Khủng hoảng các giá trị nho giáo

05:32 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Mười Hai, 2006

LTS: Đâylà chương 3cuốn sách "The poverty of ideological education”,do Hội nghiêncứu giátrị và triết học HoaKỳ xuất bản tại Washington, năm 2000. Tác giả Trần Văn Đoàn, GS triếthọc, Đạihọc Quốc gia Đài Loan.

Với tiêuđề củacuốn sách, tác giảđã chơi chữ (mượn lại thuật ngữ "poverty"được C. Mác dùng trongmột cuốn sách nổi tiếng "The poverty ofphilosophy...")để chuyển tải tư tưởng của mình.

Là Giáo sư danh tiếng của một trường Đại học thuộc văn hoá Nho giáo truyền thống, lạilà người hiểurõ triết học Nho giáo qua sự đối sánh vớicác nền triết học phương Tây, tác giả Trần Văn Đoàn chắc chắn sẽ đưa lạicho chúng ta những gợi ýbổ ích qua việc phân tích, phê phángiả trị Nhogiáo trong bài viết này.

Giới thiệu

Mọi cuộc bàn luận về khủng hoảng giá trị đều không dễ và tôi ngại rằng cuộc bàn luận này cũng khó đạt tới kết quả mong muốn, cho dù chúng ta có đủ thời gian, công sức và tiền bạc. Tính mơ hồ, sự phong phú và cả tính phức tạp nữa của cái mà chúng ta gọi là giá trị đã làm cho công việc trở nên quá khó khăn. Chúng ta tranh cãi về ý nghĩa của giá trị, mà không bàn đến việc tại sao chúng ta phải chấp nhận các giá trị đó. Để tránh các vấn đề rắc rối như thế, chương này chỉ giới hạn trong việc chẩn đoán triệu chứng con bệnh trong một xã hội Nho giáo cụ thể.

Nhiệm vụ phân tích thường dễ hơn nhiều so với công sức định nghĩa lại. Bởi vì phân tích kinh nghiệm rõ ràng là rất hữu ích nhưng chưa đủ, chúng tôi thực hiện công việc này theo cách phê phán của EdmundHusserl (1859- 1938) và JurgenHabermas (1929) những người đã lý giải một cách xuất sắc vấn đề khủng hoảng. Cũng như họ, chúng tôi tin rằng khủng hoảng giá trị Nho giáo không thể giải thích từ một phương diện duy nhất. Chúng ta cũng không thể chỉ dựa vào các tiêu chuẩn khoa học phương Tây (như hầu hết các học giả hiện tại đang làm) để hiểu bản chất khủng hoảng Nho giáo. Thái độ ngây thơ của các hội viên phong trào Ngũ Tứ coi Nho giáo là phản khoa học, cũng như của những người không chịu chấp nhận vai trò của khoa học trong xã hội Trung Quốc hiện đại đều không giúp ta hiểu bản chất thực của khủng hoảng giá trị Nho giáo. Để làm rõ quan điểm của mình, chúng tôi bắt đầu từ khái niệm về khủng hoảng và sau đó đi đến một số tính chất và hình thái đặc thù của tình trạng giảm sút các giá trị Nho giáo. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa ra một vài luận điểm có thể giúp ích cho cuộc tranh luận của chúng ta.

Khái niệm khủng hoảng

Trong tác phẩm Cuộc khủng hoảng của khoa học Châu Âu và hiện tượng học siêu nghiệm,Husserl đã liên hệ cuộc khủng hoảng khoa học với nguy cơ của một cuộc sống vô nghĩa, tức là nguy cơ rơi vào chủ nghĩa hư vô mà Martin Heidegger (1889 -1976) đã chỉ ra, hoặc thậm chí, nguy cơ rơi vào chủ nghĩa hư vô tiêu cực mà trước đó Fyodor Mikhailovsky Dostoevsky (1812 - 1881) đã miêu tả. TheoMartinHeidegger (1889 - 1976), chủ nghĩa hư vô có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là sự giảm sút giá trị (Entwertung) và giai đoạn sau là sự trở lại của giá trị (Umwertung). Giảm sút giá trị có nghĩa là chối bỏ hoàn toàn các giá trị truyền thống như Friedrich Nietzsche (1844 -1900) đã phác họa trong các công trình nghiên cứu của mình, sự trở lại của giá trị là việc xây dựng lạicác giá trị mới hoàn toàn dựa trên nền tảng con người. Theo quan điểm của Nietzsche, tính chất căn bản của sự giảm sút giá trị đó là quá trình các giá trị truyền thống trở thành cái không gì khác hơn là những công cụ được tạo nên bởi những kẻ phi nhân nhằm phủ nhận ý nghĩa sự sống của con người. Quan điểm này được Heidegger tán đồng và cũng được C.Mác (1818 - 1883) ủng hộ. C.Mác phê phán xã hội tư sản là tha hoá đến nỗi đối với con người không thể nhận ra được khả năng tự nhận thức chính bản thân mình. Đó là, trong một số trường hợp con người theo đuổi một giá trị bên ngoài, một giá trị xa lạ và như vậy họ chối bỏ sự đi tới các giá trị con người đích thực của chính bản thân họ. Vấn đề ở đây chính là Husserl đã phát hiện ra sự khủng hoảng đời sống con người trong sự khủng hoảng khoa học. Giới hạn của chương này không cho phép chúng tôi đi sâu vào vấn đề. Chúng tôi chỉ muốn chắp nối những lập luận của Husserl về mối quan hệ giữa sự sống và khoa học với những miêu tả của Habermas về sự khủng hoảng của tính hợp pháp, để làm sáng tỏ quan điểm rằng, ngay cả duy khoa học cũng là một hình thái của sự tha hoá.

Trước hết, Husserl nhận ra rằng, tiến bộ khoa học, nếu hiểu theo nghĩa là tiến bộ kỹ thuật, không nhất thiết phản ánh sự tiến bộ của loài người. Sự hoài nghi của ông được biện minh bằng nhiều cách qua cơn ác mộng của cuộc chiến tranh thế giới thứ II và sau này, qua bóng ma của một cuộc chiến tranh tổng thể, thậm chí còn thảm khốc hơn, hình như không tránh khỏi. Đến hôm nay, lưỡi gươm của Damocles vẫn còn lơ lửng đe dọa dưới dạng những vũ khí tối tân. Việc đưa ra những quyết định dựa vào bí quyết công nghệ lại được người ta ngạo mạn nêu ra vai trò của tính hợp lý. Sự tàn ác của cuộc chiến tranh mà Husserl coi là đứa con hợp lý và hợp pháp của kỹ thuật, là một xác nhận hùng hồn nhất cho những tuyên bố của ông. Thực tế, điều Husserl công kích là quan điểm duy khoa học, cái chủ nghĩa đã đi quá xa giới hạn của nó và rêu rao về vai trò là kẻ sáng tạo và nhà độc tài của lịch sử và của xã hội loài người.

Thứ hai, Husserl khẳng định rõ ràng rằng đó không phải là sai lầm của khoa học, mà là sự hiểu sai bản chất của khoa học. Được khích lệ bởi thắng lợi của Galileo Galilei (1564 - 1642) và Isaac Newton (1642 - 1727), các nhả khoa học đã muốn độc quyền định đoạt tự nhiên vả thậm chí định đoạt cả số phận loài người. Điểm mấu chốt là Husserl không phàn nàn về bản thân khoa học mà về quan điểm cho rằng khoa học "là tất cả". Ông chống lại thái độ ngạo mạn thiếu suy nghĩ của chủ nghĩa kinh nghiệm.

Khi khoa học được xem là nguồn chân lý và tiến bộ duy nhất, những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm đã cho rằng các tiêu chuẩn khoa học phải được mọi người chấp nhận và phải được áp dụng cho mọi lĩnh vục khác. Nói cách khác, những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm cho rằng, đạo lý sống của con người phải tuân theo logic và phải được xây dựng trên các tiêu chuẩn khoa học, mọi giá trị truyền thống cần phải được loại bỏ khi chúng không có tính khoa học.

Thứ ba, cái gọi là khủng hoảng khoa học không phải bắt nguồn tử bản thân khoa học mà từ những người nhìn thấy ở khoa học như một vị chúa trời hay một vị nào đó gần như chúa trời. Nói rõ ràng hơn, đó là sự khủng hoảng của những người xem khoa học là người thay thế chính bản thần họ (alter ego) và là thế giới duy nhất nào đó. Họ mâu thuẫn với chính họ khi cố gắng vận dụng khoa học và biến nó thành một loại công cụ toàn năng, hoàn toàn trung lập và nằm bên ngoài cuộc sống con người.

Về điểm này, Husserl tìm cách xác định lại ý nghĩa của khoa học và quan trọng hơn, ông xác định lại mối quan hệ giữa khoa học vả cuộc sống con người. Cũng như LudwigWittgenstein (1889 - 1951), Husserl cho rằng thế giới sống của chúng ta có mối quan hệ nhất định đối với khoa học và ngược lại. Do vậy, ông kêu gọi khôi phục lại sự cân bằng giữa chủ thể và tự nhiên, giữa chủ thể này và các chủ thể khác. Khoa học được sinh ra ở đó, từ những hoạt động tương tác này.

Tương tự như thế, nhưng xuất phát từ một phê phán theo quan điểm của Mác về tha hoá, Habermas hiểu khủng hoảng như: 1) hình thái vi mô của tình trạng đồ vật hoá con người do không giữ được cân bằng giữa đầu ra và đầu vào. Việc đề kháng trước sự xâm nhập của một virus bên ngoài, nghĩa là lực lượng bên ngoài trở thành thống trị, hay vượt trội, 2) hình thái vĩ mô làm gián đoạn xã hội do đổ vỡ thế cân bằng giữa các cấu trúc xã hội, giữa các tư tưởng...Cụ thể hơn, theo Habermas, khủng hoảng có thể nhận thấy rõ nhất trong các tổ chức sinh lý và sinh học. Ở đây, khủng hoảng được hiểu là sự yếu kém do tấn công của virus và sức đề kháng yếu của hệ thống miễn dịch do áp lực quá mạnh của các nhu cầu cả bên trong lẫn bên ngoài. Giống như vậy, hội chứng cuồng loạn, tâm thần phân hệt và rối loạn chức năng thần kinh có thể được hiểu theo nghĩa này.

