Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

08:47 SA @ Chủ Nhật - 29 Tháng Bảy, 2007

“Để phát triển văn hóa đọc trong đông đảo nhân dân cần phải có một hệ thống thư viện tốt, với đầy đủ điều kiện tối ưu để phục vụ bạn đọc.", Thạc sĩ Đặng Văn Ức, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Thư viện quốc gia, nói.

Theo ông Ứng, năm 2004, Thư viện Quốc gia đón487.886 lượt bạn đọc với tổng số sách báo luân chuyển là 1.195.181 lượt. So với các con số của các năm từ 2000 trở lại đây, số lượt bạn đọc đến với Thư viện Quốc gia đã tăng lên rất nhiều. Tất nhiên là có một lý do chúng tôi đã mở rộng thêm đối tượng bạn đọc. Trước đây chúng tôi chỉ cấp thẻ đọc cho các bạn sinh viên năm cuối, nhưng từ tháng 10/2003 chúng tôi cấp thẻ đọc cho các sinh viên năm thứ 3 trở lên. Thư viện Quốc gia luôn cố gắng ngày càng mở rộng hơn đối tượng bạn đọc và nâng cao chất lượng phục vụ để có thể cho bạn đọc một cảm giác tốt nhất khi đến đọc sách và tra cứu.

Ông Ứng nói: Theo ý kiến chủ quan của tôi, nhu cầu đọc sách của độc giả trong những năm gần đây không hề suy giảm như chúng ta nghĩ. Thư viện Quốc gia đã cố gắng mở rộng thêm cơ sở vật chất nhưng cũng phải thừa nhận một điều rằng hệ thống các phòng đọc và phương tiện đang có chưa đủ điều kiện tốt nhất để phục vụ các đối tượng độc giả. Diện tích chứa sách không đảm bảo, thường chỉ có một bản sách cho mỗi đầu sách nên khi nhiều người có nhu cầu đọc một đầu sách cùng một lúc họ buộc phải chờ đợi. Vừa qua, chúng tôi đã cố gắng trang bị phòng đọc đa phương tiện để bạn đọc có thể đọc sách, tra cứu tư liệu qua Internet và các phương tiện nghe nhìn khác.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Tài, Tổng biên tập Tạp chí Người đọc sách: Tôi thì lại cho rằng chúng ta đang đứng trước một thực tế: sự giảm sút của văn hóa đọc trong bối cảnh xã hội bị chi phối bởi một số phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phim ảnh. Ai cũng biết rằng các phương tiện nghe nhìn có nhiều thế mạnh hơn sách. Trong khi đối tượng bạn đọc chủ yếu là học sinh, sinh viên lại chính là đối tượng bị chi phối bởi các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất. Thực tế này đặt ra một câu hỏi là chúng ta sẽ phải làm thế nào để sách có thể đến với bạn đọc một cách tốt nhất, bổ ích nhất. Tôi cho rằng ngay cả khái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng.

Sự định hướng cho bạn đọc trong thời buổi này là hết sức cần thiết. Truyền hình Việt Nam đã có hẳn chương trình giới thiệu mỗi ngày một cuốn sách.Nhưng giờ phát sóng không thuận lợi và số lượng sách được giới thiệu trong một năm chẳng thấm tháp gì so với con số 20.000 đầu sách mỗi năm được in ra của ngành xuất bản. Báo chí cũng không mặn mà với việc giới thiệu sách, còn các NXB thì lại không dành sự đầu tư thích đáng cho công tác quảng cáo sách. Đôi khi độc giả có nhu cầu đọc sách nhưng lại không biết tìm mua sách ở đâu.

Tạp chí Người đọc sách của chúng tôi cũng đã có một chuyên mục mang tên: “Đọc sách xưa và nay” là diễn đàn để mọi người cùng đi tìm những yếu tố tạo nên văn hóa đọc và khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc trong đời sống. Hiện nay chúng tôi cũng đang tổ chức một cuộc tọa đàm về văn hóa đọc. Trong các tham luận đều đề cập, phân tích những ảnh hưởng, khó khăn, thách thức của đời sống đang đặt ra đối với công tác xuất bản nói chung và sự cần thiết cũng như xu thế của văn hóa đọc trong đời sống. Nhưng riêng phần giải pháp thì tôi nhận thấy rằng, tất cả chúng ta còn đang lúng túng, chưa tìm ta được những biện pháp thích đáng để xây dựng và phát triển nền văn hóa đọc tốt trong tương lai

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • 9 sai lầm của văn hóa đọc

    19/04/2019Thiên MinhChữ là thứ có thể thờ, chơi, xin, cho, ăn cắp, mua bán, khoe khoang, khinh rẻ, nát (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà) hay đơn giản là dùng - tất cả phụ thuộc vào thái độ của người đọc...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Văn hoá đọc

    15/01/2004Một đất nước có nền kinh tế - xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự phát triển của văn hoá đọc...
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • xem toàn bộ