Khi tạo hóa ban cho chỉ có vậy

09:42 SA @ Thứ Năm - 16 Tháng Tư, 2009

1. Qui luật nghịch biến

Nhà Vật lý lý thuyết lừng danh Max Planck, người khai sáng Vật lý Lượng tử, nói: “Có thể dám chắc rằng, hiện nay không còn một vấn đề nào, dù trừu tượng đến đâu, của văn hóa nhân loại mà không có quan hệ, bằng một cách nào đó có thể hiểu được, với Khoa học tự nhiên “.

Vậy là, chúng ta có cơ may nhận biết chính xác hơn, nguồn gốc của nhiều hiện tượng xã hội đáng lo ngại hiện nay, nhờ dựa trên cơ sở “Triết học Tự nhiên”, rút tỉa từ những định luật của Khoa học, nhằm giúp chúng ta chọn lựa con đường phát triển an toàn, bền vững, cân bằng giữa cái “bên ngoài” và cái “bên trong” của đời sống xã hội, hay nói cách khác là giữa Lượng và Chất, của đời sống. Những hiện tượng xã hội đáng lo ngại ấy, hiện nay được giải thích một cách khái quát là do “mặt trái của cơ chế thị trường”, và sự lay cuốn dữ dội của làn sóng “toàn cầu hóa”. Cách giải thích này không sai, nhưng không cho ta biết, tác động vào đâu để điều chỉnh sự quá đà của nó, gây thảm họa lâu dài.

Trong khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm nứt vỡ và kéo theo sự suy sụp từng mảng của nền tảng đạo đức xã hội, thì làn sóng toàn cầu hóa, từng ngày, cuốn đi linh hồn của nhiều làng quê trong dòng xoáy đô thị hóa tự phát.

Màu xanh của “bức tranh quê”, ôm ấp con người, gắn bó nhau như một phần của thiên nhiên ấy, đã bao đời nay, chan hòa trong tình làng nghĩa xóm, tạo nên một bản sắc Hồn quê đậm đà, giờ đây, khá nhiều nơi hầu như đã biến mất. Họa hoằn lắm, cũng chỉ còn sót lại những vết nham nhở, hắt hiu. Thay vào đó, là những mảng tường bê tông sừng sững, chói chang màu nắng, của các ngôi nhà tầng, với đủ mọi kiểu kiến trúc . Những con đường bờ tre rũ bóng trưa hè, giờ là mặt đường bê tông trơ trọi, len lỏi được cả xe máy lẫn ô tô đến tận đầu làng cuối xóm.

Những ngôi nhà sát mặt đường trở nên chen chúc các “ô văn” mái vẩy, của những cửa hàng, buôn bán và dịch vụ, mời chào bằng những biển hiệu cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt: Karaoke, Băng đĩa nhạc, Massage, Cắt tóc v..v..

Hồn quê xưa, giờ là tất bật “hồn đô thị”, thay cho sự chan hòa nghĩa xóm tình làng “ là dòng chảy tiền nong, rả rích, từ túi người này, sang túi người khác.

Ta băn khoăn trong hoài niệm, cùng câu hỏi day dứt: Vậy, cái ưu việt mà đời sống mới mang lại, giữa “Bức tranh quê”với một “Hồn quê”, và “Bức tranh thị thành” với một “Hồn Đô thị” là ở đâu ?

Từ các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thường nghe câu: “Với tốc độ đô thị hóa chóng mặt như hiện nay …”, thì câu trả lời dường như nằm ở hiệu ứng “gia tốc” và cả hiệu ứng “Vận tốc” trong đó. Sự tương đồng qui luật “tự nhiên – xã hội”, ở trường hợp này, có thể tìm thấy trong Cơ học Einstein?: Gia tốc tương đương trường hấp dẫn, Nghĩa là ở đây có tác động của một “lực”cuốn hút mãnh liệt, hao hao như cơ chế một hệ Vật lý?