Ở cấp độ vĩ mô, tình trạng rối loạn về xã hội, chủ yếu dưới dạng không có luật pháp, những hành vi vô đạo đức... có thể giải thích dưới góc độ mất cân bằng giữa các chuẩn mực truyền thống và cuộc sống hiện đại, giữa cấu trúc xã hội cơ bản với lối sống mới du nhập và sự chi phối quá mức của các giá trị mới du nhập. Kiểu khủng hoảng như vậy có thể giải thích đúng nhất dưới giác độ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng về tính hợp lý, khủng hoảng về tính hợp pháp và khủng hoảng động cơ. Ví dụ, sự sa sút về đạo đức và tôn giáo là do các khủng hoảng động cơ và khủng hoảng về tính hợp pháp bắt nguồn ban đầu từ khủng hoảng của kinh tế và pháp luật.

Habermas miêu tả khủng hoảng là "một sức mạnh khách quan đã tước đoạt của chủ thể (hoặc chủ thể tập thể) một bộ phận hay đại bộ phận chủ quyền thông thường của họ”.

Cái sức mạnh khách quan bên ngoài này, được Husserl nhận diện là duy khoa học, và được Gyory Lukacs (1885- 1971) xác định là một quá trình khách quan hóa không kiểm soát được trong hiện tượng vật hóa. Trước đó quá trình này đã được Hegel và sau này Mác xác định là quá trình "vậthóa" lần lượt trong Phanomenologyof spiritvà Grundrisse.Habermas đã tổng hợp một cách thuyết phục tất cả những cách nhìn thấu đáo này, và tiếp tục xây dựng một lý thuyết về khủng hoảng rất đáng được quan tâm. Theo ông, khủng hoảng xảy ra khi 1) sức mạnh khách quan bên ngoài giữ vai trò chi phối và cố gắng thay đổi cấu trúc hoặc cái chuẩn mực cơ bản theo các tiêu chuẩn riêng của nó, 2) khi sức đề kháng suy sụp và đầu hàng. Kiểu khủng hoảng này có thể trầm trọng và trở nên phức tạp hơn ở một mức cao sau quá trình hợp lý hoá dài như MácWeber đã tiên định. Trong mọi trường hợp, đều không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra ngẫu nhiên và riêng lẻ.Cái vòng luẩn quẩn ẩn sâu trong mỗi cuộc khủng hoảng.

Vấn đề của chúng ta ở đây là phải làm sáng tỏ mối quan hệ logic và thực tế giữa khủng hoảng có sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội hiện đại. Theo miêu tả của Habermas về khái niệm khủng hoảng, chúng tôi có thể nói rằng, các khuynh hướng khủng hoảng trong xã hội Nho giáo của chúng ta có thể tập hợp và giải thích theo Bảng 1.

Bảng 1:

Khuynh hướng khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế

Các cách giải thích được đưa ra:

1. Bộ máy Nhà nước hoạt động như một tổ chức thừa hành vô thức, luật giá trị.

2. Bộ máy Nhà nước hoạt động như một tác động hoạch định của một "tư bản độc quyền" hợp nhất.

Khủng hoảng tính hợp lý

Sự phá huỷ tính hợp lý hành chính diễn ra qua:

3. Quyền lợi đối lập của từng nhà tư bản.

4. Hoặc sự sản sinh ra của một cấu trúc mang tính ngoại lai đối với hệ thống.

Khủng hoảng tính hợp pháp

5. Những giới hạn mang tính hệ thống.

6. Những tác động phụ không mong muốn (như chính trị hoá) do những can thiệp hành chính trong truyền thống văn hóa.

Khủng hoảng động cơ

7. Sự xói mòn các truyền thống có tầm quan trọng đối với sự tồn tại tiếp theo.

8. Quá tải đối vớihệ thống các giá trị phổ quát (những nhu cầumới).

Phân tích các khuynh hướng khủng hoảng trong xã hội tư bản của Habermas tất nhiên thường không thích hợp với các xã hội khác, dù cho đó là các xã hội vô sản hay tư bản hoặc thậm chí các xã hội đó đã không theo cùng hình mẫu chủ nghĩa tư bản cổ điển. Chúng tôi lưu ý rằng, sự nhầm lẫn các giá trị dẫu sao cũng chỉ là một việc đơn giản có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm. Điều này có nghĩa là mọi cuộc khủng hoảng dù có thể khác nhau tùy theo từng cách nhìn nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn có thể liên quan tới các yếu tố khác, tiềm ẩn hoặc không tiềm ẩn. Bảng 2 (xem bảng 2) chỉ ra mối quan hệ giữa các nguyên lý tổ chức mẫu và các kiểu khủng hoảng tương ứng.

Bảng 2:

Hình thành

xã hội

Tổ chức nguyên lý

Thống nhất xã hội

và hệ thống

Kiểu khủng hoảng

Nguyên thủy

Quan hệ thân tộc: vai trò cơ bản (tuổi, giới)

