Làm sao để biết đâu là một nhà nước yếu

Dịch từ: John West, Asia’s Weak and Fragile States, Asian Century Institute
11:01 CH @ Thứ Bảy - 22 Tháng Tư, 2017

Một chuyến bay từ Manila đến Singapore sẽ đưa bạn từ một trong những sân bay tồi tệ nhất đến một trong những sân bay tốt nhất trên thế giới. Nó cũng sẽ đưa bạn từ một trong những nhà nước yếu kém và dễ sụp đổ sang một trong những nhà nước mạnh của châu Á...


Một nhà nước yếu có thể thể hiện sự kém cỏi ở nhiều khía cạnh. Đáng chú ý nhất là khi nó không có khả năng cung cấp dịch vụ công cho người dân.

.

Cho tới gần đây, sân bay Ninoy Aquino của Manila mới nhường cái danh hiệu “sân bay tồi tệ nhất thế giới” cho sân bay quốc tế Islamabad Benazir Bhutto của Pakistan, theo trang The Guide to Sleeping in Airports. Năm 2014, sân bay Manila đã leo lên hạng thứ tư trong những sân bay tồi tệ nhất thế giới nhờ việc mở thêm sân ga thứ ba.

Ngược lại, sân bay quốc tế Changi của Singapore đã được bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới trong 18 năm liên tiếp. Trên thực tế, trong số các sân bay tốt nhất thế giới, có năm sân bay nằm ở Châu Á, ngoài Singapore thì bốn sân bay còn lại là Seoul, Kuala Lumpur, Hồng Kông và Tokyo (sân bay Haneda).

Những đánh giá xếp hạng của độc giả trên trang “The Guide to Sleeping in Airports” có thể không phải là bằng chứng khoa học về chất lượng của sân bay hay là về sức mạnh của các nhà nước ở châu Á. Nhưng chắc chắn là chúng phù hợp với các chỉ số khách quan khác.

Yếu tố quyết định quan trọng nhất của sự thành công ở Châu Á là sự hiện diện của “các nhà nước mạnh” trong các nền kinh tế như Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Theo Chỉ số các nhà nước dễ sụp đổ của Quỹ Hòa bình, thì Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đạt điểm số thấp (Hồng Kông và Đài Loan không được xét tới ở đây) và được xếp vào nhóm “rất ổn định” cùng với các nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp và Anh.

Phải lần xuống phía dưới danh sách mới có thể tìm ra các nước châu Á khác. Có thể thấy Malaysia nằm trong nhóm “cảnh báo”, thấp hơn Hàn Quốc khoảng 39 bậc trong danh sách gồm 178 quốc gia này. Tiếp tục xuống tới nhóm “cảnh báo cao độ” là Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Và thậm chí xuống thấp hơn nữa tới nhóm “cảnh báo rất cao” là Lào, Philippines và Campuchia. Xuống gần cuối danh sách là nhóm “báo động” gồm các quốc gia như Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Bắc Triều Tiên và Myanmar.

Vậy, làm thế nào mà chúng ta có thể biết được liệu một nhà nước có yếu và dễ sụp đổ?

Một nhà nước yếu có thể thể hiện sự kém cỏi ở nhiều khía cạnh. Đáng chú ý nhất là khi nó không có khả năng cung cấp dịch vụ công cho người dân. Chất lượng của các dịch vụ công cơ bản như nước sạch, vệ sinh, y tế, giáo dục và các phương tiện giao thông là những thứ rất kinh hoàng tại các nhà nước yếu và dễ sụp đổ ở châu Á. Điều này có thể là do các nhà nước này không có khả năng thu đủ thuế để cung cấp tài chính cho các dịch vụ công, bởi các tầng lớp chóp bu bòn rút hệ thống thuế một cách có hệ thống, nhất là ở Philippines.

Tắc đường là căn bệnh trầm kha chưa biết khi nào mới có thuốc chữa của Philippines. Ảnh: PBS.

.

Nỗi bất an cũng là một đặc điểm của các xã hội yếu, nó thường là sản phẩm của sự nghèo đói, bất bình đẳng và cái cảm giác bất công xã hội. Nạn tham nhũng và lực lượng cảnh sát kém cỏi cũng góp phần vào nỗi bất an ấy.