Mà theo thuyết Tương đối rộng, thì trường hấp đãn làm thay đổi thời gian: Hấp dẫn càng mạnh, thời gian càng trôi chậm, tức là thời gian bị kéo giãn. Mặt khác, thì hiệu ứng vận tốc, như thuyết Tương đối hẹp đã chỉ rõ: Đó là hiệu ứng thu nhỏ không gian và kéo giãn thời gian: Một mối quan hệ Nghịch biến rất hoàn hảo! Đặc trưng cho bản chất động lực, phổ biến đối với mọi đối tượng và hiện tượng tồn tại trong Vũ trụ.

Trở lại chuyện đô thị hóa. Từ vận động vật chất tuân theo các định luật Vật lý, tin lời Max Planck, ta thử nhìn nhận hiện tượng Vận động Tâm lý cũng chịu chi phối bằng chính những định luật ấy trên phương diện Định tính, hy vọng hé lộ ra một vài điều thú vị nào đó chăng. Và hy vọng đó càng có cơ sở, với niềm tin rằng, Vật lý và Tâm lý đều tồn tại trong một tổng thể thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau, như Khoa học và Triết học đã từng chứng minh vậy.

Sự tương đồng ấy chỉ ra rằng: Hiệu ứng “tốc độ” làm cho “không gian Tư duy” co lại, tức là không gian của “Tầm nhìn xa trông rộng” bị thu nhỏ và khu biệt, chỉ còn nhìn thấy chính mình: “ Cái Tôi ”, từng ngày một, hiện lên sừng sững, dẫn dắt mọi suy nghĩ, mọi việc làm.

Trong điều kiện đời sống vật chất được nâng cao, quyền sở hữu được khẳng định, thì “Cái Tôi” và cái “Của Tôi” ngự trị, như một cặp song sinh gắn bó.

Từ đó, lòng ích kỷ, với cái nhìn ghen ghét trở thành động lực của một cuộc đua chen ngấm ngầm, mà phương tiện thực hiện, được che đậy, bằng sự dối trá đủ màu sắc: Đạo đức giả lây lan, trong khi đạo đức thật xuống cấp.

Có thể có một sự phản bác rằng, cái “Tôi” vẫn hiện diện đâu đó từ bao đời nay, chứ nào đâu chỉ nảy nòi từ thời đô thị hóa ồ ạt ?

Thì hẳn là vậy, nhưng ở đây không nhằm nói đến lịch sử cái “Tôi” mà nói dến động lực chuyển hóa của nó từ cái “Chúng ta” nhảy vọt sang cái “Tôi” mà thôi. Đó mới là ý nghĩa lớn nhất đối với truyền thồng văn hóa cộng đồng của chúng ta.

Xin trích dẫn một đoạn ngắn bản tham luận về chân lý Phật giáo của Giảng sư Thích Huệ Đăng, đọc tại cuộc Hội thảo Quốc tế Việt nam học lần thứ 3, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2008 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ đình – Hà nội: “… ngay từ lúc lọt lòng mẹ, một cái tên gọi cùng với nhận thức sai lầm về cái Tôi đã tạo thành một ngộ nhận căn bản về sự hiện hữu, về giá trị của một con người. Từ đó, tính chấp và sự ích kỷ hình thành, đây chính là giềng mối của bao sự thống khổ, mà chúng ta phải cưu mang suốt cả kiếp người, Chính ảo mộng về cái Của tôi và cái Tôi, đã đưa đến thảm trạng chiến tranh, hận thù, cấu xé lãn nhau [… ] Khi chúng ta nhận thức được thực trạng của tấm thân ta, thấu rõ được rằng cái Tôi và cái Của tôi, chỉ là những gì rất mong manh, không bền chắc, luôn biến chuyển, thì khi ấy bức tường thành ích kỷ nhỏ nhen mới thực sự sụp đổ …

