Lạm bàn về vẻ đẹp con gái Hà Nội

09:26 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Hai, 2010

Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan, Giám đốc chuyên môn công ty Elite Việt Nam Bùi Thúy Hạnh và Giám đốc công ty thời trang Cuc Boutique Trần Bảo Ngọc đều là người Hà Nội, công việc liên quan mật thiết đến sắc đẹp. Họ cùng phóng viên Đất Việt chuyện phiếm cuối năm về đề tài này.

- Con gái Hà Nội xưa nổi tiếng kín đáo, nền nã, ý tứ. Theo anh/chị, con gái Hà Nội nay có còn giữ được nét tính cách đặc biệt này?

Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan: Ở Hà Nội xưa, nền giáo dục gia đình mang màu sắc Nho giáo hằn sâu trong nếp nghĩ: đàn ông được coi trọng hơn phụ nữ, cha mẹ thường răn dạy con gái phải biết nén chịu, nhẫn nhịn. Ngày nay, người phụ nữ được giải phóng nên hầu hết họ không giữ tính cách nhẫn nhịn ấy nữa, mà có khuynh hướng… trao lại cho ông, bà.

Nếu là con gái Hà Nội gốc, thì họ đẹp cả nhan sắc lẫn sự sang trọng và thanh lịch. Từ thủa 6 - 7 tuổi, tôi đã thích ngắm các cô gái xinh đẹp nên ít nhiều có sự tổng kết về “gái Hà Nội” từ thập kỷ 60, thấy rằng họ xứng đáng với những gì văn học - nghệ thuật ngợi ca.

Con gái Hà Nội nổi tiếng “nết na”.

Trần Bảo Ngọc: Sống trong môi trường nhiều thế hệ, ảnh hưởng từ bà, từ mẹ, nên con gái Hà Nội sống phần lớn vì hai chữ gia đình. Vì lẽ này mà họ yêu thương, chăm sóc, nhường nhịn và chấp nhận ẩn cá tính vào trong. Tôi cho rằng con gái Hà Nội thời nay nhiều người không còn giữ được tính cách đặc biệt đó.

Bùi Thuý Hạnh: Có vẻ câu “cái nết đánh chết cái đẹp” không còn phù hợp với gái Hà Nội nay nữa rồi. Rất nhiều cô gái trẻ không còn giữ được nét thanh lịch.

- Vẻ đẹp ngoại hình của con gái Hà Nội xưa, so với nhan sắc của những cô gái Tuyên Quang, Tây Bắc, Tây Nam bộ… có gì khác biệt?

Trần Huy Hoan: Không giống những vùng đất khác, con gái Hà Nội xưa mang nét đẹp sang trọng và lịch lãm. Tuyên Quang thì “danh bất hư truyền”. Lịch sử đã tạo điều kiện đặc biệt để vùng đất này có một thế hệ con gái quá đẹp, trừ đôi chân thường không được thon. Các cô gái Hải Phòng nhìn chung cao lớn hơn con gái Hà Nội, nhưng có vẻ ít nữ tính. Con gái miền Tây Nam bộ mang vẻ đẹp nõn nà, quyến rũ và tạo cảm giác gần gũi. Những cô gái Thái lại có ánh mắt và nước da đẹp.

Tôi thích ngắm nhìn hình ảnh con gái Hà Nội với tà áo dài trắng nhẹ nhàng thướt tha, rất trong sáng mà đài các… Con gái Bắc nói chung thanh mảnh và tao nhã. Thời tiết miền Bắc phú cho họ nước da, vóc dáng và cách cư xử phong phú. Hà Nội có điều kiện sống tốt, giúp phái nữ thanh lịch, duyên dáng hơn.

- Được cho là có nhiều người đẹp, nhưng gần đây, Hà Nội rất ít đại diện đăng quang trong những cuộc thi sắc đẹp. Vì sao có nghịch lý này?

Trần Huy Hoan: Những cô gái Hà Nội đẹp toàn diện thì họ hoặc gia đình họ không hào hứng với danh hiệu hoa hậu. “Thiếu nữ bên hoa huệ” mà mặc áo tắm rồi đá chân, xoay mình trước bàn dân thì… bất tiện quá.

