Kiến thức giả

09:59 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Giêng, 2019

Hàng ngày chúng ta nghe báo chí nói nhiều về hàng giả: hàng hiệu giả, rau quả giả , thực phẩm giả… Nhưng ít thấy ai nói về kiến thức giả, dù rằng kiến thức giả là một hiện tượng lớn...

Trong pham vi bài này, chúng ta chỉ dùng các từ “kiến thức” và “giả” theo cách mọi người hay dùng hàng ngày, chẳng có gì đặc biệt cả. Cho nên, các bạn không nên nghĩ về hai từ này như là hai từ triết lý, vì triết lý đến tận cùng như triết l‎ý Phật gia thì mọi kiến thức đều là giả. Hết chuyện nói.


Không biết chuyện mà cứ nói như là mình biết, đó là giả. (Và chữ “biết” trong câu này cũng là chữ tương đối ta dùng hàng ngày, không phải là chữ “biết” triết lý).

Hãy lướt qua các kiến thức giả ta thường thấy hàng ngày, theo mức độ lớn nhỏ ta thấy, lớn trước nhỏ sau:

1. Lảm nhảm các từ chính trị dù rằng mình biết là nó chẳng nghĩa l‎ý gì trong thực tế, hoặc mình chẳng hiểu nó là gì.

Điều này thì ta thấy trên báo chí, diễn văn, và bài vờ có mùi chính trị trên Internet hàng ngày. Trong các nơi chứa kiến thức giả, thì chính trị là nơi có nhiều nhất. Vẹt nói rất nhiều.

2. Kế đến là các từ tôn giáo, nhất là các từ tôn giáo trong các bài viết chính trị.

Người viết thường là chẳng hiểu tí gì về các từ dùng, hoặc là cố tình dùng nó phản lại ‎nghĩa nguyên thuỷ của nó.

3. Mở miệng ra là “Tử nói”, “Phật nói”, “Decartes nói,” “Pascal nói”… mà không biết rằng câu nói đó chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện đang nói.

4. Nói chuyện theo công thức.

Nguyên một bài diễn văn hai tiếng đồng hồ, có thể chỉ là một con số zero to tướng, vì chỉ toàn là khẩu hiệu (chính trị) cộng lại, như là một công thức toán cộng, chẳng có nghĩa lý gì cả, người nghe chẳng nắm được điều gì cả ngoại trừ những khẩu hiệu và công thức rỗng tuếch nghe đã vài nghìn lần, như là: dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, phát triển dân chủ cơ sở, nhân quyền nhân bản, tư bản xã hội, tự do kinh tế, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tự do ngôn luận, dân chủ tự do, công bình bác ái… kiểu AQ đọc diễn văn. Như là dùng computer chọn các khẩu hiệu và công thức bẳng cách may rủi và ghép lại theo cách may rủi, sau đó lên cầm micro đọc. Lâu lâu có dịp tra tấn thiên hạ.

(Nói thì dễ rồi, nghe được năm này qua năm kia mới là siêu! Mà người nói có biết là họ nói vẹt không, hay là họ thực sự hiểu được họ nói gì, mà không ai khác thấy gì cả?).

5. Mới học được đâu đó vài ba chữ mới, xổ ngay ra một chùm,trong khi chính người nói cũng chưa thật sự hiểu được nó là gì, vì mới đọc được loáng thoáng đâu đó.

6. Thích xổ cổ ngữ và ngoại ngữ dù mình chưa hiểu đến nơi.

Trong văn hóa thế giới, đôi khi mình phải kèm theo ngoại ngữ để người đọc hiểu đúng ý mình, vì nói về một câu chuyện ở Đức chẳng hạn, thì một số từ tiếng Việt không đủ chính xác để diễn tả, phải kèm theo tiếng Đức. Đó là chuyện đương nhiên. Ở đây, ta chỉ muốn nói đến các vị thích xổ La Tinh, Hán ngữ, ngoại ngữ cho dù rằng mình chẳng hiểu được sâu xa chữ mình nói.

7. Biết chỉ được một tí, mà nói là biết nhiều.

Vi dụ: “Tôi chắc chắn chuyện này nó phải thế này”, thay vì: “Theo kinh nghiệm của tôi trong hai năm nay, thì chuyện này thường là thế này. Có ngoại lệ không thì tôi chưa được gặp.

Hay là: “Kiến thức của thầy về việc này chỉ tới đó. Mai này em có thể học cao hơn và nghiên cứu cao hơn. Rồi lúc đó em cho thầy biết kết quả nghiên cứu của em.

8. Cứ lôi các câu trong sách ra nói, nhất là sách cổ, mà chẳng hiểu gì hoặc chẳng giải thích rõ thêm được gì.

Đây là do lối học từ chương, học thuộc lòng như vẹt mà ra. Nếu không giải thích được cho người nghe, thì đó là vì mình dốt chứ không phải người nghe dốt. Làm ơn tôn trọng sự thông minh của người nghe, và thành thật với cái dốt của mình.

9. Nói mà không ai hiểu được mới giỏi.

Thường là người viết/nói cũng chẳng biết mình viết/nói gì. Nhưng như thế mới là thông thái!

Qui luật viết/nói ngày nay: Tôi viết cho bạn, hoặc nói với bạn, mà bạn không hiểu, thì đó là do tôi viết tồi nói tồi, chứ không phải vì bạn đọc tồi nghe tồi.

