Khổng giáo với nền khoa học kỹ thuật Trung Hoa

10:32 SA @ Thứ Sáu - 15 Tháng Sáu, 2007

Trong bài báo nói về quá trình cải tổ của nềnkhoa học Trung Hoa hiện đại đăng trên Tạp chí Nghiên cứu (La Recherche, số 313, tháng 10/1998, tr. 52 - 64) , Tổng Biên tập của Tạp chí này, ông Olivier Postel Vinay, có trích dẫn ýkiến của ông Tsou Chenlu. Chủ nhiệm Khoa các khoa học sự sống của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc về ảnh hưởng của Khổng giáo đến sự phát triển của nền khoa học TrungQuốc như sau:

"Ảnh hưởng của Khổng giáo giải thích vì sao TrungQuốc chưa bao giờ là mạnh trong khoa học, đặc biệt là trong các ngành khoa học trừu tượng. Ông cho rằng, Khổng giáo chỉ dạy cho người ta nghệ thuật tìm chỗ đứng của mình trong tôn ti đẳng cấp xã hội đã được định hình sẵn, chứ không khuyến khích người ta tìm tòi, sáng tạo. Ông đã khẳng định rằng, bốn phát minh lớn nhất của TrungQuốc được thế giới thừa nhận về la bàn, thuốc súng. Nghề làm giấy và kỹ thuật in chỉ là các phát minh kỹ thuật chứ không đóng góp gì vào việc phát minh ra các quy luật của tự nhiên. Theo ông, khoa học hiện đại chỉ thâm nhập vào Trung Quốc từ giữa thế kỷ thứ XIX cùng với tiếng súng đại bác của người Anh, và các vị vua chúa nhà Thanh cũng lại chỉ quan tâm đến các kỹ thuật mới đầy hấp dẫn vào thời đó như đường xe lửa, điện và ôtô mà thôi.

Tiếp đó, ông phê phán những người lãnh đạo của nước TrungHoa trong thời kỳ mở cửa này rằng: "khi nói đến khoa học kỹ thuật hay khoa họccôngnghệ, thì trong thâm tâm họ cũng chỉ nhấn mạnh đến kỹ thuật và công nghệ còn khoa học chỉ được nhắc đến một cách hời hợt trên đầu lưỡi"!

Bỏ qua sự hoài nghi về tính chính xác của các lời trích dẫn trên đây (vì Tạp chí Nghiên cứu là một trong số các Tạp chí khoa học có uy tín nhất trên thế giới) những ý kiến của ông Tsou Chenlu đã gây cha tôi nhiều nỗi băn khoăn: Có chắc Khổng giáo đã ngăn cản sức sáng tạo của dân tộc Hán? Ngoài các phát minh kỹ thuật, TrungQuốc cổ đại không có các phát minh khoa học, đặc biệt là khoa học trừu tượng? Vì sao TrungQuốc hiện đại có vẻ như chú ý đến kỹ thuật (công nghệ) nhiều hơn là đến khoa học?

Vì chưa đủ thông tin cho nêntôi không đặt vấn đề tranh luận với ông TsouChenlul tôi chí muốn trao đổi với bạn đọc nhữnghiểu biết của mình (chắc chắn là còn rất hạn hẹp) về những vấn đề mà tôi có thể là cả các bạn nữa quan tâm.