Một đặc điểm nữa của các nhà nước yếu là, chúng thường bị mất kiểm soát đối với lãnh thổ của chúng, hoặc đối với sự độc quyền sử dụng vũ lực một cách hợp pháp. Nhiều quốc gia châu Á như Myanmar và Ấn Độ không thể khẳng định chủ quyền trên phần lớn lãnh thổ của họ, do các nhóm sắc tộc thiểu số vẫn nắm giữ quyền lực, hoặc do giới chóp bu địa phương thường sở hữu quân đội riêng. Giới chóp bu đầy quyền lực này cũng có thể ép buộc các chính phủ yếu kém phải thực hiện các chính sách thiên vị cho lợi ích của họ, như là bảo vệ sự độc quyền. Các cuộc bầu cử cũng có thể bị lạm dụng một cách sai trái, do sự chi phối của các nhóm gia đình chính trị, việc mua bán phiếu bầu, và những mánh khóe chính trị khác.

Rõ ràng là những đặc điểm này của các nhà nước yếu đã làm xói mòn những triển vọng phát triển kinh tế và xã hội.

Trường hợp của Philippines đã đưa ra một góc nhìn thú vị về tình trạng của nhà nước ở châu Á. Quần đảo gồm 7107 hòn đảo này được coi là có một nhà nước yếu và một xã hội mạnh. Có tác giả đã gọi đây là “tình trạng vô chính phủ giữa các gia đình”.

Thật vậy, cho đến khi thực dân Tây Ban Nha xâm lược Philippines vào thế kỷ 16, ở vùng đảo này dường như không có lấy một nhà nước. Ngoài một số ông vua Hồi giáo ở miền Nam, thì các xã hội tiền thuộc địa đã bị chia cắt thành những ngôi làng tự trị hoặc bị giao do các tầng lớp chóp bu địa phương cai quản. Nói cách khác, Philippines không tồn tại như một quốc gia cho đến khi các thủy thủ Tây Ban Nha lui tới đảo quốc này vào thời vua Philip II. Thậm chí ngày nay, dường như nhiều người Philippines vẫn gắn bó với bản sắc địa phương của họ hơn là với bản sắc quốc gia.

Trong thời kỳ thuộc địa, người Tây Ban Nha đã không thành lập một nhà nước mạnh. Ngoài Manila ra thì vùng thuộc địa này chủ yếu do Giáo hội Công giáo và giới kinh doanh tư nhân quản lý. Cuối thời kỳ Tây Ban Nha cai trị ở cuối thế kỷ 19, khi những người thuộc địa kết hôn với giới cai trị thực dân (“mestizos”), và khi những người Trung Quốc di cư đến Philippines, thì họ hình thành nên một tầng lớp chóp bu địa phương. Tầng lớp này tiếp tục củng cố vị thế quyền lực kinh tế và chính trị của chính nó trong thời kỳ thuộc địa của Mỹ ở nửa đầu của thế kỷ 20.

Giới chóp bu của Philippines (ước tính gồm khoảng 178 gia đình) đã duy trì sự kiểm soát đối với nền kinh tế và chính trị của đất nước thông qua các giai đoạn cai trị quân sự lẫn dân chủ, và kết quả là nhà nước Philippines vẫn yếu và dễ sụp đổ.

Một số gia đình thuộc giới chóp bu như Ayala và Aboitiz đã thống trị kể từ thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha. Lợi nhuận kinh doanh của họ thu được từ những dịch vụ công cho tới phát triển nhà cửa, từ ngân hàng cho tới viễn thông và các ngành công nghiệp gia công đang bùng nổ. Địa vị thống trị của các gia đình chóp bu này thường chẳng phải là nhờ vào sự nhạy bén tuyệt vời trong kinh doanh, mà chủ yếu là do chính phủ sắp đặt nhằm mang lại sự độc quyền và bảo hộ cho những người chơi chính. Mặc dù đã có những cải cách rộng khắp từ năm 1981, nhưng phần lớn thị trường vẫn bị độc quyền.

