Kinh tế Việt Nam 2030

Trần Lương thực hiện – Phóng viên độc lập tại Mỹ – 4 -4- 2014
10:37 SA @ Thứ Sáu - 25 Tháng Tư, 2014

Phỏng vấn TS. Alan Phan về những dự đoán và các kịch bản khác nhau cho nền kinh tế trong 15 năm tới.


PV: Ông từ chối không đưa ra dự đoán cho nền kinh tế nước nhà trong những năm tới. Ông có thể cho biết lý do?

Alan Phan: Muốn có một dự đoán khoa học tương đối chính xác, chúng ta cần những số liệu thống kê khả tín, và hiểu rõ những tác động của thị trường cùng các tham dự viên. Ở Việt Nam, những con số chính thức thường được ngụy tạo, thổi phồng; và yếu tố tác động lớn nhất lên nền kinh tế là từ chính sách của nhà cầm quyền, trung ương cũng như địa phương, sau bức màn tre. Tôi không nghĩ các chuyên gia có thể vượt qua rào cản này để dự đoán có một góc độ chính xác nào theo chuẩn thế giới.

PV: Nhưng ông lại đồng ý đưa ra dự đoán trong dài hạn, vào 2030?

Alan Phan: Về lâu về dài, các số liệu không đo lường chính xác lắm vì những biến chuyển liên tục của tình thế. Chúng ta có thể hình dung một tương lai rõ rệt hơn khi dựa trên những trào lưu (trends) của toàn cầu và Đông Nam Á (ASEAN), và những tác động tiêu biểu của đặc tính quốc gia. Tuy nhiên, phải nói ngay là định kiến chủ quan và trực giác của cá nhân sẽ là những nguyên tố chính tạo ra dự đoán. Do đó, nhiều chuyên gia thống kê sẽ không đồng thuận với phương cách này.

PV: Vậy vào khoảng 2030, tình hình tổng quan toàn cầu ra sao, theo ông?

Alan Phan: Tôi nghĩ trừ trường hợp có những đột phá về công nghệ cao, như Internet thời 80’s; hoặc chiến tranh lớn, hoặc một biến cố “thiên nga đen” (black swan), kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng theo tốc độ hiện nay, khoảng 4 đến 5% mỗi năm; cùng với vài khủng hoảng nhỏ từng vùng, không đáng kể. Thay đổi nhiều nhất có lẽ là Trung Quốc, từ XHCN chuyển qua một định chế “dân chủ vỏ bọc“gần giống Nga hiện nay: một nền kinh tế chính trị có hình thức tư bản nhưng thực sự được kiểm soát chặt chẽ bởi các đại gia liên kết với cựu quan chức an ninh (mafia-led oligarchs).

PV: Sự thay đổi ở cường quốc kinh tế số 2 Trung Quốc không có ảnh hưởng nhiều đến kinh tế thế giới?

Alan Phan: Sẽ gây ra nhiều thay đổi tại Trung Quốc, nhưng tựu trung thì đóng góp về GDP cho kinh tế toàn cầu vẫn không khác biệt lắm. Trong nước, thế lực chỉ đạo sẽ chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước sang các tài phiệt “thân hữu”. Thành phần trung lưu sẽ gia tăng theo tiến độ của trào lưu thế giới; người giàu sẽ giàu hơn rất nhiều; nhưng bù lại, người nghèo sẽ gặp khó khăn hơn trong việc mưu sinh.

PV: Còn Việt Nam? Chúng ta sẽ ở đâu trong bàn cờ này?

Alan Phan: Tôi nghĩ Việt Nam sẽ sao chép mô hình kinh tế như Trung Quốc và Nga, dù sẽ chậm hơn, và sẽ ở một mức độ nhỏ hơn.

PV: Như vậy, liệu thu nhập mỗi đầu người có cao hẳn và bắt kịp các nước láng giềng?