Tháng 5 năm nay khi qua Bắc Kinh tôi có dịp hỏi ý kiến ông Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc về những lời phát biểu nói trên của người đồng nghiệp của ông ông đã trả lời đại ý: đó là ý kiến riêng của ông ấy, và không có bình luân gì thêm cả. Qua đấy tôi đồ rằng ýkiến của ông TsouChenlu đã không được đa số các nhà khoa học Trung Quốc chia sẻ. Bản thân tôi cũng cảm thấy nhữngđiều đó chua có sức thuyết phục lắm. Trước hết, việc khẳng định rằng Khổng giáo chỉ dạy cho người ta cách tìm chỗ đứng của mình trong xã hội một cách thụ động chứ không khuyến khích người ta cải cách và sáng tạo có lẽ là không đúng lắm. Nếu khẳng định rằng, giai cấp thống trị đã lợi dụng Khổng giáo để nô dịch dân chúng theo tinh thần ấy thì chắc đúng hơn. Nhưng thực ra, Khổng Giáo của Khổng Tử và Mạnh Tử (chứ không phải của những triết gia Hán nho và Tống nho đã làm Khổng Giáo chính danh méo mó đi nhiều, theo nhận xét của vi học giả rất đáng tin cậy Nguyễn Hiến Lê trong cuốn "Không TửNxbvăn hóa, năm 1996) đã dạy người ta biết chấp nhận và thúc đẩy cải cách, nắm vững chính đạo nhung cũng phải biết quyền biến, tuy không khuyến khích cực đoan mà đề cao sự vừa phải nhưng là sự vừa phải chính danh (Hễ chính danh thì quy kết tất là cách mạng- Nguyễn Hiến Lê, Sđd, tr.132). Hơn nữa, theo Thi Trung Liên ( TrungQuốc nhất tuyệt, Tập 1, Nxb Văn hóa năm 1997, tr 140 - 148) thì Khổng Giáo ra sức đề cao tinh thần hào kiệt. Tinh thần hào kiệt ấy thể hiện ở bốn phương diện chính là: (1) Tinh thần hy sinh thân mình để bảo vệ đạo nghĩa. (2) Chính khí hạo nhiên: giàu sang không thề quyến rũ, ủy vũ không thể khuất phục gian khó không thể chuyển lay. (3) Hùng tâm tráng khí, ngang trời đọc đất, dựng công lập nghiệp. (4) Tinhthần sángtạo, dámkhai phá,không chịusự trói buộc của lề thói cũ.Xem thế, không thể nói rằng Khổng giáo đã trói buộc tinh thần sáng tạo của người TrungHoa. Càng không thể nói được rằng, vì chấp nhận Khổng giáo mà TrungQuốc chưa bao giờ mạnh về khoa học, đặc biệt là khoa học trừu tượng.

Bằng chứng là ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, ở Trung Quốc đã lưu hành một tác phẩm số học cổ đại nổi tiếng là Tô Tử Toán Kinh, lúc đó chắc là có vẻ trừu tượng hơn bây giờ ta tưởng nhiều. Tác phẩm này đã trình bày vấn đề "tìm một số chưa biết" với những cách giải rất khéo léo và lý thú đến nỗi sau này đã biến thành trò chơi được lưu truyền cho hậu thế như "Tần vương ngầm đếm quân" hay "Hàn tín điểm binh"... Đây thực chất là bài toán giải nhóm đồng dư thức bậc 1mà mãi đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên các nhà toán học Châu Âu mới đặt vấn đề nghiên cứu, và được hoàn chỉnh vào năm 1810 bằng công sức của nhà toán học người Đức C.F.Gauxơ.

Cùng với những công trình khoa học khác như“Chutoán" xuất hiện từ thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, với công cụ tính toán là bàn tính gẩy như vẫn dùng cho đến ngày nay, "Ngũ tinh chiêmvề thiên văn (170 năm trước Công nguyên) và "Hai mươi tư tiếtkhi và bảy mươi hai hậu”về lịch pháp nông nghiệp cố đại (2200 năm trước Công nguyên): người Trung Hoa đã có nhiều thành tựu khoa học kể cả khoa học trừu tượng, trước và rất xa lúc ra đời của Khổng Tử (năm 551 trước Công nguyên).

Các phát minh kỹ thuật của Trung Quốc đã được cả thế giới thừa nhận, tuy không phải là các công trình phát minh ra các quy luật của tự nhiên, nhưng đã chứng tỏ sức sáng tạo lớn lao của người TrungHoa cổ đại.

