Khi sông lở sóng cồn

06:05 CH @ Thứ Bảy - 12 Tháng Tư, 2014

Đối với chúng ta, vốn không rành rẽ về sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế như lạm phát, chỉ số giá, dự trữ… thì những hình ảnh sau sẽ giúp hiểu được một phần nào khung cảnh kinh tế, qua đó, ta biết mình đang trải qua cái gì và tại sao, khi mà về nhà vợ thỏ thẻ rau tăng giá, ra đường xe buýt bỏ chuyến vì giá xăng tăng...

Một dòng sông

Nền kinh tế giống như một con sông đang chảy, trong đó có nhiều khúc gỗ dài, ngắn trôi theo. Nước trong sông là khối tiền tệ đang lưu hành, các khúc gỗ là số hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Bờ tả của con sông có hai cụm là dân cư và các doanh nghiệp; bờ hữu có ba khối nhà là Bộ Tài chính (BTC), ngân hàng (gồm ngân hàng thương mại (NHTM) nằm gần bờ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đứng / đằng sau) và ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hay thị trường chứng khoán (TTCK).

Dòng sông chảy êm đềm khi khối nước và các khúc gỗ kết hợp với nhau theo một mức độ nào đó để không bị chênh lệch, tính theo hàng năm (thí dụ, năm 2006, khối tiền phát hành nhiều hơn 30% so với năm 2005 và số gỗ tăng 8%). Mỗi năm, mặt nước sông phải cao hơn năm trước để có nhiều nước hơn, nhiều gỗ hơn. Đó là sự phát triển kinh tế, và được đo bằng mức tăng trưởng GDP. Một khi vì lý do gì đó nước nhiều, gỗ ít, ấy là giá tăng; tăng quá 10% là lạm phát. Cũng vì sao đấy mà gỗ nhiều, nước ít; đó là thiểu phát. Đo lường một số cây nhất định (mặt hàng) với khối nước quanh nó (giá cả) thì ta có "chỉ số giá tiêu dùng" (CPI). Chỉ số này cho nước trên sông của ba khối nhà phía bờ bên hữu; triển vọng kinh tế đến cuối năm và mức sống của cụm dân cư lẫn doanh nghiệp. Khi giá hàng hóa tăng, hay lạm phát tăng một tí, thì mỗi người khổ thêm một tị.

Người tạo ra các khối gỗ trên sông là các doanh nghiệp cùng những người lao động làm việc cho họ (dân cư). Người lao động được lĩnh lương (nhận nước), dùng một số để ăn tiêu, còn thừa thì bỏ vào dòng sông để dành, cổ phiếu từ TTCK đề đổ nước vào con sông. Lấy nước ra họ cũng làm theo cách tương tự. Doanh nghiệp cũng qua NHTM hay TTCK lấy nước từ sông, chế biến gỗ, rồi bỏ gỗ vào sông lại để lấy nước về. Lời lãi của họ là số nước chênh lệch giữa hai lần lấy Doanh nghiệp tạo ra sự giàu có của quốc gia và họ luôn luôn cần nước vì đợi hàng thứ nhất bán xong, thì phải sản xuất đợi hai ngay mà tiền bán hàng của đợt trước phải vài tháng sau mới nhận được đủ là nước trên sông là do ba khối nhà bên hữu đổ vào cách đổ nước tạo thành các chính sách: tài chính của BTC, tiền tệ của NHNN, hoặc chiến lược kinh doanh của NHTM. Bộ đổ nước vào con sông bằng cách tăng lương; lập ra các dự án và cấp tiền cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư công). Bộ rút nước ra bằng cách tăng thuế và phát hành công trái. Nếu BTC có các đòn bẩy đó thì các NHTM ổn định lãi suất tiền gửi khi đổ nước vào, và lãi suất cho vay khi lấy nước ra. các ngân hàng này trực tiếp giải quyết nhu cầu nước của dân cư và doanh nghiệp, nên có khi thiếu hoặc thừa nước; vậy họ phải nhờ vả NHNN, và bị nơi sau kiểm soát. NHNN cho NHTM vay tiền bằng một thị trường mở và cơ bản. Mức này tạo nên lãi suất cơ bản để NHTM áp dụng. Riêng NHTM họ cũng tạo thêm nước trên sông bằng cách cho cá nhân và doanh nghiệp vay số nước nằm trên mức dự trữ mà NHNN đưa ra. NHNN ấn định mức này và khoanh số nước ấy; rồi sẽ tăng hay giảm số nước ấy để kiểm soát việc tạo thêm nước của NHTM. Khi cần, NHI rút thêm nước về; họ bèn đưa cái gầu cho NHTM, gọi là tín phiếu bắt buộc. Ba khối nhà bên hữu bờ song kiểm soát khối nước. Cụm nhà bên tả quyết định số gỗ bỏ vào dòng sông, nhiều hay ít, tùy theo số nước trên sông có cho họ lời lãi hay không.