Như vậy là rõ ràng, hiệu ứng gia tăng tốc độ chuyển đổi tự phát “phi qui hoạch” từ làng quê sang đô thị, sẽ thúc đẩy ngày càng nhanh sự tiêu vong bản sác Văn hóa làng quê. Chất keo Tâm linh gắn kết cá thể trong cộng đồng từ bao đời nay, sẽ bị thay thế bằng mối quan hệ lệ thuộc vật chất hết sức bấp bênh: Sự phân hóa của mối quan hệ mới, chính là sự tha hóa đạo đức, kể cả những con người một thời trung dũng “Mình vì mọi người”. Sự bùng nở cái “Bên ngoài”,dù hoành tráng bao nhiêu, thì vẫn là dấu hiệu sự suy giảm, nghèo nàn cái “Bên trong” đi bấy nhiêu. Nghĩa là sự vận động nghịch biến của cặp phạm trù “Lượng” và “Chất”, phản ảnh đúng qui luật của Tự nhiên.

Nhưng vì sao lại như vậy? Câu trả lời là: “Tạo hóa ban cho chỉ có vậy”. Mọi thực thể và phi thực thể tồn tại trong Vũ trụ được chỉ định bởi hai “Định dạng”: Cái “Bên ngoài” và cái “Bên trong”, và đượcTriết học khái quát từ Khoa học Tự nhiên, bằng cặp phạm trù Lượng và Chất. Hai định dạng ấy làm thành một “Lượng bảo toàn” mà Tạo hóa đã ban. Do vậy, cái này tăng thì cái kia phải giảm.

Lấy một ví dụ: Tách lấy một thể tích V không khí quanh ta. Nó đang chịu áp suất chung của khí quyển hiện tại là p . Với điều kiện đẳng nhiệt, ta làm thay đổi thể tích của nó, chẳng hạn nén cho thể tích V nhỏ đi, thế thì lập tức áp suất p của nó tăng. Quá trình ngược lại cũng sẽ như thế: Làm giãn nở để tăng thể tích V, thì lập tức áp suất p giảm. Hành vi ấy của chúng là nhằm bảo toàn cái “vốn dĩ là mình” đã được Tạo hóa ban cho. Ví dụ này trong Vật lý được gọi là định luật Boyle – Mariott.

Quan sát Thế giới quanh mình, chúng ta thấy những ví dụ như vây không hiếm:

* Con gà ri nhỏ thó, nuôi rải rác ở làng quê, tự bươn chải kiếm ăn, chăm chỉ, giỏi dang lắm cũng không quá 3 kg cân nặng. Nhưng thịt xé phay của nó thì thơm ngon tuyệt diệu.
Giờ đây, qua lai tạo biến đổi để được to con, nặng ký, để thành gà công nghiệp, với thức ăn công nghiệp đủ mọi thành phần dinh dưỡng. Với dây chuyên nuôi nhốt hiện đâi, với số lượng lớn, thừa đủ đáp ứng một nguồn thực phẩm cho con người. Song, chất thịt thơm ngon thì đâu bằng gà ri được: Tăng lượng thì chất phải giảm là nhãn tiền.

* Con lợn cũng thế thôi. Con heo cỏ ( lợn ỉ ) quê xưa, nhỏ con mà thịt vừa thơm vừa ngọt. Đem nó mà lai tạo, để được giống lai to, nặng hàng trăm cân, mà thịt nó đâu được ngon, thơm như con heo cỏ.

* Rồi cả hạt thóc, bắp ngô, mật ong, hươu, gấu, hổ v..v.. cũng chịu cùng qui luật như thế: Tác động nhân tạo để tăng lượng, tăng bầy đàn, thì giá trị ẩm thực, giá trị dược liệu sẽ giảm.
Soi rọi trong kiếp người, trong đời sống xã hội, qui luật ấy cũng hiện diện dưới những hình thái khác nhau:

Chúng ta đã dần rút ra kịp bài học về tăng trưởng GDP bằng mọi nổ lực, mọi giá. Phân cấp, phân quyền cho địa phương, bằng mọi cách sáng tạo để thu hút đầu tư, lấy tăng trưởng vốn đầu tư hàng năm, làm kích cỡ để xếp thứ hạng, để đánh giá năng lực và tiềm năng, lấy đó làm hảnh diện. Kết quả được gì ? Được chứng kiến môi trường bị tàn phá, môi sinh bị hủy diệt, rừng xanh bị đốn chặt, di tích lịch sử, di sản thiên nhiên bị xâm hại, một bộ phận người dân bị mất nghiệp sinh sống, tội phạm gia tăng … Tuy rằng, bên cạnh đó chúng ta cũng thu được một số tiến bộ cải thiện bộ mặt kinh tế.

