Kinh tế chia sẻ chính là chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông?

09:02 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Mười, 2018

Ngày 18/10/2018 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nền kinh tế chia sẻ - Kinh nghiệm kinh doanh đắc nhân tâm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa” với các diễn giả được mời là ông Nguyễn Đình Thành – Giám đốc điều hành Công ty CSCI Indochina, ông Phạm Nam Long và bà Nguyễn Hoàng Anh – đồng sáng lập startup Abivin. Các diễn giả đã chia sẻ những góc nhìn thú vị và bổ ích về nền kinh tế chia sẻ...


Ông Phạm Nam Long và bà Nguyễn Hoàng Anh - các đồng sáng lập của Startup Abivin cùng ông Nguyễn Đình Thành - Giám đốc điều hành Công ty CSCI Indochina

Kinh tế chia sẻ thực sự bùng nổ trong thời đại vạn vật kết nối

Theo ông Nguyễn Đình Thành, chia sẻ không hề là khái niệm mới. Cụ thể như cho ai đó đi cùng xe, đón khách về căn hộ nhàn rỗi, làm những việc vặt cho ai đó… là những việc hết sức bình thường. Cái mới nằm ở chỗ, trong “kinh tế chia sẻ”, ta không giúp bạn bè miễn phí mà cung cấp dịch vụ cho người lạ để kiếm tiền cho mình.

Kinh tế chia sẻ đã thực sự bùng nổ trong thời đại Internet kết nối vạn vật. Đó là “chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông” như chuyên gia Arun Sundararajan – tác giả cuốn sách “Nền kinh tế chia sẻ - sự kết thúc của việc làm và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông”. Khi trao đổi thương mại ngang hàng làm phai mờ những ranh giới giữa cá nhân và chuyên nghiệp thì điều đó tác động ra sao lên nền kinh tế, xã hội và luật lệ của chính phủ?

Những thực tế của Uber, Grab và mới đây là GoViet cho thấy, bất cứ ai có nhu cầu đi taxi thay vì gọi điện thoại vào số tổng đài của một hãng taxi truyền thống nào đó đều có thể gọi được một chiếc xe đang rỗi khách đã đăng ký với Uber, Grab, GoViet ở gần mình nhất qua điện thoại thông minh và thực hiện hành trình dự kiến của mình với giá cả biết trước.

Những người chạy xe ôm bằng ứng dụng Grab trên điện thoại thông minh hiện rất đông đả

Kinh tế chia sẻ không chỉ thấy với các dịch vụ như Uber, Grab, GoViet về dịch vụ gọi xe mà còn với nhiều thứ khác như nhu cầu thuê phòng trọ, khách sạn, cho thuê vật dụng, làm thuê theo giờ… Với điện thoại thông minh trở nên phổ biến, bất kỳ ai sở hữu nó đều có thể tìm ra khách hàng và đối tượng cung cấp dịch vụ cho mình trong khoảng cách gần nhất.

Đương nhiên, điều có thể nhận thấy qua các dịch vụ như Uber, Grab, GoViet là họ phải tạo lập được đám đông khách hàng đi xe và cộng đồng những người có xe để cung cấp dịch vụ. Những kết nối giữa hai cộng đồng này sẽ tạo nên dịch vụ và công việc của Uber và Grab là cung cấp thuật toán để tự động tìm kiếm ra chiếc xe nào gần nhất đang rỗi khách cho khách hàng có nhu cầu.

Đương nhiên, Uber, Grab, GoViet sẽ thực sự cạnh tranh với các hãng taxi truyền thống bởi có thể gọi xe rất thuận tiện mọi nơi, mọi lúc. Song taxi truyền thống cũng không hề mất đi nhưng cũng chỉ trụ lại với những thương hiệu nổi tiếng, đẳng cấp. Tương tự, các dịch vụ tìm phòng trọ, khách sạn rẻ tiền trên mạng cũng không hề cạnh tranh với các khách sạn đẳng cấp bởi đây là phân khúc dành cho khách hàng sẵn sàng chi trả để được phục vụ với chất lượng cao.