Tình trạng yếu kém của đất nước thể hiện rõ ràng nhất ở cơ sở hạ tầng hết sức nghèo nàn về vận tải và năng lượng, cũng như ở các hệ thống y tế, giáo dục, vệ sinh, và nguồn nước cũng nghèo nàn không kém. Chính quyền Philippines cũng bị cho là kém cỏi trong việc thực thi những điều luật và các quy định có thể mâu thuẫn với lợi ích của giới đầu sỏ (như đánh thuế, lâm nghiệp, cải cách ruộng đất). Tình trạng này còn được thể hiện qua những cuộc nổi dậy dai dẳng của người Hồi giáo và cộng sản, các vụ bắt cóc và các hành vi bạo lực khác, cũng như tình trạng tham nhũng ăn sâu.

Sự yếu kém của nhà nước Philippines cũng hiện rõ trong cái cách mà nó xử lý trước trận siêu bão Yolanda vào năm 2013. Chính phủ đã không thể quản lý các hoạt động cứu trợ thiên tai một cách hiệu quả.

Sau nhiều thập kỷ mang danh “người bệnh” của châu Á, nền kinh tế Philippines hiện đang bùng nổ, được thúc đẩy bởi các hoạt động xây dựng và tiêu dùng. Nhưng dấu vết của một nhà nước yếu vẫn còn rất rõ ràng.

Do cơ sở hạ tầng đô thị không theo kịp với tốc độ đầu tư bất động sản nên tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày một tồi tệ hơn. Mặc dù đã mở một nhà ga mới, song sân bay Manila vẫn còn đông đúc, hỗn loạn. Tình trạng tắc nghẽn giờ đây đã lan sang các cảng biển Manila, do trình độ kém cỏi của cơ quan hải quan và tham nhũng nghiêm trọng. Vào thời điểm bài này được viết, một số tàu thuyền [nước ngoài – ND] đã hết kiên nhẫn và quay trở về cảng nước họ với hàng hóa vẫn chất đầy tàu.

Hơn nữa, mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Philippines không theo lý thuyết khuếch tán lợi ích, với tỷ lệ đói nghèo vẫn ở mức gần 30% dân số. Cielito Habito, cựu Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế, đã ước tính rằng lượng tài sản gia tăng trong năm 2011 của 40 gia đình giàu nhất Philippines trong danh sách người giàu của Forbes chiếm tới 76% mức tăng trưởng GDP của cả nước, cao hơn rất nhiều so với ở Thái Lan, Malaysia, hay Nhật Bản.

Nói cách khác, tầng lớp tinh hoa nhỏ bé của Philippines đang cóp nhặt phần lớn nguồn tài sản mới của đất nước, trong khi người nghèo bị đẩy ra ngoài. “Tôi nghĩ người ta đang cảm thấy một điều rất rõ ràng là, có cái gì đó không đúng về mặt cấu trúc. Giới đầu sỏ đã kiểm soát quá nhiều tài nguyên của đất nước”, Habito nói.

Con đường dẫn tới sự giàu có cho nhóm nhỏ này cũng được thúc đẩy bởi một nền văn hoá chính trị chủ yếu dựa trên quan hệ cá nhân hơn bất cứ yếu tố nào khác, Habito nói thêm.

Một hình ảnh khắc họa tình trạng bất bình đẳng ở Manila, Philippines. Ảnh: Oxfam.

.

Rốt cuộc, người dân Philippines đã bị thúc đẩy hơn bao giờ hết để rời bỏ đất nước của họ và gia nhập đội ngũ đồng hương ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Hơn 10% dân số và hơn 20% số người trong độ tuổi lao động, đã rời khỏi đất nước.

Đã có nhiều lời kêu gọi cho một nhà nước mạnh mẽ hơn và có kỷ luật hơn tại Philippines, trong đó có cả lời kêu gọi đến từ Lý Quang Diệu của Singapore. Nhưng cựu Tổng thống Philippines Ramos đã nhanh chóng nhắc lại cái “nỗi bất hạnh độc tài” của Philippines dưới thời Tổng thống Marcos.

