Khi chỉ thích được khen

08:26 SA @ Thứ Tư - 15 Tháng Chín, 2010
Có đứa trẻ nào không thích được khen? Được khen chúng sướng phổng mũi lên. Và thực ra người lớn cũng vậy. Ai mà chẳng thích được khen, được nghe những lời bùi tai. Đấy là chuyện con người, không có gì lạ. Và các nhà tâm lý học đã nghiên cứu cái tính “thích được khen” này rất kỹ.


Những nhận xét khen - chê từ bên ngoài về chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam phải được xem xét thỏa đáng. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Từ những nghiên cứu như vậy, người ta khuyên nên hào phóng với những lời khen. Lời khen đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực có thể tạo động lực to lớn cho người được khen phát huy các mặt tích cực của mình. Thay cho các hình phạt khắc nghiệt, nên dùng các lời động viên, các lời khen để kích thích tính tích cực của trẻ em. Đấy là một lời khuyên có giá trị và thậm chí đã trở thành một nguyên lý giáo dục hay đào tạo cũng như quản lý nhân sự.

Đối với những việc làm sai của đứa trẻ (mà thế nào là sai cơ chứ? Có thể chúng đúng hoàn toàn mà người lớn cứ nghĩ là chúng sai) thì nên ân cần giảng giải cho (và, nếu có, thể tranh luận một cách bình đẳng với) chúng. Chứ đừng chê trách, dè bỉu nặng nề vì làm thế có thể gây tổn thương cho đứa trẻ.

Tất nhiên nếu khen không đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực thì lời khen có thể làm hại đứa trẻ.

Với người trưởng thành, về cơ bản cũng vậy. Nhưng sự duy lý của người trưởng thành là rất quan trọng. Thế nên phát triển tư duy phê phán là một vấn đề cốt yếu. Phán xét về cái đúng, cái sai đôi khi khá dễ, nhưng nhiều khi không đơn giản, và cần tranh luận. Chỉ qua tranh luận lành mạnh, chỉ qua thực tiễn, chúng ta mới có thể có những phán xét chính xác hơn (nhưng có thể chẳng bao giờ hoàn toàn chính xác) về cái đúng, cái sai.

Có những ý kiến khác nhau về một sự kiện, một hiện tượng là chuyện rất bình thường. Cuộc sống là vậy và cuộc sống thế mới phong phú, phát triển. Luôn luôn có sự nhất trí, có sự đồng thuận mới là chuyện bất bình thường. Cuộc sống như thế sẽ chỉ có thể là một cuộc sống nghèo nàn. Đòi hỏi sự nhất trí về mọi thứ đồng nghĩa với triệt tiêu tiến hóa. Cần và phải nuôi dưỡng sự đa dạng, tính phong phú hay sự khác biệt về ý kiến đóng góp xây dựng nếu muốn có sự phát triển.

Căn bệnh của người chưa trưởng thành

Chúng ta vui với những lời khen của bạn bè, nhưng chỉ thích được khen là một căn bệnh của người chưa trưởng thành. Nếu không những thích được khen mà còn say mê với sự tự khen mình, thì đã là mắc bệnh chết người, chứ không chỉ còn là biểu hiện của sự chưa trưởng thành.

Bạn đọc có thể nhìn lại bao nhiêu sự kiện xã hội vừa diễn ra để ngẫm xem căn bệnh nan y đó đã phát triển đến mức nguy hiểm thế nào ở nước ta.

Khi có các ý kiến, dẫu là một học giả, một tổ chức quốc tế chẳng hạn, tỏ lời khen ngợi thành tích nào đó của chúng ta, thì các nhà quản lý rồi báo chí ồ ạt đưa tin, phân tích, tự hào, phấn khởi.

Khi người ta đưa ra lời chê thì rất ít báo đưa tin. Kiểu đưa tin, bình luận một chiều như vậy không còn chỉ là căn bệnh của mỗi con người mà của cả xã hội. Và căn bệnh ấy nếu không được nhìn nhận một cách nghiêm túc và chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đất nước đến chỗ trì trệ nặng hơn, tụt hậu xa hơn.

Chỉ xin đơn cử một ví dụ cụ thể vừa xảy ra. Trong báo cáo của mình vừa đưa ra ngày 8-9-2010, IMF khen Việt Nam đã đối phó tốt với khủng hoảng kinh tế, nhưng bên cạnh đó còn có nhận xét khá tiêu cực về chính sách kinh tế vĩ mô của chúng ta. Rất ít báo đưa tin về những nhận xét đó.

Chúng ta chỉ thích được khen và thích tự khen. Một quan chức cấp cao còn lên tiếng bác bỏ ý kiến của IMF, cho rằng thông tin của IMF là “không chính xác”. Cũng rất ít báo chính thống của Việt Nam đưa tin này. Trong khi một vị giáo sư kinh tế rất khả kính, người khá am hiểu tình hình kinh tế Việt Nam, đồng ý với nhận xét của vị quan chức nọ rằng thông tin của IMF là “không chính xác” vì tình hình thực tế ở mức đáng phải quan tâm hơn cả mức mà IMF đưa ra. Sự không chính xác là ở chỗ đó.

Nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật, đó là cốt lõi của tinh thần thực sự cầu thị. Tinh thần đó cần phải được động viên phát huy. Tinh thần đó rất cần cho sự nghiệp đổi mới, rất cần cho việc tập hợp đội ngũ để chung tay xây dựng đất nước.
Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính chừng mực

    23/04/2018Nguyễn Văn BìnhThời này là thời của những dấu ấn riêng, sống phải có cá tính, có phong cách và thẩm mỹ nhất định phải có “gu”. Nếu bạn sống không có dấu ấn riêng thì khó lòng thu hút được sự quan tâm của người khác. Mà nôm na thì dấu ấn riêng tức là phải khác người ta. Tất nhiên là cái gì cũng phải có chừng mực của nó...
  • Chiều nịnh nhau và chiều nịnh chính mình

    20/09/2016Vương Trí NhànNhìn vào báo chí, người ta thấy ngay những tin tức xuôi chiều nghe đến đâu mát lòng mát ruột đến đấy. Những câu chuyện thô tục khơi mào cho những tiếng cười rẻ tiền. Những cuộc đố vui đánh vào tâm lý ăn may của công chúng. Tỷ lệ những trang báo loại này quá lớn, tất cả cốt làm xì hơi bớt nỗi bức xúc dồn tụ trong lòng người, mà cũng để dân làm báo khỏi cất công vất vả lặn lội đi viết về những vấn đề nhức nhối của đời sống, nhọc nhằn mà lại nguy hiểm...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh thành tích

    24/09/2010Nguyễn Trần BạtChúng ta đều biết rằng, theo logic thông thường, một thể chế tốt sẽ tạo ra thành tích và một thể chế bất hợp lý sẽ không tạo ra thành tích. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thể chế bất hợp lý vẫn tạo ra thành tích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
  • Tiểu xảo

    19/05/2010Nguyễn Văn BìnhCó bao nhiêu người trên thế gian này thì có bấy nhiêu nghệ thuật sống. Có người sống trung thực, có người sống thẳng thắn, người khác sống kín đáo, người khác nữa thì chọn cách sống nhường nhịn. Thôi thì đủ cách sống, có tốt có xấu có lợi cho thiên hạ có, hại cho thiên hạ cũng có. ..
  • Loạn xạ… bệnh thành tích

    05/11/2008Sâu RómThời gian gần đây, mấy ông bạn của Róm tôi hay bảo nhau rằng thường xuyên bị “nổi da gà” khi ghé vào một số cơ quan mà phía trước có treo một tấm bảng to tướng màu xanh da trời với hàng chữ “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”. À, thì ra từ trước đến giờ cơ quan này… không có văn hóa nên nay “đạt chuẩn” họ mừng ra mặt
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Bệnh thành tích, ỷ lại, thích bắt chước

    07/05/2007Vương Trí NhànCái mà ta gọi là tự trào văn học do chế độ phong kiến và chế độ thực dân để lại chỉ là những hình thái hết sức gầy còm bạc nhược. Nền văn học bình dân chưa được phát triển. Bản sắc của dân tộc luôn luôn bị bóp chẹt dưới tư tưởng bản xứ xưa kia, nghĩa là kẻ học trò của tư tưởng phong kiến Trung Hoa và sau đó là tôi đòi của chủ nghĩa thực dân Pháp.
  • Bệnh thành tích và thi đua: Thâm căn!

    14/11/2006Lê Văn TứKhi nói tới nguyên nhân những khuyết tật của nền giáo dục nước ta hiện nay, ý kiến hầu như thống nhất cho là do bệnh thành tích, hệ qủa của thi đua. Vì vậy nhiều người, trong đó có cả những nhân vật có uy tín trong ngành giáo dục như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Văn Như Cương, đã đề nghị bãi bỏ việc thi đua trong các trường.
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • xem toàn bộ