Trần Bảo Ngọc: Con gái Hà Nội ít được tôn vinh tại các đấu trường sắc đẹp có thể vì họ ngại đi thi. Nhưng một cuộc thi không thể quy tụ hết các nhan sắc, vì thế, không nên dựa vào đó để đánh giá vẻ đẹp của vùng miền.

Những năm 1990, hoa hậu thường là người Hà Nội. Kế thừa văn hoá và đặc điểm địa lý nên các hoa hậu Bùi Bích Phương, Nguyễn Diệu Hoa, Hà Kiều Anh, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thiên Nga, Nguyễn Ngọc Khánh… đều có lợi thế hình thể và phong thái. Đặc biệt, sự thanh lịch, hiểu biết của họ không chỉ thể hiện ở lời ăn tiếng nói trong phần ứng xử, mà còn ở chỗ họ tiến xa trên con đường học vấn, sự nghiệp sau đó.

Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan vẫn lạc quan và tin tưởng các bạn gái Hà Nội ngày nay không ngừng hoàn thiện để trở thành những người đẹp toàn diện.

Bùi Thúy Hạnh: Con gái Hà Nội thanh lịch sẽ cân nhắc nhiều khi đi thi: có phô trương quá không? Nếu không được giải, hàng xóm láng giềng sẽ nói gì? Có lẽ vì thế, thí sinh Hà Nội tham gia rất ít.

- Nếu vì lẽ này, nhiều người đùa rằng con gái Hà Nội “xấu đều”. Anh/chị nghĩ sao?

Trần Huy Hoan: Tôi nhớ không nhầm, vài chục năm trước đây, Nhà nước có sáng kiến sinh viên tốt nghiệp đại học phải tuân thủ sự phân công của nhà trường: người ở Hà Nội đi về các tỉnh, người ở các tỉnh về Hà Nội làm việc. Lúc ấy tôi còn bé, chẳng biết làm như thế để làm gì, bây giờ mới láng máng đoán mò: chắc là để “nhân giống” con gái Hà Nội...

Trần Bảo Ngọc: Trong những cuộc thi chính thống, ngôi vị cao nhất thường là thí sinh đến từ các thành phố lớn - nơi có điều kiện, và cũng bởi người đẹp vì lụa. Tôi nghĩ, đất có thần nhân có vận, sự lên ngôi của các vùng miền có thể theo từng giai đoạn khác nhau.

- Thủ đô thời hiện đại có nhiều người đẹp, nhưng phần lớn trong số đó không xuất thân từ gốc Hà Nội. Lý do nào khiến mảnh đất này trở thành nơi chuyên nhập khẩu sắc đẹp?

Trần Huy Hoan: Tôi nghĩ điều này không lạ, bởi Hà Nội là “đất lành” nên quá nhiều chim về đậu, càng ngày càng nhiều, tới nỗi Thủ đô phải mở rộng ra Hà Tây.

Bùi Thúy Hạnh: Không riêng Hà Nội, TP HCM cũng quy tụ nhiều nhan sắc đến từ các vùng miền. Đó là hai mảnh đất màu mỡ giúp các bạn trẻ phát triển sự nghiệp, vì thế sắc đẹp khắp nơi đổ về cũng là điều dễ hiểu.

Trần Bảo Ngọc: Thủ đô nào cũng là nơi hội tụ văn hoá, chính trị. Hà Nội cũng vậy, sẽ cho bạn nhiều cơ hội việc làm, một ê-kíp gây dựng tên tuổi. Thành phố mở ra nhưng không dễ chấp nhận, nó thanh lọc nhiều lắm.

- So với cái đẹp của con gái Hà Nội xưa, nét đẹp của con gái Hà Nội nay có gì đáng kể?