Hậu quả là, đơn khiếu kiện tăng, do an sinh bị xâm phạm. Một chuyển dịch nghịch biến diễn ra: Trong khi tăng trưởng vật chất xã hội được đẩy lên cao bằng mọi giá, thì sự an dân cùng niềm tin giảm sút.

Qui luật đó cũng diễn ra trong từng con người. Sự ganh đua ngấm ngầm gia tăng sở hữu vật chất với tham vọng thần tượng “Đại gia”, đã làm một bộ phận không nhỏ những con người có địa vị xã hôi, sa sút nhân cách. Kết quả là họ mất cái lớn lao hơn là “được” cái nhỏ bé, bấp bênh, tạm thời.

Ngược lại, chúng ta cũng được chứng kiến những con người từ cơ cực, vươn lên giàu có, sở hữu tài sản ngày càng tăng, nhưng cũng nặng lòng trắc ẩn nhân gian, đam mê từ thiện, chia xẻ cùng nhau cho những ai chưa gượng đứng dậy bằng mình. Trong tâm tư, họ nguyện làm động lực lôi kéo mọi người cùng tìm đến hạnh phúc, ấm no.

Và cũng không ít Doanh nhân được xã hội tôn vinh vi cái tâm không vụ lợi. Họ tôn trọng lợi ích cộng đồng, đầu tư không chút do dự cho hậu mãi, bằng dịch vụ chăm sóc và lắng nghe.

Ở đây, qui luật nghịch biến không hề bị vi phạm: “Lượng bảo toàn” mà Tạo hóa ban cho vẫn được bảo toàn ở một đẳng cấp mới, do định dạng lượngchất thúc đẩy hỗ trợ nhau phát triển trong thế bền vững: Một hệ thống cân bằng động.

Định luât Boyle Mariott được lấy làm chứng lý trong câu chuyện này, giờ đây, tương ứng với một giá trị mới của quá trình đẳng nhiệt: Có thể hiểu, đó là phần thưởng mà Tạo hóa ban tặng cho những hành vi đột phá “hợp ý Trời”, thúc đẩy sự phát triển hài hòa của Thế giới.

2. Định hướng tư duy

Nhằm định hướng suy nghĩ cho con cháu mai sau, cha ông ta đã để lại nhiều câu nói súc tích nhưng hàm ý thì rất sâu xa. Trong đó có câu: “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn”. Hai từ “ăn” và “sống” thay phiên nhau để chỉ mục đích cuộc đời, chỉ ra Đạo lý sống khi phải trả lời câu hỏi: Ăn để làm gì ? và, sống để làm gì ?

Hai câu hỏi thuộc về hai Thế giới: Thế giới vật chất và Thế giới Tư duy (cũng tức là Thế giới Tinh thần).

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, chúng ta thường nghe câu nói: “Dân ta từ ăn đói mặc rách, giờ đây người người đã ăn no mặc ấm. Chúng ta tiếp tục phấn đấu để tiến tới ăn ngon mặc đẹp”. Câu nói ấy đã đi vào lịch sử của một chặn đường phấn đấu trường kỳ gian khổ, nhưng tiếng vọng tương lai của nó, cho đến ngày hôm nay, không thể coi là định hướng Tư duy cho Thời đại trí thức nữa. Bởi vì, trí thức, trí tuệ phải được chắp cánh, chứ không thể chỉ là “Hậu cần” cho đời sống vật chất, chỉ khao khát “ăn ngon mặc đẹp”.