Thật vậy, Philippines đã từng có một chính phủ mạnh hơn nhưng lại tham nhũng nghiêm trọng thời Marcos. Quá khứ này đã làm tan biến triển vọng về một nhà nước mạnh có khả năng cung cấp các dịch vụ và an ninh mà nền kinh tế và người dân Philippines đang rất cần và xứng đáng được hưởng.

Ấn Độ là một ví dụ khác cho hình ảnh một nhà nước yếu và một xã hội mạnh. Những cải cách kinh tế được đưa ra vào năm 1991 đã dẫn tới sự bùng nổ tăng trưởng. Nhưng trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ đã chậm lại khi nền kinh tế chạm đến những giới hạn của một nhà nước yếu, cụ thể là cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thói quan liêu của bộ máy và tham nhũng tràn lan. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi có thể thành công trong việc củng cố nhà nước Ấn Độ.

Tàu lửa ở Ấn Độ thường xuyên chịu cảnh quá tải hành khách, ảnh được chụp vào năm 2016.Ảnh: Reuters/Anindito Mukherjee.

.

Nhiều người rất ấn tượng với sức mạnh của nhà nước Trung Quốc, khi mà nó có thể xây dựng những cơ sở hạ tầng xuất sắc như sân bay và tàu cao tốc. Nhưng nhà nước mạnh của Trung Quốc cũng lạm dụng quyền lực của mình thông qua việc ưu đãi lợi ích cho các đảng viên Cộng sản, vi phạm nhân quyền, đàn áp bất cứ ai có dấu hiệu bất đồng chính kiến về ​​xã hội và chính trị, và hạn chế các quyền tự do cá nhân.

Bất kể tầm quan trọng của việc sở hữu một nhà nước mạnh lớn đến đâu, thì cũng có những rủi ro khi nhà nước ấy trở nên quá mạnh, theo nhận định của Giáo sư Daron Acemoglu. Thuế và các hệ thống phúc lợi xã hội rất cao ở Tây Âu có thể ảnh hưởng đến tính năng động của nền kinh tế. Và trong khi một nhà nước mạnh có thể thúc đẩy phát triển thì nó cũng có thể bị kiểm soát bởi các tầng lớp tinh hoa mới nổi lên từ sự phát triển nhanh chóng, như trường hợp của Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong trường hợp của Nhật Bản, khi mà nó từng là một nền kinh tế năng động song đã nhanh chóng trở nên xơ cứng. Các nền kinh tế và xã hội mở, với sự phá hủy mang tính sáng tạo và đổi mới không ngừng, mới là chìa khóa cho sự thịnh vượng liên tục.

Tóm lại, điều quan trọng nhất là phải làm cho sức mạnh và vai trò của nhà nước được sử dụng “đúng”. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, một nhà nước mạnh thường có tầm quan trọng nhiều hơn so với khi quốc gia đạt đến giai đoạn phát triển cao và chủ yếu dựa vào đổi mới kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng. Và quan trọng nhất, một nhà nước mạnh nên luôn luôn được cân bằng bởi một xã hội mạnh để đảm bảo trách nhiệm giải trình và sự minh bạch của nhà nước.

Nguồn:Luật Khoa
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trẻ em thua thiệt, quốc gia tổn thất

    01/06/2020Jeffrey D. SachsTrẻ em là nguồn lực quan trọng nhất của mọi quốc gia. Điều này đúng không chỉ về mặt đạo đức mà còn đúng về mặt kinh tế. Đầu tư vào y tế, giáo dục và kĩ năng cho trẻ em sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho đất nước...
  • Nhận dạng 'Quốc gia thất bại" và vượt lên!