Trần Huy Hoan: Họ giống ở chỗ đều được ca ngợi là đẹp theo đánh giá của từng thời kỳ, nhưng khác nhau là các cô gái Hà Nội xưa rất “Hà Nội”, còn các cô gái Hà Nội nay rất “Hàn Quốc”. Dù sao tôi vẫn lạc quan và tin tưởng các bạn gái Hà Nội ngày nay không ngừng hoàn thiện để trở thành những người đẹp toàn diện như chúng ta đã tự hào “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” (ở đây xin hiểu Tràng An gồm cả Hà Tây).

Bùi Thúy Hạnh: Sắc đẹp con gái Hà Nội nay đã thay đổi nhiều. Tôi ra Hà Nội, đi trên đường phố bắt gặp nhiều bạn trẻ mặc quần cạp quá trễ, hở những phần không nên nhìn thấy, thậm chí xăm mình và mặc áo cộc cũn cỡn khoe hình xăm. Nhiều bạn không đội mũ bảo hiểm, chở ba, bốn người trên một xe, cười nói và văng tục. Những hình ảnh đó làm ảnh hưởng nhiều đến nét văn hóa “người Tràng An thanh lịch”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Sống đẹp, sống có ích

    27/07/2016Đặng Kim Cúc, Nguyễn Văn KhởiLại nhớ đến câu hỏi lớn của nhà thơ Cách mạng Tố Hữu: "Ơi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?" lại càng là một khái niệm trừu tượng mà mỗi người có một cách hiểu riêng. Những hành động như trên liệu có phải là "sống đẹp”? Mỗi người phải làm thế nào để "sống cho đẹp"?
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Cách mạng tháng Tám: những con người làm nên lịch sử

    01/09/2014Đoan TrangCách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời. Hồi tưởng lại những tháng ngày sôi sục khí thế đấu tranh đó, chúng ta không thể bỏ qua vai trò lịch sử của những con người đã góp phần hội tụ của các nguồn xung lực mạnh mẽ của toàn dân tộc tại thời khắc bước ngoặt lịch sử...
  • Khe khẽ đông về

    10/10/2009Chu LaiHà Nội vẫn là nơi tôi sinh ra và sẽ là nơi tôi nằm xuống. Hà Nội xôn xao bốn mùa. lạnh thì lạnh ghê gớm nhưng đã nóng thì nóng không chịu nổi. Phải chăng chính vì thế mà cái man mác gió mùa thu, cái se lạnh nồng nàn của mùa xuân mới quý giá nhường bao...
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Văn hóa Tràng An trong chuyện đặt tên đường phố

    10/02/2009Đoan Trang2008 là một năm chính quyền thủ đô nhiều lần được báo chí nhắc tới để phê phán: Từ việc mở rộng gây tranh cãi, sự lúng túng trong đối phó với trận lụt lịch sử, dự định xây TTTM ở chợ 19/12, tới vụ để sứt mẻ thương hiệu "Tràng An" khi người dân vặt hoa ở lễ hội v.v. Dù vậy, trong chuyện đặt tên đường phố, thì Hà thành có một nét văn hóa đáng ca ngợi, ít nhất cũng đáng để các nơi khác tham khảo.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Hà Nội ơi!

    25/03/2008Trung Trung ĐỉnhHà Nội ơi, khi nào người được sống bình an thanh lịch như ngàn năm văn hiến, đã từng có nhiều lúc nhiều thời sang trọng nhất trong thiên hạ...
  • Phú Quang: Vẫn còn nhau, mùi hoa sữa mùa yêu…

    28/12/2006Hòa AnHơn ai hết, nhắc đến Phú Quang là nhắc đến những ca khúc trữ tình, nhất là các bài hát về Hà Nội như: Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Mơ về nơi xa lắm, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi. Về lại phố xưa, Mây xưa, Bâng quơ, Thương tâm tóc dài ơi, Đâu phải bởi mùa thu, Khúc mùa thu, Trong ánh chớp số phận...
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Cách sống Thùy Trâm

    07/09/2005Nhà Văn Nguyên NgọcNhà văn Nguyên Ngọc - người với con mắt tinh đời và tình cảm yêu thương sâu nặng - nói về chất "lửa" trong cuốn nhật ký tình cờ tìm thấy trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh...
  • xem toàn bộ