Cơ hội cho các startup biết quản trị

Theo ông Phạm Nam Long, kinh tế chia sẻ chính là môi trường thuận lợi cho các bạn trẻ khởi nghiệp (startup). Trong các cấu thành của một startup có 3 yếu tố là công nghệ, quản trị và truyền thông sau khi có một ý tưởng kinh doanh rõ ràng. Tuy nhiên, công nghệ không phải là yếu tố quyết định bởi rất nhiều người đều có thể có ý tưởng độc đáo cho mình và đưa ra công nghệ để thực thi ý tưởng đó. Song điều mà các nhà đầu tư mạo hiểm có quyết định rót vốn vào các startup hay không phụ thuộc vào năng lực quản trị của chính các startup đó.

Qua kinh nghiệm thực tế của Abivin khi được Shark Dzung Nguyễn đầu tư 200.000 USD chính là năng lực quản trị vì công nghệ là do ông Nam Long chủ trì triển khai thực hiện nhưng việc quản trị phải là do bà Nguyễn Hoàng Anh thực hiện một cách chuyên nghiệp. Abivin hiện là một doanh nghiệp phát triển các giải pháp phân tích và tối ưu hóa dữ liệu cho những tập đoàn hàng đầu thế giới. Phần mềm quản lý vận tải tối ưu của Abivin gồm 2 thành phần chính: web app dành cho người quản lý và mobile app dành cho nhân viên giao hàng.


Một buổi tọa đàm về khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhận xét về phong trào khởi nghiệp mà Chính phủ đang kỳ vọng với lớp trẻ Việt Nam những năm gần đây, ông Nguyễn Đình Thành cho rằng, trước khi muốn thực sự làm chủ cho những khát vọng của chính mình thì nên phấn đấu trở thành những người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các doanh nghiệp khác. Sau quá trình này, khi đã hội đủ các kiến thức cả về chuyên môn và quản trị thì bắt tay vào khởi nghiệp cho mình cũng chưa muộn. Và một lần nữa cũng phải nhắc lại, sự thành công hay không của các startup chính là yếu tố quản trị và đó chính là sự thuyết phục lớn nhất của các startup với các nhà đầu tư cho họ.

Riêng về yếu tố đắc nhân tâm, ông Nguyễn Đình Thành cho biết, trong nền kinh tế chia sẻ thì công nghệ không phải là tất cả mà mọi dịch vụ đều phải đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Chính sự hài lòng của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định để các dịch vụ trong nền kinh tế chia sẻ lớn mạnh và phát triển được thị trường của mình.

Một vài thông tin về các diễn giả:

Ông Nguyễn Đình Thành là thạc sĩ quản trị văn hóa, tốt nghiệp ĐH Paris Dauphine (Pháp). Ông có kinh nghiệm trong các lĩnh vực truyền thông, marketing, văn hóa doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh, tổ chức sự kiện, xây dựng thương hiệu... Ngoài ra, ông cũng là một dịch giả uy tín và là tác giả cuốn sách chuyên khảo về truyền thông "Thần thoại PR". Ông là diễn giả của nhiều chương trình truyền thông tại Hà Nội, TPHCM và là khách mời của nhiều chương trình truyền hình của VTV, VTC...

Ông Phạm Nam Long từng là học sinh chuyên toán tại ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó đi du học tại Anh và từng đạt Huy chương đồng Tin học Quốc tế năm 2007 trong đội tuyển của nước Anh. Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính tại ĐH Cambridge, ông từng làm việc cho Google trước khi về Việt Nam khởi nghiệp với công ty Abivin. Năm 2015, ông được lọt vào danh sách 30 gương mặt trẻ tiềm năng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.

Bà Nguyễn Hoàng Anh từng học chuyên ngữ của ĐH Quốc gia Hà Nội. Sau đó, bà tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế tại ĐH Đông Nam Phần Lan. Bà từng làm việc cho một công ty về dịch vụ logistics và công ty phần mềm có trụ sở chính tại Silicon Valley. Bà là đồng sáng lập công ty Abivin với ông Phạm Nam Long - chồng mình.