    04/08/2018Nguyễn Tất ThịnhHội nhập kinh tế Toàn Cầu là xu hướng rất tích cực của Thế giới, nhưng tôi trích viết dưới đây đôi điều cảnh báo trong tiến trình đó...
  • 10 điều khiến Quốc gia muôn thuở

    06/04/2017Nguyễn Tất ThịnhHôm nay ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Tôi viết bài ngắn này chia sẻ cùng các bạn...
  • Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia

    14/10/2016Thành công thật sự không bao giờ là một sự tình cờ. người thành công có một văn hóa tiến bộ kết hợp sự ham học và vận dụng liên tục...
  • Không chỉ là quốc gia hạnh phúc nhất, Bhutan còn có vị thủ tướng tuyệt vời nhất thế giới

    10/05/2016Vân ĐàmMới đây thủ tướng Bhutan là Tshering Tobgay đã có bài phát biểu gây chấn động về câu chuyện chống biến đổi khí hậu của Bhutan.
  • Một Quốc gia bình thường sẽ sinh ra tỉ phú

    05/05/2016Thiện ĐạoXưa nay ở những địa phương nghèo nàn, hẻo lánh... vẫn có thể sinh ra những nhân tài (thậm chí phi thường) trong đủ các lĩnh vực của Nhân loại....nhưng để sản sinh ra các Tỉ phú thì lại khác! Phải là ở Quốc gia bình thường!
  • Về hai chỉ số quốc gia (hạnh phúc và trung thực)

    22/03/2016Nguyễn Tất ThịnhVừa qua một tổ chức uy tín Quốc tế ( SDSN - Tổ chức mạng lưới các Giải pháp Phát triển ) đã đánh giá xếp hạng các nước về chỉ số hạnh phúc và chỉ số về tính trung thực: trong đó có một số Quốc gia ở thứ hạng rất thấp của bảng điểm! Rất đáng để ý tính 'ngang điểm' của hai chỉ số Quốc gia đó...
  • Sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia

    02/03/2016Charles WheelanChúng ta có thể lạc quan về sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, vì xét trên lý thuyết, các nước nghèo có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia giàu khi vay mượn các tiến bộ của họ. Khi một công nghệ được phát minh, nó có thể được san sẻ với các nước nghèo với chi phí gần như bằng không. Do đó, người dân Ghana không cần phát minh ra máy tính cá nhân mới được hưởng lợi từ sự ra đời của nó, họ chỉ cần biết cách sử dụng nó mà thôi.
  • Phiếm bàn về trình độ của mỗi quốc gia

    01/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng, trình độ của mỗi Quốc gia phụ thuộc vào Ba yếu tố cơ bản : ( Dân Trí + Chính trị + Giá trị văn hóa Dân tộc ) đạt đến đâu trong mặt bằng Văn minh Nhân loại và có khả năng mạnh hay yếu để đưa con Tàu Quốc Gia tiếp tục phát triển như thế nào.
  • 70 năm, Việt Nam đã vượt chặng đường không giống bất kỳ quốc gia nào

    03/09/2015Các vị khách mời phân tích về những thành tựu của Việt Nam sau 70 năm giành độc lập và những thách thức đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
  • Dân tộc hào vượng, Quốc gia hùng cường

    12/08/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta không muốn tự hào vì thế kỷ nào cũng có chiến thắng trong chiến tranh ! Chiến tranh xảy ra nhân dân luôn là bị thua thiệt nặng nề, dai dẳng và dính nhiều di căn nhất ! Chúng ta học hỏi cách không để xảy ra chiến tranh không phải bằng tâm lý chấp nhận kẻ bạo cường, cam phận đội vòng kim cô ma mị , mong tồn tại trong thân phận thấp hèn, bị khinh rẻ trong thế giới văn minh. Đó chính là phải KHAI TÂM, PHÁT LỰC, TẠO THẾ, MỞ ĐẠO cho từng người Dân...
  • Quản trị Quốc gia - Một việc của toàn dân

    23/06/2014PSG, TS Phạm Duy NghĩaQuốc gia được quản trị không chỉ bởi Chính phủ. Muốn phòng và chống tham nhũng, làm sạch và mạnh bộ máy nhà nước, chí ít cần tới sự tham gia của một nền kinh tế với các công ty minh bạch, một giới báo chí có trách nhiệm định hướng dư luận và ngàn vạn hiệp hội dân sự giúp người dân nhận biết và học cách bảo vệ lợi quyền. Sau hai thập kỷ đổi mới Việt Nam đã đi qua luật chơi mới giữa bốn tác nhân: Nhà nước, Thị trường, Báo chí và Xã hội dân sự...
  • xem toàn bộ