Trí thức được coi là qui chuẩn của thời đại, bởi vì nó được sinh ra và nuôi dưỡng từ ý thức và Tư duy, do đó Trí thức luôn đồng hành với Trí tuệ. Đó cũng là qui chuẩn của Con người hiện đại.

Trong cái “chuẩn” của con người hiện đại này, ta không thấy bóng dáng trần trụi của vật chất theo kiểu “ăn ngon mặc đẹp”. Trái lại, Tư duy và Nhân cách được đẩy lên cao, tầm Trí tuệ.
Ta cũng nhận thấy trong cái “chuẩn” đó, vị trí của đời sống vật chất không hề bị xem thường, mà còn được sáng tạo ngày càng phong phú và lành mạnh bởi Trí tuệ và Tư duy, theo triết lý truyền thống “Ăn để sống”. Còn “Sống để làm gì” cho đáng sống, thì cũng chính Tư duy và Trí tuệ sẽ dẫn dắt.

Như vậy, con người hiện đại, trong xã hội được vận hành bằng nền kinh tế trí thức, là con người phát triển trong thế Cân bằng động, luôn tương thích với Tự nhiên, là một phần của Tự nhiên. Những ý tưởng và hành vi cực đoan, thiên lệch quá đà sang môt hướng nào, sẽ không tránh khỏi thảm họa, phải trả giá đắt.

Để chặn đứng hệ lụy của làn sóng tự phát “ Đô thị hóa nông thôn”, đang hủy hoại dần bản sắc văn hóa Dân tộc hiện nay, cũng phải lấy qui luật Cân bằng động mà xem xét.

Nhưng Đô thị và Nông thôn là hai nội hàm đối kháng: Nếu Bảo toàn làng quê thì phải xua đi cảnh quan đô thị, và ngược lại, đô thị hóa thì xóa bỏ làng quê. Tính phủ định này không có lộ trình hay quá trình, cho nên không thể điều chỉnh bằng qui luật nghịch biến.

Đất nước Trung Hoa, cũng đang ồ ạt diễn ra đô thị hóa nông thôn tự phát, do lực cuốn hút của làn sóng toàn cầu hóa, làm băng hoại nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Đứng trước nguy cơ Âu hóa tràn lan trong Tư duy và lối sống của tầng lớp trẻ, các nhà lãnh đạo Trung quốc đã kịp đưa ra một khái niệm mới: “Phát triển một Xã hội hài hòa”.

Hưng thịnh của một đất nước không thể chỉ đơn điệu là Công – Thương mà thiếu vắng Nông thôn, nông nghiệp. Sinh khí của đất nước, không thể đâu đâu cũng sục sôi, hỗn độn, mà thiếu vắng bầu không khí trật tự, thanh bình: “Nơi trú ngự hồn thiêng Dân tộc”. Như vậy, phát triển hài hòa là nghệ thuật cộng thông “bức tranh toàn cảnh”, mà trong đó, bố cục Đô thị – Nông thôn sẽ hài hòa trong sắc độ.

Đó là ý tưởng lấy Hiện đại hóa nông thôn thay vì Đô thị hóa.

Bằng những bước đi có định hướng, sự nghiệp hiện đại hóa nông thôn sẽ không gây xáo trộn đời sống văn hóa làng quê, và “bức tranh quê” vẫn được tiếp tục giữ nguyên sắc màu ngàn đời của nó.

Cốt lõi của hiện đại hóa nông thôn là Hiện đại hóa con người. Do đó Thông tin đóng vai trò chủ đạo. Việc tạo dựng một không gian thông tin, nối mạch với văn minh đô thị trong mọi hoạt động sinh tồn, mà trình độ chênh lệch không còn là trở ngại như một ranh giới ý thức, thì sự hài hòa trở thành thực tiễn.

Lấy công nghệ thông tin làm động lực phát triển trong công cuộc “hiện đại hóa” nông thôn là một định hướng tất định trong mục tiêu Chiến lược con người. Với quan điểm, rằng một khi con người được khai sáng, ý thức và tư duy được nâng tầm, thì con người sẽ tự biết phải làm gì để bảo tồn và phát triển giá trị tồn tại của mình. cũng như biết tiếp thu chọn lọc những giá trị của bốn phương để làm phong phú mình.