Không phân biệt giữa thống nhất xã hội và hệ thống nhất

Khủng hoảng đặc tính do yếu tố bên ngoài

Truyền thống

Tầng lớp chính trị cai trị: quyền lực Nhà nước và các tầng lớp kinh tế xã hội

Phân biệt chức năng giữa xã hội và hệ thống

Khủng hoảng đặc tính xuất phát từ bên trong

Những nhà tư bản tự do

Tầng lớp cai trị không tham gia chính trị: người làm công ăn lương và tư bản

Hệ thống thống nhất cũng đảm nhận các nhiệm vụ thống nhất về mặt xã hội

Khủng hoảng hệ thống

Khủng hoảng chính trong xã hội Nho giáo

Sự xuất hiện cách mạng trong xã hội TrungHoa không có động lực thuần tuý từ tư tưởng. Đúng là Tôn Trung Sơn, người sáng lập nước Trung Hoa hiện đại, luôn theo đuổi khẩu hiệu "Diệt Thanh, tề Minh", nhưng điều đó không có nghĩa là ông ủng hộ một dòng dõi chỉnh thống, cũng không chỉ vì luyến tiếc triều Minh. Thực tế Tôn Trung Sơn bi thôi thúc mong muốn khôi phục Trung Hoa trở lại một Quốc gia giàu mạnh đã bị rơi vào tay các Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, những người chịu trách nhiệm về tình trạng suy yếu của Trung Hoa như lạc hậu về kinh tế, tham nhũng, bất công và tủi nhục về chính trị. Tất nhiên, động cơ như thế được hun đúc thêm bởi các yếu tố văn hoá khác không kém phần quan trọng: Tôn Trung Sơn đã tiếp thu một số tư tưởng dân chủ (thời gian ông ở Hunolulu và London), ông đã chứng kiến sự sụp đổ chính quyền quân sự nhà Thanh trước vũ khí tiên tiến hơn nhiều của kẻ xâm lược, và ông nhận ra rằng mọi tiến bộ trong chính trị và khoa học đều phải luôn đi cùng tiến bộ về kinh tế. Điều đó có nghĩa rằng, căn nguyên của cách mạng Trung Quốc được tìm thấy trong khủng hoảng nhà Thanh, một cuộc khủng hoảng ở cấp vĩ mô hoặc tổng khủng hoảng. Sự cuồng nhiệt của lớp trẻ trong suốt những ngày sôi động phong trào Ngũ Tứ đã phản ánh chính cuộc khủng hoảng. Khi Sinh viên trường Đại học Bắc Kinh diễu hành trên đường phố yêu cầu một hiệp ước bình đẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, mục tiêu của họ thật rộng lớn: thay đổi hoàn toàn cơ cấu xã hội. Vào thời điểm đó, cuộc khủng hoảng thể hiện theo một cách hợp lý hơn: đó là một cuộc khủng hoảng của tính hợp lý và một cuộc khủng hoảng của tính hợp pháp. Dẫu sao, cuộc khủng hoảng này cũng đã thuộc về quá khứ, nhưng đến hôm nay nhìn nhận lại ta sẽ thấy rõ hơn. Chúng tôi sẽ xem xét vắn tắt bốn kiểu khủng hoảng để bảo vệ luận điểm của chúng tôi rằng sự nhầm lẫn về mật giá trị và về mật đạo đức là một cuộc tổng khủng hoảng, và tầng khủng hoảng tu tưởng bị ngộ nhận là cuộc khủng hoảng cơ bản, thực tế chỉ là một khía cạnh của cuộc tổng khủng hoảng tiềm ấn.

Theo cách nói của Habermas, khủng hoảng giá trị Trung Hoa dù sao cũng không phải là một sự việc ngẫu nhiên hoặc được thúc đẩy bởi một yếu tố giản đơn. Nó xảy ra khi:

1. Hệ thống kinh tế phong kiến già cỗi không còn sản sinh ra lượng giá trị cần thiết có thể dùng được.

2. Hệ thống hành chính quá quan liêu không còn sản sinh ra lượng cần thiết các quyết định hợp lý.

3. Hệ thống hợp pháp hoặc tư tưởng Nho giáo không còn cung cấp lượng cần thiết các động cơ đã được phổ quát.

4. Nền văn hoá hay hệ thống văn hoá xã hội của nó không sản sinh ra lượng cần thiết ý nghĩa thúc đẩy hành động.

Lưu ý rằng Habermas sử dụng từ ngữ "lượng cần thiết" để chỉ phạm vi, chất lượng và kích thước thời gian của mỗi một hệ thống riêng lẻ.

Khủng hoảng kinh tế

Sự sụp đổ bộ máy kinh tế nhà Thanh có thể giải thích bằng những thực tế khác nhau, có liên quan với nhau gồm:

1) sự mất cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng quá mức (nhu cầu cho mưu đồ chiến tranh, duy trì cuộc sống xa hoa...), 2) sự bùng nổ dân số trong khi sản xuất đình trệ hoặc giảm sút, 3) một bộ máy hành chính do dốt nát không tạo ra các khả năng mới chống lại khuynh hướng này hoặc đưa vào những giải pháp sai lầm để đối phó với hiện đại hoá và với những hệ quả của nó, (4) tư tưởng khuất phục thực tế.

Trong những năm gần đây, việc sử dụng các mỹ từ về tư tưởng đã tỏ ra không còn có hiệu quả như trước nữa. Hai chính phủ hai bờ eo biển Trung Hoa đều có những bước tích cực trên con đương đi theo kinh tế tư bản chủ nghĩa với tất cả mọi nguyên tắc chủ yếu của nó như về đầu ra và đầu vào, sản xuất nhiều hơn thì tiêu thụ nhiều hơn, mở rộng thị trường, đẩy mạnh sáng kiến cá nhân...Mặc dù đi theo hướng này, nhưng một cuộc khủng hoảng mới đường như đã ở ngưỡng cửa của đất nước, đó là cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, CNTB Nhà nước và CNTB tiên tiến. Chúng ta sẽ xem xét một vài điểm của kiểu khủng hoảng này:

1.Mặc dù chính phủ Đài Loan đi theo những nguyên tắc cơ bản của CNTB, nhưng họ vẫn có khuynh hướng kiến soát Nhà nước như trong quá khứ. Sự can thiệp của Nhà nước với các biện pháp hỗ trợ cho sản xuất và điều hành có những lợi thế và bất lợi nhất định. Hệ thống tư bản Nhà nước thông qua kế hoạch hoá trung ương có thể giữ nền kinh tế cân bằng và như vậy tránh được dư thừa và mở rộng khoảng cách giữa các giai cấp. Nhưng, sự can thiệp mạnh của một Nhà nước Nho giáo không cho phép cơ chế thị trường hoạt động bình thường. Khủng hoảng bắt đầu khi việc ra quyết định của Nhà nước sai lẩm, chậm trễ và lỗi thời. Một ví dụ kinh điển ở Đài Loan là sự loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ từng là nền tảng của huyền thoại kinh tế Đài Loan. Sự thay đổi đột ngột trong chính sách tiền tệ và thương mại đã nhu cầu công nghệ cao đã làm thay đổi cơ chế thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp quy mô gia đình và các doanh nghiệp nhỏ sụp đổ, hoạt động thương mại lợi nhuận cao nhưng kém hoặc phi sản xuất như đầu cơ đất đai và kinh doanh khu vực dịch vụ bùng nổ. Kết quả là, hàng triệu công nhân phải thay đổi công việc hay mất việc làm. Sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nướccộng với lòng tin giáo điều vào chủ nghĩa tư bản đã sản sinh ra một hệ tư tưởng mới: thặng dư bằng mọi giá. Tuy vậy, một giá trị thặng dư không kích thích sản xuất và tiêu thụ (sử dụng - giá trị) chỉ là một thứ phù du chóng tàn. Số tiền khổng lồ hàng tỷ đô la nằm dự trữ vô dụng mà Ngân hàng trung ương Đài Loan khoe khoang không thể làm cho Đài Loan giàu hơn được chút nào. Ngược lại, chính sách tiền tệ thắt chặt đã cản trở tiến bộ kinh tế. Số tiền khổng lồ nhàn rỗi phản ánh sức ì của học của mình, niềm tin vào chủ nghĩa tư bản. Điều này chứng minh rằng các khu vực kinh tế nguyên liệu và các ưu tiên cơ bản thường bị hy sinh cho các lợi ích tiêu dùng phi sản xuất.

2. Sự thực là nhà nước Nho giáo không sao chép hoàn toàn hệ thống kinh tế tư bản. Bị lôi cuốn bởi những sức mạnh không thể cưỡng lạicủa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản, Đài Loan đã điều chỉnh chính sách hoặc chiến lược kinh tế của mình để cho phép tự do hơn trong các khu vực như marketing và mở rộng thị trường, mặc dù vẫn cố kiềm chế nó trong hệ tư tưởng của mình. Việc Chính phủ đã sáng suốt từ bỏ kiểm soát một số lĩnh vực không có nghĩa là họ tuân theo quy luật thị trường. Họ làm như vậy chỉ vì cho rằng chính sách cũ có thể gây nguy hiểm cho bộ máy Nhà nước. Lập trường trung dung giữa chủ nghĩa Nho giáo độc đoán truyền thống và chủ nghĩa tư bản tự do có thể được chấp nhận,nhưng thái độ trung dung này không đưa được nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng, và ngược lại, có thể biến nó thành một kiểu tổng khủng hoảng mới như Claus Offe đoán định. Claus Offe đã chỉ ra 3 khuynh hướng mà việc truyền bá các nhân tố không phù hợp với hệ thống. Điều này làm cho việc duy trì sự kiểm soát các hành vi phù hợp với hệ thống trỏ nên khó khăn.

Ba khuynh hướng đó là: 1) quản lý ở cấp cao hơn phải chấp nhận các mô hình chính trị về đánh giá và quyết định, thay vì các chiến lược tiên thiên,2) chuyên môn hoá triệt để chỉ ra rằng công việc chuyên môn trong khu vực công cộng, hệ thống giáo dục, khoa học... có thể tách khỏi các mô hình nghề nghiệp tư nhân và cơ chế thị trường và có thể được định hướng vào những mục tiêu cụ thể, 3) tỷ lệ cư dân không hoạt động tăng lên so với cư dân hoạt động. Những nhóm này có thể phát triển những mô hình tương tự như những mô hình trong hoàn cảnh lao động cụ thể. Điều đó có nghĩa là, khủng hoảng kinh tế chuyển thành khủng hoảng hành chính, do sự thiếu hụt không thể tránh khỏi về tính hợp lý trong quy hoạch quản lý.

Khủng hoảng tính hợp

Như vậy, chúng tôi có thể nói với Habermas rằng khái niệm khủng hoảng tính hợp lý được định hình sau khái niệm khủng hoảng kinh tế. Khi việc quản lý hành chính rơi vào khủng hoảng, khi hệ thống kế hoạch trung ương bị rối loạn, khi các mệnh lệnh chỉ đạo mâu thuẫn thể hiện qua những hành động hợp lý có mục đích của các thành viên trong hệ thống quản lý thì lúc đó vấn đề không đơn thuần là khủng hoảng kinh tế nữa mà là một giai đoạn đi sâu hơn nữa: đó là khủng hoảng tính hợp lý đe doạ tính thống nhất của hệ thống, và vì thế gây nguy hiểm cho tính thống nhất xã hội. Quan điểm này có thể giải thích theo cách sau:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng chuyển từ kinh tế sang hệ thống quản lý hiện đang hoạt động theo các nguyên tắc hợp lý của nó dựa trên các mục đích và các phương pháp kỹ thuật.