Kiểu kiến thức ngày xưa của các ông đồ nho nói chữ Hán dân quê không hiểu tí gì và phục sát đất, thời bán khai đó đã qua rồi. Ngày nay, anh nấu ăn mà tôi ăn không ngon là anh nấu tồi, chứ không phải tôi ăn tồi. Anh nói tôi không hiểu , đó là vì anh không biết nói, chứ không phải tôi không biết nghe.

Các bạn có thể thêm vào vài ví dụ nữa về vấn đề kiến thức giả.

.

Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần thành thật.

Thành thật là khởi nguồn của trí tuệ.

Thành thật với chính mình để biết kiến thức của mình đến đâu, mình biết đến đâu, và đâu chưa biết.

Rồi thành thật với mọi người, biết đến đâu nói biết đến đó, điều gì chưa chắc thì nói là chưa chắc, điều gì chưa biết thì nói là chưa biết.

Chỉ một chữ “thành thật” thôi, có gì phức tạp đâu. Sao mà khó quá vậy? Sao mà nhiều vấn đề quá vậy?

Nếu chúng ta tiếp tục để kiến thức giả phát triển quá nhiều trên đất nước, kiến thức thật sẽ tiếp tục bị ngộp thở mà chết, như là cây tốt bị chết ngợp giữa đám cỏ hoang.

Các vị giáo chức bị buộc phải dạy các em những điều mình không tin hay chưa tin, vì mình chưa nắm vững vấn đề hoặc mình tin là nó sai, các vị có thể làm một bước trưởng thành tâm linh rất lớn cho đời mình, bằng cách nói với thủ trưởng: “Anh làm ơn cho tôi dạy môn khác, tôi thật là không thể tự dối lòng, huống hồ là dối các em.”

Làm được như vậy là Phật tâm đó! Đó là từ bi bác ái với học trò của mình, và tích cực đóng góp vào việc phát triển tương lai của tổ quốc.

Truyền bá kiến thức mình không tin, là truyền bá kiến thức giả. Đừng làm vậy, nhất là đối với các học trò nhỏ. Giáo dục giả là tội rất lớn với tổ quốc, và với Chúa Phật, vì đó là tích cực hủy hoại đầu óc tuổi trẻ.

Trí tuệ lệ thuộc vào thành thật. Và đôi khi, can đảm.

Chúc các bạn một ngày vui.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vấn đề lớn nhất của văn hóa Việt Nam hiện nay: Giả dối được coi là bình thường

    19/12/2017Hồ Sĩ QuýVấn đề của tất cả những vấn đề ấy, theo chúng tôi, là sự sự lệch lạc về giá trị. Bảng giá trị của người Việt hiện nay đã xuất hiện một số ngụy giá trị. Giả dối đã tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội...
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Diễn giả

    26/11/2017Hồng HoangĐúng kế hoạch, đúng hẹn, cả hội trường chờ đợi. Diễn giả đã đến. Ông nhanh nhẹn, chuẩn xác, tinh thần tươi tắn bước lên bục diễn đàn, ông gõ tay vào micơrô, đồng thời để cặp tài liệu lên bục gỗ. Hai động tác đó ông cùng làm một lúc, thật thiện nghệ, thật điêu luyện...
  • Xác minh sự thật lịch sử không đơn giản

    31/07/2017Thư Hiên thực hiện“Chức năng cao cả nhất của lịch sử là tôn trọng sự thật. Tuy nhiên, nhận thức lịch sử là một quá trình” - giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trò chuyện cùng TTCT sau lễ vinh danh học sinh giỏi quốc gia môn sử lần đầu được tổ chức.
  • Không nên cầu dễ... trong học tập

    27/09/2016Vương Trí NhànĐối với một đất nước vừa ra khỏi chiến tranh như nước mình, để khắc phục một tình trạng lạc hậu đến đau xót, mà hàng ngày ai cũng cảm thấy - làm gì có con đường nào khác là phải bảo nhau khổ học, học cho nhanh chóng bằng người?!
  • Nhìn, ngắm và nhận thức lại sự vật

    13/01/2016Phạm Tiến DuậtTrường phái hiện thực trong thơ bao giờ cũng muốn người đời nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy, cảm thấy bằng da, bằng thịt những gì nhà thơ muốn đem lại cho họ. Dường như các nhà lãng mạn thì chỉ muốn người đọc thấy linh hồn của sự vật là đủ và chuỗi hình ảnh mà nhà thơ mang đến...
  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • 12 chuyện nhỏ về học tập

    05/09/2014Họa sĩ, nhà văn Lưu DungNếu đường đời có núi cao, có đồng bằng thì lúc hoang mang nhất là khi ở đồng bằng chứ không phải ở núi cao. Bởi khi trước mắt là núi cao, chúng ta chỉ phải lo nghĩ cách leo lên; còn khi ở giữa đồng bằng mênh mang, chúng ta lại phân vân không biết theo hướng nào...
  • Học tập, chế tác hay nhái?

    23/04/2010Thi Huỳnh (TP.HCM)“Đạo”, “nhái” gần như là chuyện chưa bao giờ nguội trong làng văn nghệ Việt Nam. Thời gian gần đây, khi chuyện “đạo nhạc” không còn khiến người ta phải giật mình nữa (có lẽ vì đã giật mình quá nhiều tới mức...quen?), thì lại đến hàng loạt các ý tưởng nghệ thuật bị khán giả “bóc mẽ” trên các diễn đàn.
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • xem toàn bộ