Ngay từ thời Chiến quốc (thế kỷ V đến thế kỷ III trước Công nguyên), người TrungHoa cổ đại đã sớm phát hiện ra hiện tượng: từ trường của trái đất xác định hướng Bắc - Nam của một thanh nhiễm từ. Nguyên tắc này đã được sử dụng làm La bàn (kim chỉ nam) dùng để xác định phương hướng một cách chính xác vào thời Bắc Tống (thế kỷ XI sau Công nguyên). Trong khi đó ở phương Tây, mãi đến thế kỷ XV La bàn mới được Colombo người phát hiện ra Châu Mỹ sử dụng.

Kỹ thuật in đã được phát triển ở TrungQuốc thế kỷ thứ IIsau Công nguyên, bắt đầu từ tập bản khắc đá, in bằng ván khắc rồi đến in bằng con chữ rời. Mãi đến cuối thế kỷ XIV nghề in đã rất phát triển ở TrungQuốc mới từ Tây vực truyền sang ChâuÂu và đã góp phần rất quan trọng vào việc đưa vùng này thoát khỏi đêm dài Trung cổ.

Nghề làm giấy có từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên ở TrungQuốc và được hoàn thiện dần để đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên thì được truyền bá sang ChâuÂu qua Tây Ban Nha như là một kỹ nghệ hoàn hảo. Pháp và Bắc Mỹ lần lượt nhập được kỹ thuật này vào cuối thế kỷ XII và cuối thế kỷ XVII.

Thuốc súng (gồm than gỗ, lưu huỳnh và tiêu thạch - Natri) đã được giới binh đao của TrungQuốc cổ dùng từ trước thế kỷ thứ X sau Công nguyên. Mãi đến giữa thế kỷ XIV Châu Âu mới bắt đầu biết chế thuốc súng đến để sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở thời kỳ quá độ từ Trung cổ sang Cận đại.

Nhắc lại sơ lược nhũng phát minh nói trên, dù là khoa học hay kỹ thuật để nói lên rằng, Trung Quốc cổ đại đã có một nềnkhoa học- kỹ thuật vượt trội, song song với sự hình thành và phát triển của Khổng giáo. Còn sau này, nhất là sau thời kỳ Phục hưng ở phương Tây, sự tiến bộ chậm chạp về khoa học- kỹ thuật của phương Đông phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị - xã hội phức tạp khác chứ không phải là do lỗi của ngài Khổng Tử rất đáng kính trọng.

Cuối cùng, ý kiến của ông Tsou Chenlu về thái độ nhấn manh kỹ thuật (công nghệ) coi nhẹ khoa học (đặc biệt các nghiên cứu cơ bản) của các nhà lãnh đạo Trung Hoa kể từ thời nhà Thanh là có cơ sở và cũng có thế giải thích được.

Đây là tình trạng phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển Tâm lý sốt ruột mau chóng có một nềnkinh tế phát triển với tốc độ nhanh đang sớm thoát ra khỏi nghèo nànvà lạc hậu, cộng với sự eo hẹp về nguồn lực và sự thúc bách của cơ chế thị trường đã làm cho các nhà họach đinh chính sách phát triển ở những nước này dễ có khuynh hướng ưu tiên cho những đầu tư sớm có hiệu quả theo kiểu “mỳ ăn liền". Đầu tư cho công nghệ dễ thấy có hiệu quả hơn là đầu tư cho khoa học. Hơn nữa, trong khoa học nói chung bên cạnh "khoa họcvi nhân sinh"còn có cả "khoa họcvi khoa học"mà xem ra cả hai đều quan trọng. Càng ngày chúng ta càng thấy rõ ràng nếu không có một trình độ khoa học vững vàng thì không thể phát triển công nghệ một cách có hiệu quả được. Chỉ có điều với nhung nước nghèo thì phải cân nhắc thật kỹ tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cho phát triển công nghệ để vừa dần dần xây dựng tiềm lực khoa học mạnh mẽ, vừa tiến hành đổi mới công nghê một cách có hiệu quả.