Khi sông lở sóng cồn

Nếu mặt sông mỗi năm dâng một cao, các khúc gỗ sẽ nhiều ra, dòng chảy êm đềm nhờ giữ được mức độ cân bằng giữa gỗ và nước trong tầm kiểmsoát. Khi ấy nền kinh tế phát triển. BTC thường muốn điều này và thích đổ nước thêm vào dòng sông hầu có nhiều gỗ hơn (tăng GDP). Trái lại, NHNN phải kiểm soát khối lượng nước trên sông, bơm vào hay rút bớt ra để cho nó cân bằng với gỗ (kiểm soát lạm phát). Hai bên quan tâm trái ngược nhau. Tuy vậy, cả hai đều không kiểm soát được số gỗ xuất hiện trên sông. Họ chỉ có thể tác động đến số gỗ đó bằng cách điều chỉnh số lượng nước; nhưng có những năm số nước tăng mà họ không biết; vì sự yếu kém của một số doanh nghiệp nhà nước; hay số nước tăng bị che khuất bởi chỉ nói đến GDP.

Đến đây, ta có hình ảnh về hoạt động kinh tế. Bây giờ xin trở về các yếu tố kinh tế cho giống... nhà kinh tế. Trong nhiều năm qua, BTC đã cấp tiền cho một số doanh nghiệp nhà nước để họ thực hiện các dự án. Các nơi này hoạt động không hiệu quả, tiêu nhiều tiền, làm ra ít hàng hóa, biện pháp ờ trên đối với hai cụm nhà nằm bên tả con sông. Tóm tắt là, khi lạm phát cao, doanh nghiệp sản xuất đợt đầu sẽ không có đủ tiền sản xuất hàng đợt sau. Bị lỗ, họ sẽ giảm sản xuất; người lao động mất việc và mất lương. Khi sóng cồn như vậy, cơ quan vất vả lúng túng nhất là UBCKNN. Khác với BTC hay NHNN, họ bị các nhà đầu tư đến hỏi: "ông làm gì để cứu chúng tôi?''. Về mặt lý, câu hỏi đó đáng lẽ không bao giờ nên được đưa ra! Đầu tư chứng khoán là mua cổ phần trong các công ty. Nếu không bán đi hay không bán được, nhà đầu tư là cổ đông của công ty; họ đã bỏ tiền ra và chấp nhận "lời ăn lỗ chịu". Khi lời to có người trong họ mua biệt thự, sắm xe hơi; khi bị lỗ họ đòi UBCKNN... cứu? Lấy tiền đâu ra mà cứu? Nhà đầu tư mất hết vốn chưa? Dạ chưa, vì chưa có công ty phát hành chứng khoán nào phá sản. Vậy giá chứng khoán của họ có xuống thì nó sẽ ngưng lại ờ mức mà giá kia phản ánh giá trị thực của công ty phát hành.

Một câu hỏi nữa cũng liên quan khi giá chứng khoán xuống là liệu ban lãnh đạo của công ty có bị thay đổi không? thưa khó lắm, vì trong tình hình mà công ty nào cũng "đi săn đầu người" như hiện nay thì không ai dám đi mua một công ty khác bằng cách thu tóm chứng khoán của nó trên TTCK; bởi ai có làm thì cũng sẽ không có đủ người quản lý.

Vậy mà UBCKNN bị buộc phải cứu! Cứu người nhưng không thể tự ra tay được mà phải đề xuất với Chính phủ ra lệnh NHNN ngưng giải chấp, mua đô la vào; phải nhờ BTC bảo SCIC mua đỡ để cho chứng khoán không xuống giá. Cách sau đã thất bại! SCIC đã cứu toàn hàng giải chấp số chứng khoán họ đang nắm. TTCK của ta là một bàn tay thiếu ngón! Nhà đầu tư đã trả giá mua sai, và họ đang trải qua một bài học xương máu!

LinkedInPinterestCập nhật lúc: