Kiểm định chất lượng giáo dục?

04:32 CH @ Chủ Nhật - 16 Tháng Ba, 2008

Chất lượng giáo dục là vấn đề được bàn cãi nhiều. Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học quốc tế dựa trên số liệu thống kê hàng chục năm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy những bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng giáo dục và tăng trưởng kinh tế nói riêng và phát triển nói chung.

Những kết quả khoa học này phù hợp với lẽ phải thông thường khá đơn giản là: những người có hiểu biết, có kỹ năng, có tay nghề cao là những người làm việc có hiệu quả và vì thế thường có thu nhập cao. Khi người dân của một nước có hiểu biết, có những kỹ năng được cập nhật phù hợp, có năng lực sáng tạo, có tinh thần kinh doanh, năng nổ và thích ứng nhanh với sự thay đổi,... thì ở nước đó có sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội.

Một hệ thống giáo dục có chất lượng là hệ thống giúp tạo ra những con người có những phẩm chất như vậy. Đấy là những sự thật không quá khó hiểu. Như thế hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục là hệ thống đo lường kết quả đầu ra của hệ thống giáo dục. Không có đo lường thì không có khoa học, không có cơ sở để đánh giá. Dựa trên những sự thực đơn giản này hãy xem xét vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục ở ta.

Thật đáng tiếc chúng ta đã chưa chú ý đúng mức đến đánh giá chất lượng giáo dục. Việc lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục năm 2003 vẫn mang nặng dấu ấn của thời quản lý tập trung. Theo tôi, đến nay chúng ta vẫn chưa làm thật rõ những khái niệm như chất lượng giáo dục là gì; đánh giá, thẩm định, kiểm định chất lượng giáo dục là thế nào; ai tổ chức, ai làm những công việc đó, v.v...

Đầu tiên, đánh giá chất lượng giáo dục, như đã nói ở trên, là đo lường chất lượng đầu ra của hệ thống giáo dục. Những người đánh giá có thẩm quyền nhất (nếu không nói là duy nhất) là những người sử dụng lao động và sự đánh giá được thực hiện trên thị trường lao động.

Hiện nay bản thân hệ thống giáo dục (và cơ quan quản lý của nó) không có thẩm quyền đánh giá. Đánh giá là đánh giá từ bên ngoài, từ những người sử dụng lao động theo các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất do họ nêu ra và những tiêu chí đó thay đổi không ngừng. Một thời mục đích của hệ thống giáo dục là đào tạo ra những người phục vụ cho chính bộ máy nhà nước (ở nước ta từ ngàn xưa đến gần cuối thế kỷ trước vẫn là vậy: học để làm quan, để làm cán bộ) và trong trường hợp đó Nhà nước là người sử dụng lao động, là người đánh giá chất lượng theo tiêu chí của mình.

Từ hơn 20 năm nay Nhà nước chỉ còn là một người sử dụng lao động "nhỏ" và vai trò của Nhà nước cũng phải thay đổi. Chừng nào Nhà nước chưa nhận ra vai trò "đã thay đổi" của mình, thì đó là khó khăn lớn nhất để cải thiện chất lượng giáo dục nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

Thứ hai, kiểm định chất lượng có nghĩa là ai đó có thẩm quyền nêu ra những tiêu chí được cho là gắn với chất lượng và tổ chức việc kiểm định xem các trường có đạt được các tiêu chí đó hay không. Tuỳ vào các tiêu chí và những khuyến khích mà chúng tạo ra, hệ thống kiểm định có thể góp phần nâng cao chất lượng hay gây ra những hậu quả khôn lường.

Việc lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là một bước tiến theo hướng này, còn mang nặng dấu ấn quản lý tập trung và chứng tỏ Nhà nước chưa nhận ra vai trò "đã thay đổi" của mình. Không một cơ quan nào, một hội đồng nào (dù có gồm những người thông minh nhất) có thể nêu ra những tiêu chí phù hợp với thị trường lao động luôn biến đổi. Năm 2004 bộ Tiêu chí kiểm định chất lượng đại học được ban hành với 40 tiêu chí.

Các tiêu chí, đôi khi được chuẩn hoá cứng, có thể tạo ra một hệ thống đại học "đồng đều" hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu phát triển đa dạng của thị trường lao động. Kiểm định hay thẩm định chất lượng đại học phải để cho các tổ chức độc lập phản ánh nhu cầu đa dạng của xã hội tiến hành.

Dự thảo kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông nêu ra 30 tiêu chí. Chỉ nêu một tiêu chí: "trường phải có tường rào bao quanh, tổng diện tích mặt bằng tính theo đầu học sinh trong một ca hơn 6m2...; có đủ công trình phòng học, phòng bộ môn, khu vui chơi, bãi tập... Đủ phòng học để tổ chức 2 ca/ngày, mỗi ca không quá 45 học sinh/lớp..." nghe có vẻ rất có lý, song tiêu chí này tạo ra khuyến khích chi tiêu, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý "đòi" thêm ngân sách, khó khả thi và chưa chắc sẽ nâng cao chất lượng.

Hãy để các trường tự chủ, cạnh tranh nhau, tự nêu ra và đăng ký tiêu chuẩn chất lượng. Hãy để các cơ quan thẩm định hay kiểm toán bên ngoài (có thể do các hiệp hội cao đẳng đại học, và những người sử dụng lao động, đại diện phụ huynh, sinh viên tổ chức) thẩm định xem họ có làm đúng quy định của chính mình hay không.

Tổ chức các kỳ thi ngoài, tham gia vào các chương trình đánh giá chất lượng quốc tế, tạo ra khung khổ pháp lý để buộc các trường có trách nhiệm giải trình, hoạt động minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, để các tổ chức độc lập thẩm định chất lượng... là việc Nhà nước nên làm thay cho ôm lấy việc "kiểm định chất lượng" một việc Nhà nước làm không tốt và có nhiều nguy cơ gây ra các hậu quả khó lường.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chất lượng giáo dục từ góc nhìn nhà quản lý

    22/05/2007Nguyễn Văn MinhGần đây BộGiáo dục & Đào tạo đã ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học gồm 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí. Có thể thấy, cách làm này là phù hợp xu thế quản lý chất lượng hiện đại.
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?

    06/09/2005Huỳnh DuyTheo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Vậy có thực là có vấn đề hay chỉ là lo lắng thái quá ở một số người.
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Cần có cái nhìn toàn diện về chất lượng giáo dục

    04/12/2003Sẽ là phiến diện và thiếu công bằng khi đưa ra kết luận về sự thiếu nghiêm túc trong dạy và học của giáo viên - học sinh toàn quốc trên cơ sở những quan sát cá nhân, cảm tính ở một số khu vực. Đã đến lúc, chúng ta cần có những thước đo toàn diện hơn, khoa học hơn, và hệ thống hơn về chất lượng giáo dục để thực sự hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của hệ thống giáo dục nước nhà, cũng như so sánh tương quan với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới...
  • Chất lượng giáo dục qua những con số!

    24/11/2003Có thể nói sau mỗi đợt thi tú tài và đại học hàng năm thì lại có một con số được đưa ra tranh cãi để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay. Sự thật chất lượng giáo dục ra sao đằng sau những con số đó? Có thể nói ngay như giải trình của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trước Quốc hội mới đây: Không thể lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh ĐH để đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông. Vậy chất lượng giáo dục phổ thông nằm ở đâu nếu không phải ngay ở kỳ thi tú tài?
  • Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy “thật”

    18/11/2003Thầy ở đây gồm toàn bộ nhân sự trong ngành giáo dục từ thấy nhất đến chóp bu, từ người đứng lớp đến nhà quản lý. “Thật” liên quan đến nhiều mặt...
  • Chất lượng giáo dục còn thấp: Nhìn lại mình để sửa, thay vì săm soi lỗi ở nơi khác

    11/11/2003Theo công bố của Bộ GD-ĐT, chỉ có 13,3% số thí sinh thi vào đại học đạt được tổng cộng 15 điểm trở lên cho 3 môn thi, và trên cả nước nếu xét theo tiêu chí này thì TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 17. Chính vì vậy đã rộ lên nhiều ý kiến về chất lượng giáo dục của thành phố...
  • Chất lượng giáo dục phổ thông một vấn đề cấp bách (phần 2)

    11/11/2003GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn4. Bệnh hiện đại mà không hài hòa 5. Xa rời cuộc sống 6. Coi nhẹ khoa học tư duy 7. Quá chậm trong việc đổi mới cách dạy, cách học 8. Phải đổi mới quản lý giáo dục...
  • Chất lượng giáo dục phổ thông – một vấn đề cấp bách

    11/11/2003GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn1. Vấn đề đặt ra sau kỳ thi tuyển sinh Đại học 2003. 2. Phải nắm thật chắc quy luật cơ bản về chất lượng giáo dục. 3. Bệnh tham kiến thức...
  • Chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam đạt 3,79/10 điểm

    10/11/2003Thông số trên được Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra tại hội nghị về chất lượng giáo dục và kỹ năng sống do Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội. Chỉ số này của Việt Nam cao hơn Indonesia nhưng thấp hơn Thái Lan....
  • Đầu tư cho chất lượng giáo dục, đâu là trọng điểm?

    10/11/2003Nền giáo dục hiện đại trong thế kỷ 21 vẫn tiếp tục lấy học sinh làm trung tâm, nhưng xác định rõ tính chất kép trong vai trò chủ thể của học sinh: họ phải là chủ thể nhận thức, còn là chủ thể nghiên cứu và chủ thể sáng tạo (Theo Tuần san châu Á)
  • Chất lượng giáo dục thấp vì sao?

    21/10/2003Nguyên nhân chủ yếu hạn chế chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay là nguyên nhân nội tại của ngành Giáo dục...
  • Chỉ số chất lượng giáo dục nước ta chỉ đạt 3,79/10 điểm

    20/10/2003Chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79 trên tổng thang điểm 10, thua kém nhiều so với các nước trong khu vực và Châu Á.
  • Chất lượng giáo dục thấp: "vị đắng" bắt đầu từ đâu?

    03/10/2003Viện Chiến lược và chương trình giáo dục vừa cho biết, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79/10, thua kém nhiều so với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điều này chẳng mấy bất ngờ, nhưng vị đắng này bắt đầu từ đâu?
  • Môi trường học tập làm tăng chất lượng giáo dục tiểu học?

    25/08/2003Nguyệt MinhĐược xây dựng với mục tiêu tăng cường sự đối thoại giữa trẻ em với người lớn, gắn kết mối quan hệ giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và chính quyền địa phương , mô hinh “Môi trường học tập bạn hữu” do Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển khởi xướng đã chứng minh tính ưu việt của một mô hình giáo dục mới theo chủ trương cải cách giáo dục của Bộ GD&ĐT, sau thời gian thực hiện thí điểm tại 6 trường tiểu học TP.HCM...
  • Bảy yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục thực và ''ảo''

    11/02/2003(VietNamNet) - Ngành GD-ĐT đang chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2003. Những dư âm của mùa thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2002 vẫn còn nguyên ''vị đắng''. Không chỉ xã hội, mà ngay cả Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ quản của ''giải pháp ba chung'' trong đó có chung đề thi, cũng bị bất ngờ bởi kết quả chất lượng thi quá thấp.
  • xem toàn bộ