Đó cũng chính là điều mà TrungQuốc đang thực hiện với tinh thần sáng tạo của Khổng Tử, hay của Mác? hay của cả hai cộng lại?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lý sự Trung Hoa

    12/01/2015Chu HảoMỗi ngày phải để ra ít khoảnh khắc đứng ngoài cuộc đời, nhìn lại cuộc đời. Sau mỗi tháng, mỗi năm đều phải dành thời gian thích đáng để làm việc đó. Người tầm thường thì luôn bị cuộc đời cuốn đi, không thể dừng lại được. Kẻ sỹ thường lại hay xa rời cuộc sống của nhân quần, không hòa nhập được vào đời thường. Duy chỉ những người rất có văn hóa mới vừa luôn luôn hòa nhập với đời thường, vừa có thể tách ra khỏi cuộc sống thường nhật vào bất cứ lúc nào để nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc đời; điều ấy nói thì dễ chứ làm thì khó lắm thay!...
  • Mười “Hiện đại hóa” của sinh viên đại học Trung Quốc

    27/03/2014Dương Quốc Anh dịch theo tạp chí “Cách ngôn”Dưới làn gió xuân cải cách “sản nghiệp hóa giáo dục”, hưởng ứng lời hiệu triệu vĩ đại “mở rộng chiêu sinh”, từ năm 1999 đến nay trường mở rộng chiêu sinh, thu được thành tích nổi bật, trở thành điển hình của các trường đại học, cao đẳng trong toàn thành phố, chuyển lỗ thành lãi, sản xuất có quy mô. Bây giờ, tôi có thể kiêu hãnh mà tuyên bố trường tôi đã dần dần thực hiện “mười cái hiện đại hóa”...
  • Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “luận ngữ” của Khổng Tử

    27/11/2006Nguyễn Thị Kim ChungBốntác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đạihọc, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử,được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 - 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tậpchú, trong đó Luận ngữđược xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập.
  • Trình độ tu dưỡng khoa học của người Trung Quốc

    15/11/2006Dương Phương AnhTheo giải thích của Tổ trưởng Tổ điều tra tu dưỡng khoa học công chúng Trung Quốc thì trên quốc tế đã khái quát tu dưỡng khoa học làm ba bộ phận tổ thành: đạt được trình độ hiểu biết cơ bản lề trí thức khoa học, đạt được trình độ hiểu biết cơ bản về quá trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, đạt được trình độ hiểu biết cơ bản rằng khoa học kỹ thuật đã có ảnh hưởng đối với cá nhân và con người như thế nào.
  • “Nhân” trong luận ngữ của Khổng Tử

    17/08/2006Lê Ngọc AnhNho giáo ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên do Khổng Tử là người sáng lập. Tại quê hương của Nho giáo đã từng có lúc rộ lên "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", nhưng thực tế đã chứng minh, cuối cùng thì Nho giáo vẫn là học thuyết có sức sống lâu bền nhất...
  • Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

    26/06/2006Trần Thị HuyềnHọc thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này...
  • Tôn Trung Sơn – Nhà cách mạng, nhà triết học

    16/03/2006Nguyễn Băng TườngTôn Trung Sơn nêu lên cương lĩnh của chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền và dân sinh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc...
  • Bài học từ thuyết Trung dung

    12/01/2006Ngô Minh QuânThuyết Trung dung (trung là không ngả về một thái cực nào, dung là dung hòa, thích hợp với hoàn cảnh) là một trong những triết lý sống của người Á Đông. Thuyết Trung dung không chỉ có giá trị trong cuộc sống nói chung mà cả trong kinh doanh.
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • 10 bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc

    25/10/2005Trần Hải HàCó rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Bài viết này cung cấp các bí quyết để hòa nhập và phát triển tại thị trường Trung Quốc
  • Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung Quốc

    17/08/2005Người Hoa nắm giữ phần lớn tài sản của một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Indonesia, Philippines, Thái Lan. Người Hoa đang nắm giữ một lượng ngoại tệ bằng cả Nhật và Đức cộng lại. Người Hoa lại có thể kinh doanh trên toàn cầu một cách linh hoạt và hầu như không tuân theo các nguyên tắc giao dịch làm ăn thông thường trong thế giới phương Tây...
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • xem toàn bộ