Hà Nội, 15 tháng 4 năm 2009

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báo động ô nhiễm môi trường văn hoá

    30/03/2014Minh ThiVăn hoá, nói như nhà văn Nguyên Ngọc, là cái phanh của xã hội, của lịch sử. Một khi cái phanh ấy bị hỏng, thảm hoạ xảy ra khôn lường. Những bộc lộ gần đây ở lĩnh vực văn hoá cho thấy cái phanh ấy đang bị hỏng hóc; hoặc giả đó là hệ lụy từ một quá trình du nhập nhiều loại rác văn hoá, mà không qua một màng lọc của hệ thống quản lý hiệu quả...
  • Vấn đề con người, nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại và chủ nghĩa duy vật nhân văn hiện nay

    28/02/2009TS. Hồ Bá ThâmVấn đề con người luôn luôn là sự quan tâm phân tích, luận bàn trực tiếp hay gián tiếp của các trường phái triết học xưa nay. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự phát hiện và nghiên cứu về con người có góc độ và khía cạnh khác nhau. Chủ đề này không mới nhưng lại luôn luôn mang tính thời sự và chưa bao giờ cũ. Chúng ta khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh thì nhiều nhưng khám phá, tìm hiểu về con người, bản thân mình, như nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, thì vẫn còn ít...
  • Tản văn về 'Địa Linh, Nhân Kiệt và Phong Thủy'

    18/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong bài viết này tôi không muốn dựa vào các định nghĩa, lạm dụng cách nhìn có vẻ khoa học như nhiều người từng quen tai. Cố gắng không so sánh mà chỉ đặt ra những câu hỏi. Những câu hỏi là bắt đầu của tư duy và nhận thức, nó ám ảnh những khả năng, làm chúng ta trăn trở về sứ mệnh của con người. Hơn nữa dấy lên những khí chất còn tiềm ẩn của một dân tộc trong hành trình phát triển chứ không phải tự ru ngủ mình.
  • Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhAi cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
  • Nhìn về môi trường văn hóa VN

    08/12/2008PGS.TS Hồ Sĩ QuýChưa bao giờ môi trường văn hóa ở VN phong phú và đa dạng, năng động và tích cực, khích lệ và cám dỗ, có nhiều cơ hội và thách thức… như hiện nay. Có thể nói được như thế với thái độ hoàn toàn nghiêm túc và khách quan.
  • Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam

    08/07/2007Hồ Sĩ QuýViệc sửdụng lý thuyếtmôi trường văn hoá làmột cách kiến giải mới,một phương án tưduy mới về những vấn đề quen thuộc. Tác giảđã sửdụng lượng thông tin rất phong phúđể lý giải môi trường văn hoá Việt Nam từ các phương diện: tư tưởng- lý luận,kinh tế xãhội, đời sống tinh thần xã hội. Trêncơ sởđó, tác giả đưa ra kết luận rằng, nét chủđạo của môi trường văn hoá Việt Nam hiện naylà tốt đẹp và lành mạnh...
  • Những dấu hiệu suy yếu trong môi trường văn hóa doanh nghiệp

    14/11/2006Đông DươngKhi được hỏi rằng tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là gì, đa số các Giám đốc cấp cao đều có cùng một câu trả lời đó là con người! Thế nhưng, phản hồi từ các nhân viên cấp dưới lại cho thấy dường như các nhà quản lý của doanh nghiệp chưa thật sự thực hiện đúng với phương châm này.
  • “Nhân” trong luận ngữ của Khổng Tử

    17/08/2006Lê Ngọc AnhNho giáo ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên do Khổng Tử là người sáng lập. Tại quê hương của Nho giáo đã từng có lúc rộ lên "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", nhưng thực tế đã chứng minh, cuối cùng thì Nho giáo vẫn là học thuyết có sức sống lâu bền nhất...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • xem toàn bộ