Alan Phan: Gánh nặng của bộ máy chánh phủ và sau này, đặc quyền của các nhóm lợi ích quá nhiều để Việt Nam có thể chạy nhanh trong cuộc đua kinh tế toàn cầu. Dù GDP mỗi đầu người vào 2030 có thể lên đến $6,700 (theo Goldman Sachs dự đoán, khoảng bằng Thái Lan hiện nay), chúng ta vẫn thua xa các nước ASEAN khác như Singapore, Mã Lai hay Brunei. Ngay cả Lào và Campuchia cũng sẽ qua mặt Việt Nam về thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, chúng ta có một lợi điểm là FDI sẽ tăng trưởng ấn tượng, dù có hay không có hiệp định TPP. Lý do là các nhà đầu tư ngoại sẽ chọn Việt Nam hơn là Trung Quốc vì đồng tiền của họ dễ gây ảnh hưởng trên chính sách và thị trường ở Việt Nam hơn là tại Trung Quốc. Bù lại, kinh tế Việt Nam càng ngày càng bị đô hộ bởi tiền và công ty ngoại.

PV: Như vậy, nền độc lập nước nhà sẽ bị đe dọa?

Alan Phan: Chúng ta vẫn tư duy theo lịch sử 100 năm trước. Mục tiêu của Tây Phương khi chiếm lãnh các thuộc địa là để khai thác tài nguyên và bòn rút các tài sản khác như lao động, thị trường… để làm lợi cho mẫu quốc. Họ đã dùng vũ lực, để chiếm đất và thực hiện ý đồ. Ngày nay, họ đạt mục tiêu rẻ hơn nhiều. Chỉ cần chia chác cho các quan chức lãnh đạo của những thuộc địa cũ.

Trên thế giới, ai cũng phải làm ăn với tư bản, trắng hay vàng hay đen. Kể cả các nước giàu như Singapore, Hàn Quốc…Điều quan trọng là phải làm sao thương lượng để lấy phần bánh lớn khả thi nhất cho quốc gia mình. Sau đó, phải có lương tâm để chia công bằng cho mọi tầng lớp dân chúng.

PV: Nhiều người cho rằng với những tệ nạn như tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, tình trạng suy thoái…bất ổn xã hội ở Việt Nam có thể tạo ra những con thiên nga đen rất lớn, tạo một đổi mới quan trọng về thể chế và liên hệ với Trung Quốc hay Tây Phương?

Alan Phan: Bất ổn sẽ có, nhưng tôi không nghĩ nó đủ mạnh để thay đổi nhiều vì năm lý do chính. Một là đảng Cộng Sản cầm quyền hiện có khoảng hơn 10 triệu đảng viên và gia đình (hơn 10% dân số), tạo một hậu thuẫn chắc chắn cho chế độ. Hai là quyền lực cảnh sát công an bao trùm khắp xã hội và đảng biết sử dụng vũ khí này khá hữu hiệu. Ba là trào lưu tiến bộ của khắp thế giới sẽ đem đến cho đa số người dân một mức sống cao hơn hẳn so với trước đây vì họ bắt đầu ở một vị trí rất thấp. Bốn là dân trí nói chung vẫn “ngu hơn lợn”. Sau cùng, các cường quốc có sức ảnh hưởng đến Việt Nam không thấy nhu cầu chính trị hay kinh tế để khuấy động vũng bùn.

PV: Vậy các vấn nạn như nợ xấu ngân hàng, bong bóng BDS, nợ công hay yếu kém của các doanh nghiệp sẽ tự động biến mất, không cần giải quyết?

Alan Phan: Tôi không nghĩ chánh phủ, hay tư nhân, hay ngay cả các nhóm lợi ích, biết cách để giải quyết vấn đề. Sau 5 năm, với lạm phát trung bình khoảng 10% hay qua một điều chỉnh tỷ giá, giá trị nợ xấu hay BDS sẽ giảm 50% và các thành phần liên quan sẽ tự điều chỉnh. Đây là hình thức gián tiếp để đa số người dân trả nợ dùm các đại gia, nhưng sau một thời gian dài, chẳng mấy ai nhớ đến thủ đoạn này. Còn nợ công, dù có tuyên bố phá sản như Argentina hay Zimbabwe, không ai có thể phát mãi tài sản của một quốc gia, nên rồi cũng huề cả làng.

PV: Xin ông tổng kết quan điểm của ông. Lạc quan hay bi quan cho một Việt Nam vào 2030? Và lời khuyên cho các doanh nhân?