Thứ hai, việc quản lý quá nhấn mạnh vào tiến bộ kinh tế và vào tính hợp lý được định hướng một cách khoa học của mình, bỏ qua các nhân tố con người. Trong phê phán macxít đối với xã hội tư sản, hệ thống quản lý đã tự mang trên mình vấn đề tha hoá. Sự tha hoá là một bộ phận của hệ thống TBCN.

Thứ ba, hậu quả của việc quá nhấn mạnh tính hợp lý kỹ thuật là quá tải đối với các chi phí chung trong các chiến lược thị trường và chi phí cho nhu cầu về các hàng hoá phi sản xuất. Tất cả được cộng vào chi phí sản xuất hạ tầng và tiêu dùng xã hội, cũng như phúc lợi xã hội. Tóm lại, đó là gánh nặng các chi phí của một nền sản xuất đã được xã hội hoá rộng rãi.

Thứ tư, do thay đổi về tính hợp lý, nên nguyên tắc truyền thống của Chính phủvà bộ máy hành chính đã gây ra sự suy sụp của chính nó thông qua một cuộc khủng hoảng về tính hợp.

Xã hội Nho giáo về cơ bản được xây dựng trên một kiểu tương tác lý tính giữa các chủ thể mà tôi gọi là có tính hợp lý . Sự chuyển dịch sang tính hợp lý khoa học như một nguyên tắc mới về kinh tế và tiếp đến về cuộc sống đã thu hẹp hệ thống giá trị Nho giáo đến mức nó phải thừa nhận tình trạng yếu kém và bất lực của nó trong việc giải quyết vấn đề của thế giới hiện đại. Khủng hoảng này là kết quả của việt không hiểu biết thực tế về tính hợp lý khoa học. Giá trị Nho giáo không thể đưa ra cho chúng ta lờiphán xét cuối cùng, bởi vì nó được xây dựng trên những hiện tượng tự nhiên bên ngoài và hoàn toàn trung lập. Do vậy, việc không biết tính hợp lý Nho giáo chính là không hiểu về tính hợp pháp của các giá trị truyền thống. Khủng hoảng về tính hợp lý không tách rời với khủng hoảng về tính hợp pháp.

Khủng hoảng tính hợp pháp

Với thuật ngữ tính hợp pháp, chúng tôi muốn nói quá trình hiểu biết và chấp nhận một cái gì đó là một thực tế và không thể tránh được, tức chính là quá trình hợp pháp, đạo đức hóa...Thuật ngữ "hợp pháp" thể hiện hành động chung hàm ý nhận thức và chấp nhận. Hợp pháp có thể hoặc đúng luật hoặc đúng thực tế. Vì thế, cuộc khủng hoảng tính hợp lý có nghĩa là, một bộ luật, một thói quen, một tiêu chuẩn đạo đức hoặc một giá trị cụ thể nào đó không còn được nhận thức hoặc chấp nhận nữa. Khủng hoảng giáo dục ở Đài Loan là một trong những ví dụ minh hoạ rõ nhất về việc này. Một mặt, trẻ em được dạy sống tuân theo tiêu chuẩn Nho giáo nhưng mặt khác chúng lại được khuyến khích và thúc đẩy vươn tới những thành công vật chất. Kết quả vừa rõ ràng vừa bi kịch: sinh viên và cha mẹ họ đã hy sinh các giá trị Nho giáo vì lợi ích vật chất của bản thân họ. Tuy nhiên, khủng hoảng tính hợp pháp chỉ nảy sinh khi không hài hòa được giữa các giá trị đạo đức và các quyền lợi vật chất. Với các khuôn thước cứng nhắc, Nhà nước Nho giáo không sẵn sàng chung sống với chủ nghĩa vi lợi và chủ nghĩa cá nhân nên đã nhải đối mặt với một cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi. Habermas lưu ý rằng, một hệ thống văn hoá xã hội cứng nhắc, không có khả năng hoạt động một cách ngẫu hứng theo nhu cầu của hệ thống hành chính mới, là điều có thể lý giải cho một quá trình biến những khó khăn về tính hợp pháp thành một cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp. Ông giải thích: "Một cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp có thể được biết trước khi những kỳ vọng không thể thực hiện được bằng cách đưa vào những giá trị hiện có nói chung, hoặc bằng những đòi hỏi về sự phù hợp với hệ thống được hình thành một cách khách quan".

Tuy vậy, cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp có liên quan không chỉ với một cuộc khủng hoảng về tính hợp lý mà nó còn dựa trên khủng hoảng động cơ, tức là trên "một sụ khác biệt giữa đòi hỏi về các động cơ mà Nhà nước tuyên bố với động cơ mà hệ thống văn hoá xã hội đưa ra".