Nguồn:Viettimes
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam

    16/10/2018Ths. Nguyễn Phan Anh, Đại học Thương MạiThời gian gần đây, thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” được đưa ra bàn luận trên nhiều diễn đàn kinh doanh và thương mại điện tử. Mô hình này đã nhận không ít lời tán dương của giới nghiên cứu và doanh nghiệp...
  • Về một nền kinh tế - văn hóa “chia sẻ”

    14/10/2018Nguyên Cẩn“Có tài lợi, nên tùy phận chia sớt cho nhau”. Đó là nền tảng văn hóa của kinh tế chia sẻ hay Chủ nghĩa Lục hòa 1.0...
  • Những ẩn dụ của chủ nghĩa tư bản

    04/04/2015Đỗ Minh TuấnMỗi dân tộc, mỗi cá nhân đều mắc bẫy trong những ẩn dụ riêng, vướng mắc vào những mạng lưới ý nghĩa mà những cộng đồng, những cá thể tự giăng mắc cho mình, ở đó, nó vừa cảm thấy cuộc đời trở nên có ý nghĩa và đầy sinh khí, lại vừa thấy chật chội và tù túng muốn cải cách, đổi thay...
  • Đã đến lúc châu Á viết lại chủ nghĩa tư bản

    23/03/2014Chandran Nair (Quốc Thái dịch theo FT)Thành công của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tàn phá trong thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng của thế kỷ XXI: thảm họa biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Châu Á đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng này.
  • Cuộc khủng hoảng tư tưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây

    16/07/2011Joseph E. StiglitzTôi là một trong số những người từng hi vọng rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ dạy cho người Mĩ (và cả một số người khác nữa) bài học về sự kiện là cần phải có nhiều công bằng hơn, nhà nước phải can thiệp nhiều hơn, và phải có sự cân bằng hơn giữa nhà nước và thị trường.
  • Chủ nghĩa tư bản thân hữu

    20/10/2010TS. Nguyễn Sĩ DũngNhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), TS Nguyễn Sĩ Dũng có bài bàn về chủ nghĩa tư bản thân hữu, một thứ quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia...
  • 7 đại xu hướng 2010 - Sự Vươn Lên Của Chủ Nghĩa Tư Bản Có Ý Thức

    05/01/2010Bảy xu hướng lớn làm thay đổi công việc, đầu tư và cuộc sống của bạn. Chúng ta đang đón nhận một sự thay đổi trong kinh doanh – nhìn nhận một cách sâu xa thì đó là thành tựu của công nghệ thông tin và chính trị toàn cầu...
  • Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa Tư bản của Max Weber

    23/07/2009Trần Hữu Quang - Bùi Văn Nam SơnQuyển sách mà độc giả đang cầm trên tay bao gồm công trình chính là "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" mà Max Weber viết vào năm 1904-1905 (in trong "Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik", tập XX, 1904, quyển 1, tr. 1-54, và tập XXI, 1905, quyển 1, tr. 1-110), và có sửa chữa, bổ sung vào năm 1920.
  • Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng

    17/03/2009Amartya Sen, TS. Nguyễn Quang A dịchCâu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi cuộc khủng hoảng đang lan rộng hay không? Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ, những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn...
  • Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

    29/09/2008Minh Bùi tổng hợpQuyển "Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới. Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành...
  • Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0

    11/03/2008Nguyễn Đình Huy dịchTrong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho cộng sản một cách thẳng thắn và dứt khoát. Đây là một cuốn sách cần thiết về một chủ đề hệ trọng... (Bill McKibben)
  • Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu

    08/06/2007George SorosNếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm.
  • Henry Ford – chủ nghĩa tư bản và kinh tế toàn cầu

    23/08/2005Trần Cao Dũng (sưu tầm)Vào năm 1914, Henry Ford, một trong những nhà công nghiệp vĩ đại nhất, nhà tư bản giàu có nhất, đã làm sững sờ cộng đồng kinh doanh Mỹ với lời tuyên bố rằng tất cả nhân viên của Ford Motor Company sẽ được trả lương gấp 2 lần so với mức lương của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. ...
  • xem toàn bộ