Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các cuộc giao tranh thời hiện đại...
  • Bản chất của chiến tranh và hòa bình

    02/05/2019Dr. Motimer J. AdlerGiống như hầu hết mọi người, tôi cũng hoang mang trước tình trạng căng thẳng và khủng hoảng quốc tế hiện nay. Chúng ta không có vẻ đang có chiến tranh mà chúng ta cũng không có vẻ gì là đang có hòa bình. “Chiến tranh” là gì? Đây đang là thời chiến tranh hay thời hòa bình? Liệu “bình an dưới thế” có là một khả năng hiện thực cho loài người?
  • Lịch sử và chiến tranh

    30/04/2014Nguyễn Hiến Lê dịchChiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên...
  • Chiến tranh và phản chiến

    03/08/2009Tháng 4, tháng 5 - tháng của mùa hạ rực lửa - lửa thiên nhiên và với Việt nam là lửa của những trận chiến lớn: tháng 4-1968 chiến dịch Khe Sanh, 30-4-1975 Tổng tiến công đại thắng Sài Gòn (tp.HCM), 7-5-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, 9-5-1945 kết thúc những tháng năm ác liệt của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhân dịp thời gian của những chiến dịch lớn này, chúngta.com muốn bàn về một đề tài của mọi con người, mọi dân tộc, là vấn đề sống còn của nhân loại. Thiết nghĩ đề tài này luôn nóng hổi tính thời sự với chúng ta, bởi vì: muốn sống hòa bình phải biết nhận diện và xa rời chiến tranh...
  • Chiến tranh

    23/04/2009Henri BénacChiến tranh là một chủ đề thường xuyên được đề cập tới đến nỗi người ta đã khẳng định rằng chiến tranh là khởi nguồn của tất các nền văn học. Chiến tranh cũng được minh hoạ rất nhiều bằng hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, điện ảnh (đặc biệt số lượng rất nhiều những phim được gọi là phim "chiến tranh" nhưng cũng là phim "về Chiến tranh" : x. Nhà Độc tài, Ngày dài nhất, Ngày tận thế)
  • Chiến tranh - Hệ quả & hệ lụy

    18/04/2009Nguyễn Tất ThịnhXã hội loài người liên miên trong thế kỉ nào cũng có ít nhất vài cuộc chiến tranh với bên trong hay bên ngoài, qui mô lớn hay nhỏ… như là một định mệnh của xã hội Loài người vậy!
  • Có xóa bỏ chiến tranh được không?

    03/08/2006Các nhà tư tưởng lớn trong quá khứ đã cho chúng ta vài ýtưởng về việc ngăn chặn chiến tranh. Một vài người trong số đótin rằng có thể xóa bỏ chiến tranh bằng một chính quyền toàncầu, điều đó yêu cầu việc từ bỏ phần nào chủ quyền quốc gia. Theohọ, cần có những định chế mới chứ không phải sự biến cải tinhthần của con người. ...
  • xem toàn bộ