Khủng hoảng động

Theo Habermas, khủng hoảng động cơ xảy ra khi "hệ thống văn hoá xã hội thay đổi theo cách mà đầu ra của nó trở nên suy giảm chức năng hoạt động cho Nhà nước và cho hệ thống lao động" xã hội Đài Loan hiện tại có xu hướng tiến tới cái đã xảy ra trong các xã hội TBCN đi trước tức là những hội chứng của chủ nghĩa tư hữu nghề nghiệp gia đình và dân sự. Chủ nghĩa tư hữu dân sự là khuynh hướng đi theo một lợiích trong việc chèo lái và duy trì hệ thống hành chính, rất ít tham gia vào quá trình hợp pháp hoá: cơ cấu của một thực tế công cộng phi chính trị. Mặt khác, như Habermas giải thích, chủ nghĩa tư hữu nghề nghiệp gia đình là một định hướng gia đình với những lợi ích về tiêu dùng, giải trí và định hướng nghề nghiệp. Chủ nghĩa tư hữu thứ hai này tương ứng với cơ cấu các hệ thống giáo dục và nghề nghiệp có cạnh tranh điều tiết qua sự thành đạt. Trong khi chủ nghĩa tư hữu dân sự chưa phát triển mạnh thì sự hiện diện của nó cũng đã gây được sự chú ý. Nguồn tài năng dồn vào các doanh nghiệp tư nhân, sự phát triển quyền lực của tầng lớp doanh nghiệp xác nhận khuynh hướng này. Trường hợp thứ hai, chủ nghĩa tư hữu nghề nghiệp gia đình thấy rõ nhất trong hệ thống giáo dục Đài Loan, đối với hầu hết các sinh viên, sự lựa chọn đầu tiên là tuân theo nhu cầu của thị trường: động cơ đơn giản là càng giàu càng tốt.

Do động cơ thay đổi nên xã hội ngày nay phải cùng lúc đối mặt hai cuộc khủng hoảng:

1.Sự đứt đoạn với truyền thống đi liền với cuộc khủng hoảng động cơ. Chấp nhận chính sách kinh tế tư bản chủ nghĩa là thay đổi động cơ truyền thống trở thành một "nhà cai trị có đạo đức và có năng lực" những động cơ mới như chủ nghĩa tư hữu dân sự và chủ nghĩa tư hữu nghề nghiệp gia đình, tuy nhiên.

2. Thay đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản tiên tiến và chủ nghĩa tư bản Nhà nước đã tạo ra khủng hoảng động cơ mới. Thậm chí sau này khi chủ nghĩa tư bản sụp đổ thì các động cơ cũng sẽ rơi vào những cuộc khủng hoảng mới. Điều này còn chưa xuất hiện trong xã hội Đài Loan nhưng như Habermas tiên đoán loại khủng hoảng này hình như không tránh khỏi.

Hậu quả của chủ nghĩa tư hữu dân sự và chủ nghĩa tư hữu nghề nghiệp gia đình là sự đề cao chủ nghĩa cá nhân về sở hữu, đề cao định hướng vào giá trị trao đổi, đề cao chủ nghĩa khoa học và đề cao đạo đức phổ biến (chính xác hơn là thuyết vị lợi). Tất cả những hậu quả này góp phần làm giảm giá trị đạo đức Nho giáo và nâng cao giátrị các chuẩn mực mới được xây dựng trên các động cơ này. Tuy nhiên, cho dù các chuẩn mực mới cần được hợp thức hoá thông qua kiểu tính hợp lý mới cũng được xây dựng trên tập quán (đời sống). Trong thực tế, cho dù cuộc sống hiện đại của chúng ta có khác với cuộc sống của tổ tiên chúng ta bao nhiêu đi nữa thì những khác biệt đó cũng không phải là điều chủ yếu.

Những khía cạnh cơ bản nhất của bản chất con người như tình yêu, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tồn tại vẫn như thế. Do vậy, chúng ta có thể nói rằng các động cơ mới và tính hợp lý mới không hoàn toàn loại bỏ được khủng hoảng. Ngược lại, chúng có thể còn liên quan với nhau trong một cuộc khủng hoảng mới. Tương tự như vậy, xã hội hiện đại của chúng ta, cho dù có vẻ khác hoàn toàn với xã hội Nho giáo nhưng vẫn chưa thoát khỏi đạo đức Nho giáo. Sự thực cái mà chúng ta gọi là các giá trị mới lại không hoàn toàn mới và cho dù chúng có mới đi chăng nữa thì cũng không thể giúp chúng ta thoát khỏi mọi khủng hoảng nếu chúng không được xây dựng trên bản chất con người, một quan điểm mà Không Tử đã nhấn mạnh và Mác đãbảo vệ.

Bốn khủng hoảng chính trên tức là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tính hợp lý, khủng hoảng tính hợp pháp và khủng hoảng động cơ không thể hiện sự nhẩm lẫn hoặc suy giảm về giá trị đạo đức. Chúng là hiện thân và quan trọng hơn, chúng phản ánh các hoạt động cơ bản của con người và các cuộc khủng hoảng là hậu quả của các hoạt động đó. Để làm cho cuộc thảo luận của chúng ta có kết quả hơn, chúng tôi tạm tổng kết lại cách hiểu của cái gọi là khủng hoảng đạo đức và các giá trị trong những luận điểm sau:

1. Trước hết, chúng tôi không nghĩ rằng việc đánh giá lại hoàn toàn một cách căn bản theo quan điểm của Nietzche có thể giải quyết cuộc khủng hoảng của chúng ta. Trên thực tế, theo cách nhìn của quan điểm hư vô, không gia đình, không gốc rễ, thì khủng hoảng có thể trở nên tồi tệ hơn.