Alan Phan: Chẳng có gì để lạc quan hay bi quan. Nói chung Việt Nam sẽ không hóa rồng hay quang vinh như các bác thích võ mồm. Nhưng cũng không tệ lắm nếu so sánh với các quốc gia nghèo và đói khổ ở Phi Châu.

Thêm vào đó, nếu chúng ta may mắn có được một chánh phủ có tầm nhìn xa rộng, biết hội nhập thực sự vào nền kinh tế thị trường và không “ích kỷ” lắm, thì Việt Nam có thể tìm được vài đột phá nhỏ và vượt qua Indonesia, Phillipines…

Riêng với các bạn doanh nhân, sự thành công hay thất bại vẫn tùy thuộc phần lớn vào cố gắng cá nhân. Tìm một sản phẩm mình đam mê, nghiên cứu cẩn thận về mô hình, kế hoạch, thị trường, chuẩn bị cho mọi rủi ro…rồi dồn hết tâm trí và ý chí để phát triển. Sớm hay muộn, bạn sẽ đến đích.

PV: Xin cám ơn ông.


TS. Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế

    05/03/2016GS. Trần Hữu DũngĐa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn. Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc Ấn Độ, người được trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này...
  • ‘Điểm sáng kinh tế’ năm 2014: Tầm nhìn và Hành động

    31/03/2014Nguyễn Tất ThịnhTheo định kỳ, Trường Doanh nhân PTI tổ chức hội thảo giữa các Doanh nhân, nhà quản lý với các chuyên gia kinh tế Chính phủ và tư vấn Doanh nghiệp. Trong bài này tôi không dẫn lại ý kiến, sô liệu ( chúng ta rất dễ tìm kiếm trong các nguồn khác nhau ) của họ mà bổ xung các tổng hợp các yếu tố được xem thực sự là ‘điểm sáng kinh tế năm 2014’ giúp các bạn Doanh nhân tham khảo thêm...
  • “Chỉ hội nhập kinh tế thuần túy là không đủ”

    13/03/2014Kim Thái“Rất mong Đại hội kỳ này tìm ra được điểm hợp lý để cân đối giữa cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Invest Consult Group, bày tỏ nhân cuộc trò chuyện với VnEconomy, trong dịp Đại hội Đảng XI diễn ra tại Hà Nội...
  • Cứu nền kinh tế đang "nguội dần"

    12/03/2014PGS. TS. Võ Đại LượcNền kinh tế đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nợ xấu vẫn tăng và không tính được con số cụ thể hiện nay. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, đóng cửa tiếp tục tăng với mức độ nghiêm trọng hơn năm 2012 và quan ngại hơn, gần 70% doanh nghiệp đang hoạt động không có lãi hoặc lãi rất thấp...
  • Định hướng chiến lược cho kinh tế xã hội Việt Nam

    05/03/2014Nguyễn Tất ThịnhThật sự là ở Việt Nam đã có rất nhiều các nghị sự và hội thảo về xã hội, kinh tế, quản trị Nhà nước….Các giới từ quan chức, tri thức, Doanh nhân đến mọi tầng lớp Nhân dẫ đều đã trực tiếp cảm nhận thấy một cách đa dạng và đi đến hiểu được bản chất của những điều không ổn, hư hỏng đã diễn ra trong nền kinh tế Đất nước rồi!
  • Rủi ro nhất của khủng hoảng kinh tế là để xã hội bất ổn

    30/09/2013Cẩm Thúy (thực hiện)Trao đổi của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt với PV báo Đại Đoàn Kết, xoay quanh câu chuyện về những vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó nổi lên việc đánh giá thế nào về nền kinh tế đất nước hiện nay.
  • Văn hóa và toàn cầu hóa: Vài phân tích kinh tế

