Kim Ngưu - Trâu vàng

10:00 CH @ Thứ Sáu - 05 Tháng Hai, 2021

Kim Ngưu là tên sông, tên hồ hay tên đền?

Là cả ba! Tất cả đều có thật trong thực tế song Trâu Vàng bắt đầu từ huyền thoại. "Sông Kim Ngưu từ trại Yên Lãng, huyện Vĩnh Thuận chảy qua các huyện Thọ Xương,Thanh Trì,Thường Phúc, Phú Xuyên, quanh co hơn 80 dặm rồi hợp vào sông Nhuệ. Tương truyền Cao Biền xưa muốn phá núi Lặn Khả, có trâu vàng trong núi xổng ra về ẩn ở Hồ Tây. Trâu chạy đến đâu thành sông đến đấy, nhân đó mà gọi tên sông . Đối chiếu với bản đồ Hà Nội vẽ năm 1831 thì sông Kim Ngưu vốn tách từ sông Tô chỗ làng Láng chảy về phía đông, men theo lũy đất của vòng thành thử hai mà ngày nay là đường Giảng Võ rồi qua cầu Dừa, qua ô Đồng Lầm, nhận thêm nước từ vùng hồ Bảy Mẫu rồi tách ra một nhánh chảy xuôi qua làng Thịnh Liệt đổ về phía Nam, còn dòng chính vẫn chảy theo hướng đông qua cầu Dền, xuống ô Đống Mác, chạy theo đường cánh cung men đê sông Hồng, vòng quanh phía đông của làng Vĩnh Tuy rồi nhập vào sông Lừ chỗ đền Lừ, chảy xuống địa phận các huyện Thanh Trì,Thường Tín...

Cũng sách nói trên, mục ghi chép về các bến đò có đoạn: "Đò dọc Thịnh Liệt: ờ bến Kim Ngưu thuộc huyện Thanh Trì đi từ bên này đến bến Tương Trúc, về mùa hạ thu, nước sông lên to có thể đi đò suốt đến bến Vạn Điểm huyện Thượng Phúc . Như vậy, có một thời đò đọc có thể đi suốt từ làng Sét xuống tận chỗ nhà máy đường Vạn Điểm ở huyện Thường Tín. Đó chính là một nhánh sông Kim Ngưu cổ. Còn ngày nay, mọi người gọi khúc sông thẳng băng từ cuối phố Lò Đúc qua cầu Mai Động đến đền Lừ là sông Kim Ngưu thì đó là đoạn sông mới đào khoảng những năm 1960 trên cơ sở các mương lạch và ao dầm. Còn hồ Trâu Vàng - Kim Ngưu là hổ nào? - Đó là Hồ Tây! Cái tên này do huyền thoại Minh Không mà các sách sưu tập cổ tích đều có chép. Vị cao tăng Minh Không sang chữa bệnh cho con vua phương Bắc; để tạ ơn hoàng tử được khỏi bệnh, vua cho Minh Không vào kho, muốn lấy gì và bao nhiêu cũng được. Minh Không hóa phép khiến cả kho đồng đen thu gọn trong tay nải rồi ra bờ bể thả nón tu lờ làm thuyền chờ về nước, đem đúc chuông. Chuông đúc xong, đánh thử mấy tiếng, thấy Trâu Vàng từ phương Bắc chạy sang, lồng lộn tìm mẹ vì đồng đen là mẹ vàng , dẫm nát một khu đất sụt thành hồ. Phải ném quả chuông xuống hồ cho trâu khỏi lồng lên. Từ đó Trâu Vàng ẩn dưới đáy hồ và hồ có tên hồ Kim Ngưu, có khi gọi tắt là hồ Ngưu. Thơ cổ có câu: Ngưu hồ dĩ biến tam triều cục, tức Hồ Trâu đã đổi qua ra triều , ”cục" là lấy ý từ câu chuyện nói trên.

Miếu Kim Ngưu

Đền Kim Ngưu lại có sự tích xa xưa hơn nữa. Đó là ngôi đền bên cạnh Phủ Tây Hồ hiện tại rất nối tiếng. Sách Lĩnh Nam chích quái có tới 2 cách kể khác nhau. Trong “ Truyện Hồ tình” thì kể rằng thời Lạc Long Quân có cáo chín đuôi quấy rối dân vùng đất nay là Hồ Tây. Long Quân đã cho trâu vàng xuồng hồ diệt trừ tinh và cho lập đền thờ trâu bên bờ hồ.

Đến truyện thứ hai "Truyện Trâu Vàng núi Tiên Du" lại kể: "Núi Tiên Du có Trâu Vàng, nửa đêm thường tỏa sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu. Trâu bỏ chạy húc vào đất làm sụp đất. Nơi đó là thôn Húc sau này. Trâu chạy qua địa phận Văn Giang, qua các xã, đi men phủ Lý Nhân, tới sông Tô Lịch. Thuở đó, Cao Biền hay cưỡi rồng bay trên không để yểm các thắng cảnh. Biển thấy trâu đi vào Dâm Đàm, nay là Tây Hồ rồi không thấy trâu đâu nữa. Người xưa đã có thơ rằng:

“Kim Ngưu do ẩn tại hồ trung

Thuỷ hạt nan tầm bất kiến tung…”

Tạm dịch:

“Trâu vảng còn ẩn tại hồ sâu

Nước cạn mong tìm chẳng thấy đâu…”

Như vậy theo Lĩnh Nam chích quái thì con Trâu Vàng có từ núi Tiên Du chạy sang, tới Hổ Tây thì biến xuống hồ (tức là khi đã có Hổ Tây) và đó là đời Cao Biền tức thế kỷ thứ IX.

Cũng là chuyện Trâu Vàng mà có nhiều cách giải thích! Nhưng có sao đâu, truyền thuyết dân gian có nhiều dị bản là chuyện thường tình. Vấn đề là giải mã ý nghĩa mà người xưa gửi gắm trong truyện. Xét sâu xa thì có lẽ truyền thuyết Trâu Vàng có gốc là sự giao thoa văn hóa giữa các tộc Bách Việt và các tộc Phi Hán thuở xa xưa. Bởi tại những vùng đất mà ngày xưa là địa bàn cư trú của những tộc Ba Thục, Bách Việt ờ phía Nam sông Hoàng Hà (phía Bắc là địa bàn tộc Hán) có phong tục đúc hình con trâu bằng kim khí để trấn yểm. Theo sách Từ nguyên thì vì lẽ đó mà nhiều nơi nhung Quốc có tên Kim Ngưu.

Tỉnh Tứ Xuyên có một hẽm núi tên là eo Kim Ngưu, ở thành phố Vũ Xương có gò Kim Ngưu cương, ở Thường Châu có đầm Kim Ngưu đang ở Hàng Châu có Tây Hồ cũng gọi là Kim Ngưu hồ. Tất cả các tỉnh thành này đều ửng với vùng thưở trước là đất Bách Việt, Ba Thục tức vùng phi Hán tộc. Tất không phải do ngẫu nhiên. Có thể nghĩ là ở khu vực từ Trường Giang đổ xuôi xuống Nam thời cổ sơ có tục đúc trâu vàng (đồng) để trấn yểm. Tục đó ờ địa phương được giải thích theo mỹ cảm của từng dân tộc cũng như theo điều kiện lịch sử của từng thời điểm. Như ở Hồ Tây của chúng ta, Trâu Vàng được coi là thần trấn áp cáo chín đuôi từ thời Lạc Long Quân, rồi trở thành có quê quán cụ thể là núi Tiên Du, sau di cư sang Hà Nội, hoặc có gốc từ bên Tàu nhưng sang tìm mẹ ở đất Việt. Truyền thuyết dân gian biến hóa theo dòng chảy của cuộc đời tựu trung Trâu được coi là một con vật thiêng có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Tín ngưỡng thờ trâu vàng là một tín ngưỡng tích cực, phù hợp với nguyện vọng cầu mong một cuộc sống yên ổn của nhân dân xưa. Đền thờ Trâu Vàng bên bờ Hổ Tây là một biểu hiện vạt chất của tín ngưỡng và nguyện vọng đó. Trên bản đồ Hà Nội vẽ năm l973 vẫn còn ghi địa điểm đền Kim Ngưu ở đầu doi đất Tây Hồ.

Ngoài các chuyện tâm linh đó ra, trong thực tế cuộc sống ngàn đời của người dân Việt trồng lúa thì trâu cũng có một đời sống đặc biệt. Đối với nông dân Việt, con trâu là đầu cơ nghiệp'. Con trâu tính lại lành hiền, từ bao đời kể tử khi được thuần hóa đã trở thành bạn của nhà nông, thân thiết tới mức được coi như đồng đẳng. Ca dao có câu: Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa, rõ ràng là đã cung cấp một cách nhìn, một nhận thức về vai trò và vị trí của ba thực thể liên kết, gắn bó với nhau, quan trọng như nhau trong lao động sản xuất nông nghiệp. Cho nên ngợi ca trâu, thần linh hóa con trâu cũng là điều tất yếu của quá trình nhận thức tư duy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đối đáp bằng tục ngữ Con Trâu

    25/01/2009Thủy TậpCó hai vợ chồng nhà nọ hồi nhỏ là mục đồng, lớn lên đều theo nghề lái trâu, nên tục ngữ về con trâu rất... giàu. Mới 28 tết, mà anh chồng đã say khướt, đi đâu gần nửa đêm mới về, bị chị vợ “phang” cho...
  • Thư của bò gửi cho trâu

    24/01/2009Lê HoàngTrâu thân mến!
    Tớ viết thư này cho cậu trong tâm trạng tuyệt vọng vô cùng. Chắc cậu cũng hiểu, tuy hình thức có đôi chút khác nhau, nhưng về cơ bản, hai ta có quá nhiều điểm tương đồng, nếu không nói là sự tương đồng duy nhất. Cậu rõ ràng là người bạn đầu tiên và cuối cùng của tớ trên thế gian này...
  • Trâu ơi, ta bảo trâu này…

    21/01/2009Chánh KhảiTừ ngàn xưa, với những nước nông nghiệp như Việt Nam có lẽ không hình ảnh loài vật nào gần gũi và thân thương bằng con trâu. Con trâu, mảnh ruộng đã gắn bó mật thiết với đời sống nông dân. Trâu như người thân trong nhà, bởi nó bảo đảm cuộc sống cho chủ, mang lại sự no ấm và còn là phương tiện vận chuyển hữu hiệu.
  • Năm con trâu & lớp trẻ

    20/01/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngNăm Kỷ Sửu 2009 là năm con trâu. Con trâu nhắc chúng ta nhớ đến nghề nông, nhớ đến câu thơ: "Ông lão dong trâu đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày". Thực ra, đó là một câu thơ đã được người đời cải biên đi một ít.
  • Con trâu và chuyện “Tam nông”

    16/01/2009Dương Trung QuốcNhắc đến con trâu lại nhớ đến những ngày sôi nổi chuẩn bị cho SEAGAME tổ chức tại Việt Nam. Cuộc tranh luận để tìm chọn “vật linh” biểu tượng cho giải thi đấu này “gút lại” là con Trâu và chú Tễu. Rốt cuộc con trâu đã được chọn...
  • Thư của người gửi trâu-bò-gà

    02/12/2008Lê HoàngCác em thân mến! Ta đã đọc kỹ ba lá thư của ba em gửi cho nhau. Xin các em đừng giận, không có gì mà người không dám làm, kể cả việc đọc trộm thư...
  • xem toàn bộ