2. Điều đó có nghĩa rằng, cho dù kinh tế có thay đổi mạnh mẽ, cho đủ cơ cấu xã hội được biến đổi và cho dù các hệ tư tưởng mới chuyển tiếp thường xuyên thì các giá trị truyền thống vẫn bao hàm đạo đức. Nho giáo không thể đơn giản bị loại bỏ. Chúng ta đứng về phía Hans-Georg Gadamer khi nói rằng đánh giá lại là một điều không thể thực hiện nếu không có các giá trị truyền thống. Chúng ta sẽ tìm hiểu luận thuyết của Hegel rằng quá trình khủng hoảng có thể khắc phục chỉ khi nó được hiểu là quá trình lọc bỏ,trong đó cả ba tính chất loại bỏ, bảo tồn và biến đổi đều ngang nhau. Như vậy, chúng ta không hoàn toàn thoả mãn với phong trào Ngũ Tứ nhưng quan tâm đến lời khuyên của Bertrand Russell đối với các học giả Trung Quốc rằng cần phải cẩn trọng khi tiếp nhận các giá trị mới du nhập.

3. Quá trình suy giảm giá trị đau đớn nhưng cần thiết theo nghĩa khủng hoảng các giá trị phải được hiểu như một bước đi bình thường trong quá trình nhận thức và phát triển xã hội. Sự suy giảm giá trị hoặc khủng hoảng không kiểm soát được khi chúng ta chấp nhận các giá trị mới một cách thiếu suy nghĩ và không phê phán, đó làkhi chúng ta không hiểu bản chất của các giá trị. Trường hợp Đài Loan có thể giải thích trong bối cảnh như vậy, tức là toàn bộ hệ thống giáo dục được định hướng theo thành đạt kinh tế và bí quyết kỹ thuật. Nó chấp nhận tính hợp lý mục đích và phương tiện làm nguyên tắc giáo dục và như vậy bỏ qua tính hợp lý thực tiễn và đạo đức truyền thống vốn là nguyên tắc của nó.

4. Một thái độ phê phán có suy nghĩ đối với quá trình hiện đại hoá và các giá trị hiện đại của nó không có nghĩa là chúng ta quay trở lại với Nho giáo bảo thủ để nó giúp chúng ta cân bàng tình trạng sức khỏe của xã hội chúng ta. Quá nhấn mạnh tính hợp lý có thể dẫn đến sự tha hoá và vật hóa con người, trong khi đó nếu quá nhấn mạnh đến tính duy lý, thì chắc chắn sẽ hạn chế sự phát triển nhận thức của con người, và như vậy kìm hãm sự phát triển lịch sử nhân loại.

5. Điều này dẫn đến luận điểm xa hơn là khủng hoảng các giá trị Nho giáo có thể hiểu là một cuộc khủng hoảng tính hợp lý bao gồm khủng hoảng tính hợp pháp và khủng hoảng động cơ. Trước hết, con người (các học giả) mất niềm tin vào Nho giáo khi họ phát hiện ra Nho giáo bất lực trước hiện đại hóa, lỗi thời với cách sống mới du nhập từ phương Tây và tính bảo thủ phản động của nó trong chính trị (Phong trào Ngũ Tứ và Cách mạng Văn hoá). Thứ hai, sau khi mất lòng tin, người ta quay trở lại với các giá trị phương Tây nhưng thật không may, sau đó người ta lại thấy không đồng cảm được. Thứ ba, cho rằng họ chẳng có chỗ nào để mà đến nữa, họ vẫn nhàn rỗi và chọn cách sống mà Dostoevski gọi là chủ nghĩa hư vô. Điều đó có nghĩa là họ cố gắng hợp pháp hóa cái mà họ đã biết là không thể. Đối mặt với công việc không thể thực hiện được này, họ chỉ đơn giản là mất động cơ thúc đẩy họ hành động mà thôi.

6. Từ một khía cạnh khác, khủng hoảng các giá trị Nho giáo cũng có thể giải thích trong mâu thuẫn giữa duy lý và hợp lý, hoặc giữa khoa học và đạo đức. Mâu thuẫn này dường như là trở ngại dễ nhìn thấy nhất và là chính sách gây tranh cãi nhiều nhất trong nền giáo dục TrungHoa.

Để kết luận cuộc thảo luận này, chúng tôi muốn nhắc lại rằng khủng hoảng các giá trị Nho giáo có thể thấy rõ trong bối cảnh xã hội rộng hơn nhiều như một chỉnh thể, và đó không phải là kết thúc của một thế giới, nhưng là một bước đi biện chứng cần thiết. Bước đi tiếp theo là làmsao giải quyết cuộc khủng hoảng này. Để làmđược như vậy, chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ giữa duy lý và hợp lý, giữa tri thức khoa học và sự khôn ngoan thực tiễn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Quan niệm của nho giáo về xã hội lý tưởng

    20/10/2006Nguyễn Thanh BìnhGiống như bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào khác, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về một xã hội lý tưởng với tất cả những đặc điểm căn bản của nó và các biện pháp để tạo lập duy trì cái xã hội ấy.
  • Lý học và tượng số của Nho - Lão - Phật giáo

    23/08/2006Đ.H.LTừ khi ra đời và phát triển đến thế kỷ XI là thời điểm Nho giáo thịnh vượng nhất cùng với những tên tuổi lớn như: Âu Dương Tu, Thiệu Ung, Chu Hi...Đồng thời cho đến lúc này, Nho giáo được chia ra thành hai bộ phận: đạohọc và đứchọc, và trình độ triết học của Nho giáo đã được nâng lên cao ngang với Lão học và Phật học...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...