    19/05/2013TS. Trần Hữu DũngBài gồm 5 phần chính. Phần I phân tích văn hoá như một sinh hoạt sản xuất và tiêu dùng. Đây là tiếp cận kinh tế có thể nói là vi mô, ảnh hưởng đến phúc lợi của cá nhân cảm thụ (người “tiêu dùng” văn hoá). Phần II đặt vấn đề: có thể phán đoán thị hiếu không? Cụ thể, nếu văn hoá “bình dân”, “phổ thông” là kém hơn văn hoá “ưu tú” thì toàn cầu hoá  sẽ làm văn hoá tốt hơn hay tệ hơn? Phần III sẽ nói đến vấn đề toàn cầu hoá và dân tộc tính của văn hoá. Phần IV sẽ bàn về ảnh hưởng của toàn cầu hoá trên liên hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế. Phần V là kết luận...
  • Kinh tế toàn cầu bị điều khiển bởi tinh thần động vật

    30/10/2012Trịnh Thanh Thủy dịchCần phải nhắc lại những bài học của cuộc Đại Suy thoái những năm 1930, phải thấu hiểu những bài học ấy để biết việc gì nên làm ngay bây giờ...
  • Chữa chứng bệnh "không biết đường kinh tế"

    04/03/2012Phan Bội Châu (1927)Nếu có ai hỏi rằng: nước vì sao mà mạnh, dân vì sao mà giàu? Thời tôi xin trả lời rằng: "Nguồn bể phú cường chỉ cốt ở đường kinh tế".
  • Không thể làm kinh tế theo chiều gió…

    02/02/2011Huy NamChuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ là định hướng chiến lược mà vị chủ tịch xã đã giới thiệu với tôi trong một lần gặp gỡ hồi đầu năm 2010. Sau khi “phân tích” nhiều nội dung phức tạp về lợi thế so sánh, giá trị tăng, thu nhập đầu người, giữa lĩnh vực thương mại so với nông nghiệp, ông kết luận tỉ trọng đóng góp của ngành kinh tế này vào cơ cấu ngân sách đã vượt xa nông nghiệp...
  • Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam 5 năm tới

    25/01/2011Kim TháiToàn bộ sản phẩm của nền kinh tế tương lai của Việt Nam trong 2-3 năm tới lệ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế phương Tây, tức là phương Tây mới là thị trường của các sản phẩm của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong 2-3 năm tới, nền kinh tế Việt Nam chưa nhìn thấy sự phát triển thoả mãn kỳ vọng của chúng ta về phát triển kinh tế...
  • Tầm quan trọng của các thuật ngữ kinh tế

    10/12/2010Phạm Hải VũTôi muốn được đi sâu hơn nữa vào khái niệm “governance”, một khái niệm hiện chưa được tiếng Việt biết đến vì… quá mới. Việc dịch lại nó theo nghĩa “quản trị” hay “quản lý” đều không diễn tả được nội hàm của thuật ngữ.
  • Vẫn theo kiểu của nền kinh tế quản lý tập trung

    28/10/2010TS. Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcNếu coi thực tiễn là thước đo của chân lý, thì vụ Vinashin chính là một căn cứ không thể bác bỏ, để không chỉ đoạn tuyệt với vai trò chủ đạo, chi phối của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bằng ý chí quyền lực nhà nước, mà quan trọng hơn, trả nó về đúng chức năng kinh doanh độc lập của nó...
  • Một số luận điểm về phát triển kinh tế - xã hội trong cương lĩnh cần thay đổi và điều chỉnh

    16/10/2010TS. Hồ Bá ThâmCần đổi mới, thay đổi hoặc làm rõ hơn, các luận điểm, sau đây:
    - một trong những đặc trưng của CNXH là thiết lập quan hệ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu dựa trên một trình độ lực lượng sản xuất hiện đại.
    - về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò nền tảng của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
    - mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
  • Khi kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản

    30/08/2010Thái Bình (Tổng hợp)Sau ba thập niên tăng trưởng ngoạn mục, đến quý 2 năm nay kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế nhất ở châu Á, thứ hai thế giới, sau Mỹ. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu, đến các quan hệ trong vùng Đông Á và Đông Nam Á?
  • Kinh tế học tổ chức

    25/08/2010Quyển sách mỏng trình bày một bản sơ kết phân tích kinh tế về các tổ chức, một chuyên ngành phát triển mạnh trong giai đoạn gần đây. Phụ lục của sách là bài phỏng vấn Williamson, tác giả được giải Nobel Kinh tế năm 2009, làm rõ vai trò của thị trường và tổ chức theo cách nhìn của trường phái tân thể chế...
  • xem toàn bộ